Bán lẻ được coi là một trong những loại hình bán hàng khá quen thuộc trong thị trường hàng hóa hiện nay. Tuy là một thuật ngữ thông dụng và được sử dụng rất nhiều nhưng lại ít ai hiểu được ngành bán lẻ là gì? Có những loại hình bán lẻ nào? Để hiểu rõ hơn những vấn đề này thì bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Mua Bán nhé.
1. Ngành bán lẻ là gì?
Ngành bán lẻ là gì? Ngành bán lẻ (Retail Industry) hay còn được gọi là bán lẻ. Đây là một hình thức mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ phía các nhà sản xuất, nhà buôn hoặc công ty kinh doanh bán lẻ sau đó bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.
Ngành bán lẻ còn được hiểu là một quá trình bán các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa tới cho khách hàng mục tiêu thông qua những kênh phân phối khác nhau. Nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho người bán. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ sẽ đáp ứng các nhu cầu thông qua việc xác định chuỗi cung ứng.
Hiện nay, các tổ chức bán lẻ có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Chẳng hạn như một hệ thống duy nhất, một hệ thống các cửa hàng liên hoàn, cửa hàng giảm giá và cả cửa hàng chuyên ngành. Trong cửa hàng liên hoàn có thể có nhiều cửa hàng bách hóa tổng hợp, nhiều chi nhánh.
2. Những mô hình bán lẻ thường được sử dụng hiện nay
2.1. Mô hình dựa theo chủ thể tham gia bán lẻ
2.1.1. Bán lẻ thông qua cửa hàng
Bán lẻ qua cửa hàng – một mô hình bán lẻ gồm các cửa hàng độc lập như các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng chuyên dụng. Thông thường, những người bán lẻ sẽ lựa chọn cho mình những địa điểm cố định để có thể thu hút khách hàng tiềm năng vào tham quan, mua sắm trong gian hàng của họ.
2.1.2. Không bán lẻ thông qua cửa hàng cố định
Bán lẻ không qua cửa hàng chính là loại hình kinh doanh không có bất kì một cửa hàng cố định nào. Quá trình giao dịch chủ yếu sẽ được thực hiện thông qua các kênh phân phối khác nhau như internet, máy bán hàng, tivi, quầy lưu động. Ngoại trừ máy bán hàng tự động thì tất cả những hình thức thuộc loại hình bán lẻ không qua cửa hàng đều không có địa điểm cụ thể.
Ưu điểm của mô hình này là không cần phải nhập hàng, lưu kho hay trữ hàng và có thể sử dụng được những hình ảnh của nhà cung cấp để khách xem hàng. Khi khách hàng ưng ý thì người bán mới liên lạc với nhà cung cấp để lấy hàng và giao cho khách hàng.
Về nhược điểm, mô hình này khó kiểm soát được lượng hàng. Mô hình này rất thụ động, trong những trường hợp khách cần nhưng hàng trong kho hết hoặc ngừng sản xuất thì không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
>>> Tham khảo thêm: Sales Marketing là gì? Những điều bạn cần biết để thành công
2.1.3. Bán lẻ chuyên biệt
Mô hình bán lẻ chuyên biệt trong bán lẻ chú trọng vào những lợi ích, những trải nghiệm và cả những nhu cầu của khách hàng khi mua sắm. Đây là một trong những chiến lược giúp người kinh doanh dễ dàng tồn tại trước những cạnh tranh gay gắt của thị trường.
2.1.4. Bán lẻ thông qua bưu chính
Bán lẻ thông qua bưu chính nghĩa là người mua sẽ thực hiện đặt hàng thông qua trang website hoặc điện thoại. Sau đó, hàng hóa sẽ được giao tới tay khách hàng thông qua đường bưu điện. Đây là một hình thức bán lẻ khá phổ biến và rất được các đối tượng khách hàng lựa chọn.
2.1.5. Bán hàng online
Ngày nay, internet phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ đã đem đến rất nhiều thay đổi trong diện mạo của ngành bán lẻ. Đây cũng là một yếu tố giúp cho người làm chủ kết nối với khách hàng mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn.
2.1.6. Sử dụng máy bán hàng tự động
Máy bán hàng tự động được biết đến là một loại hình bán lẻ rất phổ biến ở những đất nước phát triển. Chìa khóa thành công của loại hình bán lẻ này chính là chọn đúng thời điểm, đúng chủng loại sản phẩm và quan trọng là phải đúng vị trí.
