Các ngành học nghiên cứu về hành vi con người và các mỗi quan hệ trong xã hội đang được nhiều người quan tâm và được phát triển. Tuy nhiên nhắc đến Xã hội học thì nhiều người còn đang mờ hồ không biết học những gì và sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học ra làm gì. Cùng Mua Bán tìm hiểu về ngành này và các cơ hội nghề nghiệp khi theo học ngành Xã hội học.
I. Ngành Xã hội học là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu ngành Xã hội học là gì? Ngành Xã hội học hiểu một cách đơn giản là ngành học trang bị, cung cấp cho người học các kiến thức về nhiều khía cạnh trong xã hội gắn liền với đời sống con người; nghiên cứu các hành vi, vấn đề xã hội trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.
Sinh viên theo học ngành Xã hội học sẽ được tiếp xúc với những môn học như tâm lý học xã hội, nhân học, dân tộc học, triết học, nhân chủng học,…
Sau khi học xong ngành Xã hội học có thể phân tích và nghiên cứu các vấn đề xã hội, tìm hiểu để đưa ra câu trả lời cho các vấn đề đó, ví dụ như: Tại sao tình trạng bạo lực trẻ em ngày càng nhiều? tại sao tỷ lệ bạo lực gia đình có xu hướng tăng lên?;…
II. Học Xã hội học thi khối nào?
4 Khối chính dùng để xét tuyển vào ngành Xã hội học xét theo thứ tự ưu tiên:
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
Ngoài ra, cũng giống như các ngành học khác, sẽ có nhiều tổ hợp môn để các thí sinh lựa chọn. Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Xã hội học sẽ tùy vào quy định của từng trường. Sau đây là một số khối xét tuyển:
- Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
- Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
- Khối D04 (Văn, Toán, Tiếng Trung)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
- Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
- Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
- Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)
III. Chương trình đào tạo ngành Xã hội học
Chương trình đào tạo ngành Xã hội học hướng đến khám phá và phân tích ý thức, hành vi của con người, nghiên cứu các mối quan hệ của con người trong xã hội dựa vào các quan điểm phổ quát toán cầu.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức về kỹ năng phân tích hành vi con người; các vấn đề, hiện tượng của xã hội và năng lực tư vấn và xây dựng chính sách xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của quốc gia.
Thời gian đào tạo chung cho ngành Xã hội học ở các trường có thời gian 4 năm:
- Năm đầu tiên: sinh viên sẽ được giới thiệu và tiếp xúc với xã hội học đại cương; các vấn đề chính trị, xã hội giúp sinh viên có cơ hội nhìn nhận tổng quan và khám phá khía cạnh xã hội mà mình quan tâm.
- Năm thứ 2 và thứ 3: Các lĩnh vực bắt đầu được phân chia và nghiên cứu chuyên sâu hơn. Các chủ đề được phân nhánh đa dạng như văn hóa, chủng tộc, bình đẳng giới,…
- Năm thứ 4: sinh viên sẽ tập trung vào học phần nghiên cứu xã hội học dựa trên những kiến thức và kỹ năng đã được học trong suốt quá trình học tập ở năm 1,2,3.
Sinh viên sẽ được học một số môn học trong chương trình đào tạo ngành Xã hội học như: Xã hội học truyền thông đại chúng, phương pháp nghiên cứu xã hội học, tâm lý học xã hội, xã hội học giới, hành vi con người và môi trường xã hội, lịch sử văn minh thế giới,…
IV. TOP 4 vị trí công việc hot nhất dành cho sinh viên ngành Xã hội học
Sinh viên ngành Xã hội học làm nghề gì sau khi ra trường? Với kiến thức chuyên môn về Xã hội học, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau như chuyên viên tại các cơ quan hành chính; cơ quan đoàn thể; biên tập viên, phóng viên, chuyên viên tổ chức sự kiện; điều phối viên tại các tổ chức phi chính phủ,… Cùng Mua Bán tìm hiểu 4 vị trí công việc nổi bật cho sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học.
>>> Xem thêm:Khám phá top 12 những ngành nghề có thu nhập cao trong năm 2023
1. Nhân viên trong các tổ chức xã hội
Sau khi tốt nghiệp ngành Xã hội học, sinh viên có cơ hội trở thành nhân viên xã hội làm việc trong các tổ chức xã hội. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm thực thi và lên kế hoạch các hoạt động, chiến dịch của tổ chức hướng đến nhiều mục đích xã hội khác nhau.
