Thursday, December 19, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmNewbie là gì? 3 Cách để giúp newbie phát triển tốt nhất?

Newbie là gì? 3 Cách để giúp newbie phát triển tốt nhất?

Ngày nay mỗi khi tham gia vào tổ chức hay hoạt động nào đó chắc hẳn bạn đều nghe rất nhiều người gọi nhau hoặc gọi người khác là newbie. Newbie là gì nhỉ? New là mới vậy newbie có nghĩa là “cái gì đó” mới đúng không? Để có thể hiểu sâu hơn về chiếc từ thú vị này, hãy cùng Muaban.net tìm hiểu xem newbie là gì qua bài viết sau đây nhé!

Newbie là gì?

Để hiểu sâu trước hết chúng ta cùng hiểu qua những kiến thức thú vị về newbie là gì nhé. Một cách hệ thống, ta sẽ đi từ khái niệm rồi đến các định nghĩa chung quanh để có thể tìm ra câu trả lời newbie là gì cho riêng mình nha.

Newbie là gì?
Newbie là gì?

Nguồn gốc Newbie

Mở đầu với khái niệm newbie là gì, cùng ngược dòng lịch sử một chút từ thế kỷ 19, newbie là gì được giải thích với ý nghĩa không vững vàng hay nôm na là “chân ướt chân ráo” – thành ngữ Việt Nam để mọi người dễ hình dung. Xuất phát từ Mỹ và Úc là ý nghĩa “học sinh” hay “sinh viên” để nói về newbie. Tại Xứ sở sương mù, newbie là gì được lý giải tương tự với “new boy” hay “new blood” và cũng đều chỉ những “học viên”, sinh viên hay học sinh.

Nguồn gốc newbie
Nguồn gốc newbie

Dù là một cụm từ đơn giản nhưng lịch sử ngôn ngữ để giải thích newbie là gì không hề đơn điệu. Kể từ thập niên 60, 70 và những năm cuối thập niên 80 cụm từ newbie là gì không còn xa lạ tuy nhiên chuyển sang hình thức sử dụng cao cấp hơn là dùng trong quân đội.

Newbie nghĩa là gì? Newbie có giống Newcomer

Ngày nay, hầu hết mọi người (tại Việt Nam) nhiều nhiều nhất khi nhắc đến newbie là gì là mang ý nghĩa “người mới” trong một lĩnh vực, tổ chức, nghề. Điều này cũng đồng nghĩa các từ như fresher, freshmen hay thậm chí Newcomer. Như vậy, có thể thấy rằng newbie là gì không phải là cụm từ khó hiểu.

Newbie có giống Newcomer
Newbie có giống Newcomer

Tuy nhiên cần làm rõ một vấn đề rằng trong một số trường hợp chúng ta không thể gọi ai đó là newbie được. Ví dụ: Một người đã làm content writer lâu năm lĩnh vực thời trang chuyển sang lĩnh vực công nghệ không được gọi là newbie hoặc fresher. Xét ở góc độ newbie là gì và bản chất lĩnh vực họ đảm nhiệm là content writer, họ không phải chuyên gia về lĩnh vực thời trang rồi chuyển sang công nghệ do đó không thể gọi là fresher.

Để làm rõ hơn mọi người hãy chú ý bản chất của đối tượng (nghề nghiệp, tổ chức khác lĩnh vực,…) để có thể hiểu đúng chính xác newbie là gì và tìm cách gọi phù hợp nhé.

Newbie thường dùng cho các vị trí nào

Đã qua một số thông tin sơ lược, bạn đã có cái nhìn khái quát về newbie là gì thì qua ví dụ phần trước chắc chắn một số bạn sẽ thắc vậy khi nào thì dùng newbie và newbie có dùng cho tất cả mọi ngành được không, dùng có có sao không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

vị trí Newbie là gì?
vị trí Newbie là gì?

Newbie Designer

Design có lẽ là ngành nghề dễ hình dung định nghĩa newbie là gì nhất. Cùng đến với các lý giải newbie là gì trong lĩnh vực design hay newbie designer là gì của Muaban.net nhé.

Có thể chia thành 2 góc nhìn để định nghĩa newbie là gì trong lĩnh vực design. Thứ nhất là kỹ năng thứ và 2 là nhận thức.

Designer newbie
Designer newbie

Về kỹ năng, có thể newbie là những người bắt đầu tiếp xúc với công cụ, giai đoạn này thường xảy ra với những bạn tự học hoặc được giảng dạy không chính thống. Sẽ phải mất một thời gian để có thể hiểu và vận dụng được các lệnh từ cơ bản đến phức tạp.