Ngoài ra, điểm hấp dẫn của loại hình kinh doanh bán lẻ này chính là không tốn phí vận hành, thuê mặt bằng và nhanh chóng thu được tiền.
2.2. Mô hình dựa theo hình thức thu lợi nhuận
2.2.1. Bán lẻ thu tiền tập trung
Bán lẻ thu tiền tập trung được hiểu là hình thức bán hàng mà trong đó, việc thu tiền và giao hàng hóa đến tay người mua được tách rời nhau. Trong mỗi quầy hàng hóa như vậy sẽ có một người nhân viên phụ trách viết hóa đơn, thu tiền hoặc viết tích kê cho khách khi họ đến quầy nhận hàng.
Mỗi khi hết ca làm, nhân viên đó phải có trách nghiệm kiểm tra lại toàn bộ những hóa đơn và tích kê giao hàng hoặc phải xác định số lượng hàng đã bán trong ngày và cần phải lập báo cáo bán hàng.
2.2.2. Bán lẻ thu tiền trực tiếp
Bán lẻ thu tiền trực tiếp là một hình thức kinh doanh mà nhân viên bán hàng sẽ là người trực tiếp thu tiền và giao hàng tới người mua khi họ hoàn tất mua hàng.
Với hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp, sau khi hết ca làm, nhân viên bán hàng sẽ phải làm giấy nộp tiền và nộp lại toàn bộ số tiền đã bán hàng cho thủ quỹ. Đồng thời, nhân viên đó phải thực hiện kiểm kê lại hàng hóa còn trong quầy để xác định số lượng đã bán trong ca của mình và lập báo cáo cho quản lý.
2.2.3. Bán lẻ tự chọn
Bán lẻ tự chọn là hình thức trong đó khách hàng tự chọn những hàng hóa muốn mua, sau đó mang đến bàn tính tiền và thanh toán tiền cho món đồ đó với nhân viên thu ngân. Khi đó, nhân viên thu ngân có nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa, số lượng, sau đó tính tiền, in hóa đơn bán hàng và nhận tiền từ khách hàng.
Bên canh đó, nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn, trợ giúp cho khách hàng và bảo quản hàng hóa ở quầy trong thời gian làm việc. Hiện nay, đây là hình thức bán lẻ được lựa chọn nhiều nhất tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
2.2.4. Bán hàng tự động
Bán hàng tự động là hình thức mà các doanh nghiệp thương mại sẽ dùng những loại máy bán hàng tự động chuyên dụng cho một hoặc một số những loại hàng hóa đặt tại các vị trí công cộng. Khách hàng muốn mua hàng sẽ phải bỏ tiền vào máy bán hàng tự động, lúc đó, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho khách hàng.
>>> Tham khảo thêm: Trung gian marketing là gì? Vai trò và ví dụ về trung gian Marketing
2.2.5. Bán trả góp
Hình thức bán hàng trả góp – người mua được phép nhận sản phẩm trước và sau đó trả tiền thành nhiều đợt. Với hình thức bán lẻ này, ngoài trả số tiền đúng với giá trị sản phẩm, người mua còn phải trả thêm một khoản lãi tương ứng với số tiền trả chậm. Người bán chỉ mất quyền sở hữu hàng hóa khi người mua hoàn tất thanh toán tiền hàng.
2.2.6. Ký gửi hàng hoá
Ký gửi hàng hóa – hình thức mà các doanh nghiệp thương mại sẽ gửi hàng hóa của mình đến các đại lý, cơ sở ký gửi. Sau đó, các địa điểm này trực tiếp thực hiện việc bán hàng cho doanh nghiệp.
3. 6 bí kíp giúp bạn thành công trong ngành bán lẻ
3.1. Tạo dựng thương hiệu
Một trong những bí kíp để thành công trong ngành bán lẻ là tạo dựng thương hiệu. Thị trường ngành bán lẻ có tính cạnh tranh khá cao, tuy cùng một mặt hàng, cùng một nhóm sản phẩm và cùng một phân khúc nhưng khách hàng lại có tới hàng chục sự lựa chọn.
Chính vì vậy, một doanh nghiệp muốn thành công trong thị trường bán lẻ thì việc xây dựng và quảng bá thương hiệu luôn là điều mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua.
3.2. Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp
Để có thể thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ tại doanh nghiệp mình thay vì lựa chọn các doanh nghiệp đối thủ thì cần phải có một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.
