Thursday, November 21, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmHọc Logistics ra làm gì? Có dễ xin việc làm không?

Học Logistics ra làm gì? Có dễ xin việc làm không?

Trong những năm gần đây, ngành học hải quan và Logistics là một trong những ngành nghề thu hút đông đảo sinh viên với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Để trả lời cho câu hỏi học Logistics ra làm gì? Mức thu nhập bao nhiêu? Cùng Mua Bán theo dõi chi tiết về việc làm của ngành học này qua bài viết sau đây nhé! 

học Logistics ra làm gì
Học Logistics ra làm gì? Có dễ xin việc làm không?

I. Tổng quan về ngành Logistic

Có thể nói, trong giai đoạn kinh tế đổi mới Logistic là một ngành nghề quan trọng và mang lại sự tăng trưởng kinh tế cho các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn đây là ngành nghề như thế nào, cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.

1. Logistics là ngành gì?

Logistics còn được gọi là Quản lý chuỗi cung ứng với nhiệm vụ quản lý và điều phối hiệu quả việc vận chuyển hàng hóa, thông tin, dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Ngành Logistics bao gồm nhiều hoạt động như vận chuyển, kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng, lập kế hoạch theo dõi và các dịch vụ hỗ trợ khác nhau như bảo dưỡng xe cộ, quản lý hàng tồn kho.

Ngành Logistics là gì?
Ngành Logistics là gì?

Mục tiêu của Logistics là tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu chi phí trong quá trình di chuyển, lưu trữ hàng hóa và gửi hàng đi Mỹ. Các doanh nghiệp và tổ chức thường sử dụng các chiến lược Logistics để cải thiện khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường.

Cùng tham khảo một số tin đăng tuyển dụng nhân viên giao chở hàng đang được tuyển dụng với mức lương hấp dẫn trên Mua Bán nhé!

CẬN TẾT ! CÔNG TY CẦN TUYỂN GẤP GIAO HÀNG CHO SIÊU THỊ
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Kho hàng shop ở sài gòn cần tìm nhân viên đóng hàng và bảo vệ giaohang
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
CỬA HÀNG GA - CẦN TUYỂN GẤP  5 nhân viên chở gas
1
  • Hôm nay
  • Quận Ba Đình, Hà Nội
TUYỂN GIAO NHẬN THƯ BÁO NỘI THÀNH
3
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
Cần tuyển nhân viên giao hàng có xe máy làm việc tại Gò Vấp
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
CẦN TUYỂN( LĐPT) GIAO HÀNG,PHỤ KHO,BÁN HÀNG
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Cẫn tuyển nhân viên giao chở hàng
0
  • Hôm nay
  • Quận Long Biên, Hà Nội
Công ty Thành Đạt cần tuyển 02 nam giao nhận bằng xe máy hoặc ô tô
5
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tuyển dụng trực tiếp nhân viên bưu chính
0
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
THA THIẾT CẦN 1 BẠN NAM GIAO HÀNG VÀ 2 BẠN ĐÓNG GÓI DÁN TEM
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Tuyển Gấp 2 Nhân Viên Giao Gas
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
🪴🪴CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUẬN BÌNH TÂN
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển 02 nhân viên giao hàng giờ hành chính (Nam)
1
  • Hôm nay
  • Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tuyển nhân viên Nam giao hàng bằng xe máy - Thủ Đức
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Tuyển dụng Shipper Giao Hàng khu vực Thanh Trì - Hà Nội
1
  • Hôm nay
  • Huyện Thanh Trì, Hà Nội

2. Chương trình đào tạo như thế nào?

Đối với ngành Logistics thì chương trình đào tạo giữa các trường đại học sẽ có một số khác biệt về môn học, ngôn ngữ của chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra… Tại một số trường đại học có liên kết với trường đại học nước ngoài, sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân quốc tế với cơ hội việc làm rộng mở hơn.

Chương trình đào tạo ngành Logistics
Chương trình đào tạo ngành Logistics

3. Kỹ năng và chuẩn đầu ra sau khi học Logistic như thế nào?

Tuỳ theo yêu cầu đầu ra của từng trường đại học sẽ có sự khác biệt về các kỹ năng mà sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nắm vững. Tuy nhiên, nhìn chung thì mọi cử nhân tốt nghiệp ngành Logistics đều cần có những kiến thức và kỹ năng sau:

  • Nắm rõ quy trình vận hành của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp.
  • Phân tích, dự đoán nhu cầu thị trường cũng như việc xây dựng.
  • Triển khai các dự án trong kế hoạch lưu trữ, vận chuyển hàng hoá.
  • Kỹ năng xử lý các tình huống cấp bách và quản lý sự thay đổi trong kế hoạch của dự án.

Có thể bạn quan tâm: Logistics thi khối nào? Xét tuyển tổ hợp môn gì?