Về nhận thức, dù bạn có thành thạo các công cụ đến mấy thì trong lĩnh vực thiết kế, bạn cần có kiến thức và con mắt thẩm mỹ nhất định. Rất nhiều designer ngày nay có thể sử dụng thành thạo công cụ, thực hiện được nhiều kỹ thuật tuy nhiên họ vẫn chỉ được coi là newbie bởi thiếu kiến thức nền tảng và kinh nghiệm nghề.

Dù ở góc độ nào suy cho cùng để có thể vươn lên được vị trí cao hơn, bạn cần hoàn thiện về kỹ năng lẫn kiến thức.

Newbie Programmer

Khác với lĩnh vực design, công nghệ thông tin có cách hiểu đơn giản hơn về newbie là gì. Programmer là lập trình viên, vậy thì newbie programmer chính là những người mới gia nhập vào lĩnh vực lập trình. Sở dĩ chỉ cần hiểu một cách đơn giản vì rất hiếm khi có thể tự học lập trình bỏi độ phức tạp của công cụ lẫn kiến thức. Điều đó làm cho những ai muốn gia nhập vào phải tiếp xúc với cả 2 mặt để có thể lĩnh hội được và ứng dụng.

Newbie Programmer
Newbie Programmer

Những so với newbie designer, newbie programmer có lẽ có độ nhận diện thấp hơn bỏi tính chất lĩnh vực chưa thật sự nổi tiếng. Thêm vào đó, công nghệ thông tin từ các phương tiện sẽ nhắc nhiều hơn về từ fresher dù đồng nghĩa nhưng fresher lại mang cảm giác nghiêm túc hơn và công nghiệp hơn phù hợp hơn với lĩnh vực hơn là từ mang sắc thái tươi sáng là newbie.

Những trạng thái thường gặp của một Newbie

Hiểu được phần nào newbie là gì thì sau đây chính là những trạng thái mà bất cứ ai cũng sẽ trải qua một hoặc nhiều lần trong đời. Có những lúc tiêu cực lẫn tích cực hãy cùng điểm qua ngay sau đây!

Trạng thái thường gặp của một Newbie
Trạng thái thường gặp của một Newbie

Lạc lõng

Đầu tiên chính là cảm giác lạc lõng. Lạc lõng có hiểu rằng bản thân newbie đang cảm thấy không quen biết ai, không biết nên làm gì, không biết làm như thế nào và không biết nói chuyện với ai.

Cảm giác lạc lõng
Cảm giác lạc lõng

Đây là vấn đề hết sức bình thường vì khi tham gia, bắt đầu vào một môi trường hay lĩnh vực mới, bạn vốn dĩ “mới” mà nếu như vậy thì ngại ngùng và có chút sợ sệt cũng sẽ được mọi người thông cảm. Trạng thái này một mặt dễ nhìn thấy là sẽ đem đến những luồng năng lượng tiêu cực nhưng mặt khác lại chính là điểm sáng trong tâm hồn.

Cảm giác tiêu cực chỉ xảy ra khi bản thân không thể vượt qua được suy nghĩ đóng kín trái tim. Cảm thấy lạc lõng có thể là hệ quả của việc gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người, tâm lý sợ sai, sợ mở lời, về lâu dài sẽ dẫn đến việc chán nản và dễ từ bỏ công việc lẫn các mục tiêu trong cuộc sống. 

Vượt qua bằng sự mở lòng
Vượt qua bằng sự mở lòng

Mặt tích cực của trạng thái này ở chỗ nó là điểm khởi đầu và dễ dàng khắc phục khi ta chịu mở lòng với thế giới xung quanh. Khoảnh khắc mà ta mở lòng đón nhận cũng như cho đi bản thân mình là lúc cảm giác lạc lõng dần tan biến và bản thân cũng sẽ tự cảm nhận được mình đã bước lên một level khác.

Cảm thấy bản thân yếu kém

Khi mới gia nhập một lĩnh vực nào đó, việc thiếu kỹ năng và kiến thức là vô cùng dễ hiểu. Tuy nhiên, cảm thấy bản thân yếu kém chỉ thật sự bộc lộ khi bản thân không thể hoàn thành tốt việc được giao hoặc thậm chí là mắc lỗi nghiêm trọng.

Cảm giác tự ti
Cảm giác tự ti

Một trạng thái tiệm cận và gây cảm xúc tự ti như vậy chính là áp lực đồng trang lứa. Trong một tập thể, tổ chức, sẽ có những con người ở các thế hệ khác nhau làm việc cùng nhau, lúc đó sẽ có những người tuy bằng hoặc nhỏ tuổi hơn làm rất tốt hơn dù thời gian bắt đầu là như nhau. Điều đó dễ tạo nên cảm giác bản thân không đủ năng lực.