Khi bạn sở hữu một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp thì có thể đem đến sự hài lòng cao nhất cho chính khách hàng của mình. Đây chính là một trong những yếu tố khiến khách hàng quay lại mua hàng của doanh nghiệp bạn.
Xem thêm tin tức mới nhất về việc làm bán hàng tại Muaban.net
3.3. Thực hiện khảo sát để thu thập ý kiến khách hàng
Trải nghiệm của khách hàng về hàng hóa và dịch vụ chăm sóc khách hàng trong ngành bán lẻ là yếu tố rất quan trọng. Trải nghiệm khách hàng có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống hoạt động của doanh nghiệp.
Khảo sát, thu thập ý kiến khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng, đồng thời đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, việc này giúp doanh nghiệp kịp thời xử lý những sự cố xảy ra một cách nhanh nhất. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ thường sử dụng những hình thức khảo sát để lắng nghe ý kiến của khách hàng thông qua email, hotline, facebook,…
3.4. Tối ưu công nghệ
Sử dụng công nghệ là cách giúp cho các nhà bán lẻ có thể kiểm soát được hàng nghìn đơn đặt hàng, số lượng khách hàng, số lượng hàng hóa,.. Tối ưu công nghệ còn giúp nhân viên kế toán thống kê sổ sách dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.
Ngoài ra, lượng data doanh nghiệp thu được từ quá trình bán hàng còn giúp đồng bộ hóa và giúp doanh nghiệp có thể sử dụng để chăm sóc khách hàng. Cũng thông qua đó, thực hiện thêm các hoạt động khuyến mãi, nghiên cứu xu hướng thị trường hay hành vi của khách hàng.
3.5. Sử dụng kênh bán lẻ trực tiếp
Việc sử dụng kênh bán lẻ trực tuyến như fanpage, website, hotline và các sàn thương mại điện tử là một trong những cách thức giúp cho doanh nghiệp mở rộng được thị phần của mình.
3.6. Đem đến cho khách hàng đa dạng phương thức thanh toán
Trước sự phát triển của công nghệ, yêu cầu các hình thức thanh toán cũng phải trở nên đa dạng hơn. Từ thanh toán bằng tiền mặt cho đến thanh toán thẻ hay các loại ví điện tử cũng cần được tích hợp sử dụng mã thanh toán hoặc mã QR code.
Vậy nên, việc cập nhật, tích hợp nhiều phương thức thanh toán là điều rất cần thiết. Đặc biệt, những phương thức thanh toán mới này sẽ góp phần đem đến sự thuận tiện tối đa cho khách hàng trong quá trình mua hàng và thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp bạn.
>>> Tham khảo thêm: Marketing Executive là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành Marketing Executive?
4. Đâu là xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ năm 2023?
4.1. Cá nhân hóa khách hàng
Thông tin sẽ được tiếp cận đến từng đối tượng khách hàng bao gồm phân tích hành vi tiêu dùng, nhu cầu, thói quen tiêu dùng, sở thích, vị trí,…. nhằm tạo ra những hoạt động quảng bá và tiếp cận chính xác mục tiêu. Hiện nay, có rất nhiều cách để xây dựng hình thức cá nhân hóa khách hàng như cá nhân hóa quảng cáo, cá nhân hóa email.
Cá nhân hóa quảng cáo là công cụ sử dụng dữ liệu của người tiêu dùng, sau đó gia tăng mức độ phù hợp của các quảng cáo. Những dữ liệu này nhằm đề xuất các quảng cáo phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng, giúp thu hút người dùng trải nghiệm.
Cá nhân hóa thông qua email – các hệ thống bán lẻ lớn thường sẽ lưu trữ thông tin của những khách hàng thân thiết. Qua đó, thực hiện hoạt động gửi email đến từng khách hàng để thông báo những chương trình ưu đãi hay gọi điện thoại chăm sóc sau khi mua hàng. Điều này giúp chương trình ưu đãi, tri ân,… nhóm khách hàng được tiếp cận nhanh chóng hơn.
Việc cá nhân hóa đến từng đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể sẽ tạo ra cảm giác rằng doanh nghiệp luôn chăm sóc khách hàng chu đáo. Điều này giúp gia tăng mức độ hài lòng, sự thiện cảm cho thương hiệu và góp phần tạo ra mức doanh số vượt trội.