II. Học ngành Logistic sau khi tốt nghiệp làm công việc gì? Cơ hội việc làm

Để trả lời cho những thắc mắc về “Học Logistics có dễ xin việc không? thì câu trả lời là . Đây được xem là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực cao và chất lượng.

Học logistics ra làm ở đâu
Học Logistics ra làm ở đâu?

Đối với vấn đề khi bạn tốt nghiệp và có việc làm thì bạn cần phải nắm thật vững những kiến thức được đào tạo cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực tập thì cơ hội nhận được việc làm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là những công việc phổ biến có thể giúp bạn có đáp án cho câu hỏi “Học Logistics ra làm nghề gì?”.

1. Nhân viên thu mua

Mô tả công việc:

Nhân viên thu mua có trách nhiệm đảm bảo nguồn cung ổn định, giá cả hợp lý và chất lượng hàng hóa. Nhiệm vụ bao gồm đàm phán hợp đồng, lập kế hoạch mua sắm, quản lý nhà cung cấp và kiểm soát chi phí. Họ làm việc chặt chẽ với các đối tác để duy trì chuỗi cung ứng mượt mà và xử lý tình huống khẩn cấp.

Yêu cầu công việc:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp đại học liên quan.
  • Kinh nghiệm: Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong mua hàng hoặc Logistics.
  • Kỹ năng: Đàm phán tốt, giải quyết vấn đề và giao tiếp nhạy bén. Kỹ năng làm việc nhóm và tương tác hiệu quả với đối tác.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết về chuỗi cung ứng và ngành Logistics.

Mức thu nhập trung bình: từ 10 – 16 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 10 yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp cực chuyên nghiệp

2. Chuyên viên thanh toán quốc tế

Mô tả công việc:

Chuyên viên thanh toán quốc tế có vai trò quản lý và xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế. Công việc bao gồm theo dõi tình trạng thanh toán, xử lý tài liệu xuất nhập khẩu, thương lượng điều kiện thanh toán và báo cáo tình hình thanh toán.

Mô tả công việc của chuyên viên thanh toán quốc tế
Mô tả công việc của chuyên viên thanh toán quốc tế

Yêu cầu công việc:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán quốc tế, Logistics
  • Kinh nghiệm: Ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong ngành Logistics.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết vững về các quy trình thanh toán quốc tế và điều kiện thương mại quốc tế.
  • Kỹ năng thương lượng: Có khả năng thương lượng tốt và xử lý tình huống đàm phán.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ, cả trong tiếng Anh và tiếng quốc tế khác nếu cần thiết.

Mức thu nhập trung bình: từ 9 – 16 triệu đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm: Banker là gì? Cơ hội thăng tiến và mức thu nhập trong ngân hàng của một banker hiện nay có như lời đồn?

3. Nhân viên vận hành kho

Mô tả công việc:

Nhân viên vận hành kho chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hàng ngày trong kho, bao gồm nhận và kiểm kê hàng hóa, quản lý kho tồn, xử lý đơn đặt hàng và hỗ trợ hoạt động vận chuyển.

Yêu cầu công việc:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành liên quan đến Logistics hoặc quản lý kho.
  • Kinh nghiệm: Ưu tiên 1-2 năm kinh nghiệm trong môi trường kho hoặc Logistics.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết về quy trình quản lý kho và kiểm soát tồn kho.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý kho và thiết bị công nghệ.
  • Sở hữu kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp tốt là một lợi thế.
  • Có sức khỏe tốt và có thể làm việc trong môi trường kho có thể yêu cầu nâng và di chuyển hàng hóa.

Mức thu nhập trung bình: từ 6 – 12 triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Nhân viên kho làm gì? Mô tả công việc nhân viên kho chi tiết

4. Nhân viên chứng từ

Mô tả công việc: 

Nhân viên chứng từ chịu trách nhiệm xử lý và kiểm tra các tài liệu liên quan đến quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Công việc bao gồm xử lý hóa đơn, vận đơn, bảo đảm tính chính xác của thông tin và đảm bảo tuân thủ quy định hải quan và vận chuyển.

Mô tả công việc của nhân viên chứng từ
Mô tả công việc của nhân viên chứng từ

Yêu cầu công việc:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành Logistics, quản lý chứng từ hoặc các lĩnh vực tương đương.
  • Kinh nghiệm: Ưu tiên 1-2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý chứng từ hoặc Logistics.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết về các quy trình vận chuyển và hải quan, có khả năng đọc hiểu tài liệu về ngành Logistics.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý chứng từ và hệ thống máy tính.
  • Khả năng làm việc nhóm mang lại hiệu suất cao, giao tiếp hiệu quả để nâng cao chất lượng công việc.

Mức thu nhập trung bình: từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.