Âm thầm trao dồi đê vượt qua
Âm thầm trao dồi đê vượt qua

Non kinh nghiệm

Trải qua một thời gian thì newbie cũng sẽ trưởng thành, lúc này những thử thách mới dần ập đến. Trường hợp này thường xảy ra khi newbie ở lưng chừng giữa người mới và “không còn mới”.

Cảm giác do dự
Cảm giác do dự

Khi nhận việc, dù đã có kỹ năng lẫn kiến thức nhất định, đứng trước các thử thách hoặc các vấn đề phát sinh, “newbie có tuổi” vẫn khó lòng vượt qua được bởi luôn cảm thấy mình thiếu điều gì đó, có nhiều sự do dự lẫn sợ hãi khi tiếp nhận điều đó mới chính là cảm xúc chung của newbie lúc đó.

Vượt qua bằng sự liều lĩnh
Vượt qua bằng sự liều lĩnh

Newbie cần làm gì để phát triển nhanh chóng

Trên là giai đoạn trạng thái cảm xúc mà newbie có thể trải qua, nó khác nhau với mỗi người và còn có những cảm xúc riêng biệt khác mà phạm vi bài viết này khó lòng mà phân tích hết được. Dù vậy, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, newbie phải vượt qua những cảm xúc tiêu cực để có thể phát triển và tận hưởng cuộc sống.

Không ngại hỏi

Không ngại hỏi, không sợ hỏi, chấp nhận phần thiếu sót của mình chính là bước đầu tiên để newbie có thể bước ra khỏi vùng an toàn của mình và phát triển hơn. Một số cách để tiếp cận dần phương thức này chính là hãy hỏi người mà bạn cảm thấy thoải mái nói chuyện nhất, điều này sẽ dần tập thói quen cho bạn.

Không ngại hỏi, không sợ hỏi
Không ngại hỏi, không sợ hỏi

Kế đến hãy hỏi những người có chuyên môn nhất, đừng sợ họ, bạn có thể tỏ ra rụt rè, sợ sệt nhưng hãy hỏi họ khi có thắc mắc gì đó, chính những người đó sẽ giúp bạn phát triển.

Đừng hỏi chỉ bằng miệng, nếu ngại nói, hãy nhắn tin, nếu ngại nhắn tin hãy viết mail, nếu không hiểu nữa hãy lập lại các phương pháp vì lúc này bạn đã có thể chủ động hỏi bất kì ai.

Quan sát kỹ

Một tips quen thuộc khi newbie không dám hỏi chính là nhìn thật kỹ và suy ngẫm thật sâu, cuối cùng là thực hành một cách không vội vã, tái tạo lại kiến thức.

Không ngừng quan sát
Không ngừng quan sát

Đây là cách quen thuộc nhưng lại khác đặc thù vì với những công việc đòi hỏi tính phức tạp bạn không thể chỉ xem và ghi nhớ được. Để bổ trợ cho thiếu sót đó, bạn hãy sử dụng thêm nhiều biện pháp ghi chép hơn như viết, ghi âm, thu hình, thay vì chỉ ngồi nghe và ghi nhớ.

Biện pháp này vẫn còn một hạn chế nữa chính là những công việc đòi hỏi sự thành thục trong thực hành thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để luyện tập. Cách hiệu quả là áp dụng cả hỏi và quan sát, hiểu sâu vấn đề sẽ giúp bạn tiếp thu và thực hành nhanh chóng.

Làm quen từ những điều mới nhất

Luôn trong tâm thế sẽ luôn có những điều mới lạ khi gia nhập một lĩnh vực mới là điều mà mọi newbie cần phải chuẩn bị. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không vướng vào các lối mòn sau đây:

  • Việc này mình đã từng làm rồi, chắc mình sẽ làm tốt thôi
  • Việc này chưa được biết qua, chắc sẽ không đến lượt mình
  • Việc này khó quá làm bừa chắc cũng không sao
Dũng cảm đối mặt
Dũng cảm đối mặt

Những loại tâm lý trên sẽ khiến bạn dần xa rời sự phát triển của bản thân bạn, hãy chủ động, luôn nhiệt huyết và tâm huyết với những gì mình làm ngay từ những bước đầu tiên sẽ giúp các newbie nhanh chóng trưởng thành và phát triển chuyên môn lẫn tâm lý.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin và các góc nhìn về Newbie là gì? Newbie sẽ phát triển tốt nhất khi nào? Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích được các bạn newbie và những anh chị tiền bối đang làm việc cùng sẽ hiểu bản thân và hiểu nhau hơn. Mọi người đừng quên truy cập trang muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và bổ ích khác cũng như tham khảo thêm các mục như mua bán nhà đất, xe máy ô tô hoặc tìm kiếm việc làm nhé!

>>>Xem thêm:

 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