4.2. Sử dụng công nghệ thực tế ảo
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp ngành bán lẻ về ô tô, nội thất,… đã áp dụng công nghệ thực tế ảo (VR) vào công việc kinh doanh của mình. Điều này đã giúp cho khách hàng của họ có những trải nghiệm chân thực nhất về sản phẩm. Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.
4.3. Sử dụng AI
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào trong quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bán lẻ đã trở nên phổ biến hơn. AI tối ưu hóa quy trình vận hành và hỗ trợ doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
Doanh nghiệp bán lẻ có thể dễ dàng quản lý và phân bổ nhóm khách hàng phù hợp. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được các nhóm khách hàng tiềm năng và xây dựng nên các chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Chẳng hạn như giải pháp Voicebot AI. Voicebot AI hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ tiếp cận và chăm sóc khách hàng theo quy trình rất iệu quả.
Thông qua những quy trình nghiệp vụ như sàng lọc khách hàng tiềm năng, Telesale đưa thông tin giới thiệu sản phẩm, gọi điện chúc mừng khách hàng vào những dịp quan trọng như lễ, Tết, sinh nhật hay thông báo các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, các khảo sát mức độ hài lòng khách hàng với dịch vụ của doanh nghiệp.
4.4. Mua sắm trực tuyến trên điện thoại
Hiện nay, xu hướng mua hàng online qua các ứng dụng trên điện thoại đang nở rộ. Nắm bắt được những thay đổi trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng, cập nhật và ứng dụng những công nghệ mới vào trong việc kinh doanh trực tuyến.
Một số doanh nghiệp trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam đã gia tăng mức độ sử dụng các App trên di động hoặc sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Watson,…
Ngoài ra, việc mua sắm hàng hóa thông qua hình thức mua sắm trên điện thoại sẽ giúp quá trình mua hàng diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Khách hàng không phải mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện việc di chuyển đến các địa điểm mua hàng. Chỉ một vài thao tác đơn giản là khách hàng đã chọn cho mình được sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.
5. Một số câu hỏi về ngành bán lẻ
5.1. Chiến lược bán lẻ là gì?
Trong thị trường bán lẻ, khái niệm chiến lược ngành bán lẻ là gì thường đề cập đến những vấn đề như tầm nhìn, sứ mệnh hay định hướng chung của doanh nghiệp. Chiến lược bán lẻ nhằm mục tiêu tối ưu hóa giữa sự kết hợp của những sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, giúp nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.
Thông thường, các nhà xây dựng chiến lược bán lẻ sẽ tổ chức các đợt nghiên cứu thị trường. Cùng với đó là các bản phân tích về cơ hội, thách thức cũng như xu hướng, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Các đợt nghiên cứu sẽ được triển khai trước khi đưa ra bất kỳ quyết định chiến lược cuối cùng nào.
5.2. Cửa hàng bán lẻ là gì?
Cửa hàng bán lẻ chính là nơi mà người tiêu dùng mua những sản phẩm có số lượng khác nhau với mức giá bán cuối cùng. Tức là giá bán lẻ.
5.3. Giá bán lẻ là gì?
Giá bán lẻ là mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả cho người bán để có được một sản phẩm nào đó. Trái ngược với giá bán lẻ là giá bán sỉ (hay giá bán buôn) – người mua có thể được nhận một khoản chiết khấu nhất định nào đó. Những người mua sỉ có thể sẽ tiến hành bán lẻ lại với giá bán lẻ để thu lợi nhuận từ khoản chiết khấu chênh lệch giá.
5.4. Marketing bán lẻ là gì?
Khái niệm về marketing bán lẻ đề cập đến những hoạt động marketing được thực hiện trong các doanh nghiệp bán lẻ. Các hoạt động marketing này thường diễn ra theo mô hình Marketing Mix hoặc IMC. Theo đó, những người làm marketing thực thi tất cả các hoạt động liên quan đến chiến lược về giá bán, phân phối, sản phẩm, khuyến mãi, quảng cáo, email marketing và nhiều hơn thế nữa.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Ngành bán lẻ là gì? Hy vọng những thông tin Mua Bán tổng hợp sẽ có ích cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thêm những thông tin về việc làm bán hàng bằng cách truy cập vào website của Mua Bán. Chúc bạn thành công.
>>> Tham khảo thêm:
- Marketer Là Gì? Bí Quyết Để Trở Thành Một Marketer Chuyên Nghiệp?
- Marketing Specialist là gì? 7 kỹ năng cần có để trở thành một Marketing Specialist