5. Nhân viên cảng vụ

Mô tả công việc: 

Nhân viên cảng vụ có nhiệm vụ quản lý và điều phối các hoạt động tại cảng vận tải để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. Công việc bao gồm quản lý lưu trữ, xử lý hàng hóa và tương tác chặt chẽ với các đối tác vận chuyển.

Việc làm nhân viên cảng vụ
Việc làm nhân viên cảng vụ

Yêu cầu công việc: 

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành Logistics, quản lý cảng hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm: Ưu tiên 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cảng vụ hoặc quản lý cảng.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết vững về quy trình cảng vụ, quy tắc an toàn và bảo mật tại cảng.
  • Cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt, giao tiếp rộng mở với các đồng nghiệp.
  • Có sức khỏe tốt để làm việc trong môi trường cảng vận tải có thể đòi hỏi nâng và di chuyển hàng hóa.

Mức thu nhập trung bình: từ 10 – 18 triệu đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm: Ngành kinh tế vận tải biển là gì? Ra trường làm gì?

6. Nhân viên hải quan

Mô tả công việc:

Nhân viên hải quan chịu trách nhiệm về quá trình xử lý các thủ tục hải quan liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Công việc bao gồm thực hiện các biểu mẫu, kiểm tra tài liệu và đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan và thuế nhập khẩu.

Mô tả công việc của nhân viên hải quan
Mô tả công việc của nhân viên hải quan

Yêu cầu công việc:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành hải quan, Logistics hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm: Ưu tiên 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hải quan.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết vững về các quy trình và quy định hải quan, cũng như các chính sách và thuế nhập khẩu.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt để tương tác với các cơ quan hải quan và đối tác ngoại vi.
  • Có tính kiên nhẫn và sự cẩn thận trong việc xử lý thông tin hải quan đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ.

Mức thu nhập trung bình: từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.

7. Nhân viên giao nhận

Mô tả công việc:

Nhân viên giao nhận chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích một cách an toàn và hiệu quả. Công việc bao gồm quản lý lịch trình, kiểm tra hàng hóa và tương tác với đối tác vận chuyển.

việc làm nhân viên giao nhận
việc làm nhân viên giao nhận

Yêu cầu công việc:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành Logistics, quản lý chuỗi cung ứng hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm: Ưu tiên 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giao nhận hoặc vận chuyển.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết về các quy trình và quy định trong ngành Logistics và vận chuyển.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Có khả năng tự quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt để tương tác với đối tác và nhóm nội bộ.

Mức thu nhập trung bình: từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.

8. Nhân viên hiện trường

Mô tả công việc: 

Nhân viên hiện trường có trách nhiệm giám sát và quản lý mọi hoạt động liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Công việc bao gồm giải quyết vấn đề, đảm bảo tuân thủ quy trình và tương tác trực tiếp với nhân viên, đối tác và khách hàng.

Mô tả công việc của nhân viên hiện trường
Mô tả công việc của nhân viên hiện trường

Yêu cầu công việc: 

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành Logistics, quản lý chuỗi cung ứng hoặc liên quan.
  • Kinh nghiệm: Ưu tiên 2-3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hiện trường hoặc quản lý vận chuyển.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết vững về quy trình và quy định trong ngành Logistics và vận chuyển.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Có khả năng lãnh đạo nhóm và tự quản lý công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt để tương tác với nhân viên, đối tác và khách hàng.
  • Kỹ năng quan sát tốt để quản lý các hoạt động liên quan đến lưu trữ hàng hoá.

Mức thu nhập trung bình: từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm: Biên bản giao nhận là gì? Tổng hợp 20+ mẫu biên bản giao nhận phổ biến nhất

9. Nhân viên chăm sóc khách hàng

Mô tả công việc: 

Nhân viên chăm sóc khách hàng trong ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Công việc bao gồm hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề của khách hàng, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm của họ trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng
Việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng

Yêu cầu công việc:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành quản lý kinh doanh, marketing, hoặc liên quan.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ và khả năng lắng nghe tốt.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết về quy trình và dịch vụ trong ngành Logistics.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng xử lý vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tinh thần phục vụ cao, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc.

Mức thu nhập trung bình: từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.

10. Nhân viên kinh doanh

Mô tả công việc:

Nhân viên kinh doanh trong ngành Logistics có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm và phát triển các cơ hội kinh doanh mới. Công việc bao gồm xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thực hiện các chiến lược bán hàng và đảm bảo đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.

Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh ngành Logistics
Mô tả công việc của nhân viên kinh doanh ngành Logistics

Yêu cầu công việc:

  • Bằng cấp: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh doanh, quản trị kinh doanh hoặc liên quan.
  • Kỹ năng bán hàng: Kỹ năng bán hàng mạnh mẽ và khả năng thuyết phục.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp xuất sắc để tương tác với khách hàng và đồng nghiệp.
  • Kiến thức ngành: Hiểu biết về quy trình và dịch vụ trong ngành Logistics.
  • Sự sáng tạo: Khả năng sáng tạo để đề xuất và triển khai các chiến lược bán hàng mới.