Mức lương cho sinh viên mới tốt nghiệp khi làm nhân viên trong tổ chức xã hội giao động từ 5-7 triệu đồng/tháng.
2. Tư vấn viên trong tổ chức chính phủ
Sau khi được trang bị chuyên môn về xã hội và nhân chủng học, sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có thể làm việc trong các tổ chức chính phủ với vị trí chuyên gia xã hội học. Nhiệm vụ của vị trí này là phụ trách tham vấn, xây dựng các chính sách xã hội cũng như làm sao để triển khai chúng một cách tối ưu nhất.
Mức lương cho sinh viên mới tốt nghiệp khi trở thành tư vấn viên trong tổ chức chính phủ giao động khoảng 7-10 triệu đồng/tháng.
3. Phóng viên, biên tập viên cho cơ quan truyền thông
Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học có cơ hội trở thành phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan truyền thông. Với những kiến thức chuyên sâu về xã hội học sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn tự tin làm việc. Những kiến thức về hành vi xã hội của con người chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc ở vị trí phóng viên hay biên tập viên.
Mức lương cho vị trí này giao động khoảng 6-8 triệu đồng/tháng.
4. Giảng viên đào tạo, nghiên cứu tại trường
Một lựa chọn khác cho ngành Xã hội học là làm việc tại các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về xã hội học sau khi tốt nghiệp. Công việc này phù hợp với ai yêu thích những môn chuyên ngành, yêu thích công việc giảng dạy và truyền kiến thức cho mọi người.
Mức lương cho vị trí giảng viên đào tạo, nghiên cứu sinh giao động khoảng 7-11 triệu đồng/tháng.
V. Các trường đào tạo ngành Xã hội học ở Việt Nam
Ngành Xã hội học là một ngành có nhiều triển vọng trong tương lai với nhiều vị trí hấp dẫn. Do đó, hằng năm các trường đại học vẫn thu hút số lượng lớn thí sinh nộp nguyện vọng xét tuyển. Sau đây là một số cơ sở đào tạo ngành Xã hội học tiêu biểu:
- Khu vực Miền Bắc: Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khu vực miền Trung: Đại học khoa học Huế, Đại học Đà Lạt
- Khu vực miền Nam: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Văn Hiến, Đại học Mở,…
>>> Xem thêm: Top 100 các trường đại học top đầu Việt Nam mới nhất 2023
Nếu bạn muốn tìm phòng trọ giá rẻ, chất lượng tại TP. HCM hãy truy cập ngay vào website Muaban.net để tham khảo thông tin nhé.
VI. Sinh viên mới ra trường tìm việc ngành Xã hội học ở đâu?
Hiện nay internet đang phát triển rất mạnh cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận đến ứng viên một cách hiệu quả và nhanh chóng. Các website tuyển dụng việc làm ra đời tạo nên hình thức ứng tuyển trực tuyến rất tiện lợi cho người xin việc.
Mua Bán cũng giới thiệu đến bạn đọc website tìm việc làm uy tín muaban.net. Tại đây có các tin tuyển dụng của các ngành nghề khác nhau trong đó có cả công việc cho sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học. Các công việc được cập nhật liên tục do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm tìm kiếm việc làm trên website này.
Nhà tuyển dụng đăng tuyển vị trí còn thiếu với đầy đủ thông tin về nhiệm vụ, mức lương, yêu càu cần thiết cho công việc. Bạn có thể tham khảo và kết nối với nhà tuyển dụng ngay trên website muaban.net.
>>> Xem thêm: Luật kinh tế ra làm gì? Học luật kinh tế ở đâu đảm bảo cơ hội việc làm?
VII. Lời kết
Qua bài viết trên, Mua Bán đã trả lời câu hỏi Ngành Xã hội học ra làm gì và giới thiệu những cơ sở đào tạo ngành Xã hội học chất lượng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Xã hội học. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy phản hồi ngay bằng cách bình luận bên dưới và đừng quên tham khảo nhiều thông tin hữu ích tại muaban.net
>>> Đọc thêm:
- Khám phá ngành công tác xã hội – ngành học kết nối trái tim
- Nên học ngành gì năm 2023 để dễ tìm việc và lương cao?