Mức thu nhập trung bình: từ 12 – 20 triệu đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm: Thủ thuật bán hàng là gì? 14 Bí quyết giúp bạn thành công

III. Mức lương ngành Logistic có cao như lời đồn không?

Mức lương trong ngành Logistics thường phụ thuộc vào cấp bậc và số năm kinh nghiệm của người lao động. Đối với sinh viên mới ra trường thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 10-15 triệu đồng/tháng. Đối với những cấp bậc cao hơn hoặc có từ 5 năm kinh nghiệm trong ngành trở lên thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 20-30 triệu đồng/tháng.

Mức lương trong ngành Logistics
Mức lương trong ngành Logistics

IV. Lộ trình thăng tiến trong ngành Logistics

Ngoài câu hỏi “Học chuỗi cung ứng ra làm gì” thì yếu tố về lộ trình thăng tiến trong ngành này cũng rất được các bạn sinh viên quan tâm. Ngoài yếu tố về kiến thức chuyên môn thì người lao động cũng cần học hỏi, nắm vững nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực tế mới có thể phát triển và thăng chức trong ngành này.

Dưới đây là lộ trình thăng tiến của một nhân viên Logistics với kinh nghiệm 6 năm trong ngành:

  • Nhân viên Logistics (Logistics Officer): Vị trí này thường tuyển dụng sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Tuỳ theo sự học hỏi và phát triển của mỗi cá nhân thì thời gian để thăng tiến lên vị trí tiếp theo cũng sẽ khác nhau.
  • Giám sát Logistics (Logistics Supervisor): Đối với vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ quản lý tỏng việc giám sát, điều phối và theo dõi chuỗi cung ứng.
Lộ trình thăng tiến trong ngành Logistics
Lộ trình thăng tiến trong ngành Logistics
  • Quản lý Logistics (Logistics Manager): Ở vị trí này yêu cầu người lao động phải giao tiếp và sử dụng tiếng Anh một cách lưu loát để có thể xử lý nhiều vấn đề. Đồng thời mức lương ở cấp độ này cũng khá cao và yêu cầu óc trên 3 năm kinh nghiệm.
  • Giám đốc Logistics (Logistics Director): Tuỳ theo quy mô công ty thì vị trí này thường có thể linh động lên vị trí Giám đốc Chuỗi cung ứng. Đối với Giám đốc Logistics thì đây sẽ là người có trên 8 năm kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, chịu trách nhiệm trong việc phân bổ, kiểm soát toàn bộ các hoạt động Logistics của doanh nghiệp.
  • Giám đốc Chuỗi cung ứng (Supply Chain Director): Vị trí này thường dành cho các công ty hợp tác nước ngoài. Họ sẽ phụ trách tất cả các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm: Career Path là gì? Tầm quan trọng và lộ trình xây dựng Career Path

V. Các trường đào tạo ngành Logistic top đầu tại Việt Nam

Để các bạn tân sinh viên có thể chuẩn bị thật tốt cho kế hoạch theo đuổi ngành Logistics thì dưới đây Mua Bán đã tổng hợp danh sách các trường đào tạo top đầu tại Việt Nam:

Tên trường Điểm chuẩn năm 2023 Khối thi Phương thức xét tuyển
Đại học Ngoại thương Hà Nội 28,25 A00, A01, D01, D07 Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023
Đại học Giao thông vận tải TP.HCM 28,0 A00, A01, D01, D07, D90
Đại học Hàng hải Việt Nam 27,75 A00, A01, D01, D07
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM 27,5 A00, A01, D01, D07
Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam 72,5 ATAR Thang điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Úc.

Lưu ý: Điểm chuẩn theo từng trường, từng tổ hợp môn có thể thay đổi theo từng năm.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ tất cả những thông tin về ngành Logistics cũng như các hoạt động trong ngành, các trường đào tạo,… Hy vọng voeis những thông tin mà Mua Bán cung cấp có thể giúp bạn có cho mình câu trả lời cho câu hỏi “Học Logistics ra làm gì?” và chuẩn bị thật tốt cho hành trình sắp tới trong tương lai. 

Đừng quên thường xuyên truy cập Muaban.net để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào về tìm việc làmchia sẻ kinh nghiệm, góc kỹ năng,… bạn nhé. Chúc bạn luôn thành công!

Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mai Võ
Xin chào! Mình là Tuyết Mai, hiện đang đảm nhận vị trí Content Creater. Với 2 năm kinh nghiệm viết lĩnh vực bất động sản, việc làm. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức hữu ích.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