Trong lĩnh vực kế toán, việc xác định mục tiêu nghề nghiệp không chỉ giúp bạn hướng tới những vị trí quan trọng như kế toán tổng hợp hay kế toán trưởng, mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Trong bài viết này, muaban.net sẽ hướng dẫn bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán một cách thu hút trong CV ứng tuyển:
1. Bật mí cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán
1.1. Trình bày ngắn gọn, súc tích
Đối với CV ứng tuyển trong lĩnh vực kế toán, khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên cần phải viết thật ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu bằng cách sử dụng những từ ngữ đơn giản, chính xác và chỉ nêu ra những điểm chính. Mục tiêu nghề nghiệp kế toán phải đi vào đúng trọng tâm ngành nghề và thỏa mãn được mong muốn về thông tin của nhà tuyển dụng.
- Ví dụ: Mong muốn có cơ hội được phát huy hết khả năng của mình đóng góp cho công ty. Được thăng chức thành kế toán trưởng trong 5 năm tới.
1.2. Tập trung vào giá trị công ty
Mục tiêu nghề nghiệp kế toán chính là phần để đưa ra định hướng tương lai của bạn về công việc. Những định hướng đó cũng phải gắn liền với lợi ích mà bạn có thể đem lại cho công ty. Nếu mục tiêu nghề nghiệp chỉ mang lại giá trị cho ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp và loại hồ sơ ứng viên đó.
- Ví dụ: Với bằng cấp kế toán và kinh nghiệm làm việc trải dài qua nhiều dự án, tôi hướng đến việc đảm bảo sự chính xác và minh bạch trong quá trình xử lý thông tin tài chính. Mục tiêu của tôi là không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sự minh bạch về tài chính, mà còn tối ưu hóa quy trình kế toán để tạo ra giá trị gia tăng và hỗ trợ quyết định chiến lược.
1.3. Áp dụng nguyên tắc SMART
Với bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào, bao gồm cả mục tiêu nghề nghiệp mục tiêu nghề nghiệp kế toán, nên đáp ứng được nguyên tắc SMART bao gồm: Specific – cụ thể, Measurable – có thể đo lường được, Achievable – khả thi, Realistic – thực tế và Timebound – thời gian rõ ràng.
Bằng cách áp dụng nguyên tắc SMART khi viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán cho CV xin việc, nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về mục tiêu của ứng viên và thấy rằng ứng viên phù hợp với vị trí đó hay không.
Xem thêm: Hạch toán kế toán là gì? Vai trò, nhiệm vụ và phân loại
1.4. Thu hút sự chú ý ngay lập tức
Để CV thực sự nổi bật so với hàng ngàn ứng viên nào khác và thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng, trong phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán, bạn cần nhấn mạnh những thành tựu lớn và đề ra những mục tiêu dài hạn mà bạn hướng đến. Nhờ đó, bạn sẽ ngay lập tức ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và được đánh giá là ứng viên hàng đầu cho vị trí tuyển dụng.
1.5. Nổi bật được cá tính, phẩm chất ứng viên
Với phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán, ứng viên không chỉ đưa ra những mục tiêu phù hợp với yêu cầu công việc mà cũng cần đưa ra những mục tiêu phù hợp với khả năng và cá tính của riêng mình. Như vậy, nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận rõ hơn về con người, năng lực, phẩm chất của ứng viên.
Cụ thể hãy liệt kê những công việc mà bạn có thể làm tốt nhất và khác biệt so với những ứng viên khác. Những điều này có thể là kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích hoặc phẩm chất của bản thân mà bạn đã có và có thể áp dụng vào công việc cũng như tổ chức.
- Ví dụ: Làm việc cẩn thận và chính xác, có khả năng thích ứng cao cũng như năng lực xử lý số liệu tốt,…
1.6. Mục tiêu nghề nghiệp kế toán: ngắn hạn hay dài hạn?
Xác định được mục tiêu nghề nghiệp kế toán ngắn hạn và dài hạn giúp nhà tuyển dụng hiểu được mong muốn thực sự của ứng viên. Mục tiêu rõ ràng cũng giúp ứng viên có hướng đi đúng đắn, và xác định được lộ trình thăng tiến của bản thân. Nhờ vậy, nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng của ứng viên trong quá trình làm việc theo những mục tiêu nghề nghiệp kế toán mà ứng viên đề cập trong CV.
Ví dụ:
- Mục tiêu ngắn hạn: Tìm kiếm cơ hội làm việc trong lĩnh vực kế toán để áp dụng kiến thức chuyên môn và kỹ năng phân tích tài chính, đồng thời đóng góp vào sự tăng cường hiệu suất tài chính của tổ chức.
- Mục tiêu dài hạn: 3 năm tới, nâng cao nghiệp vụ và phát huy vai trò ở vị trí kế toán tổng hợp hoặc 5 năm tới, được thăng chức lên kế toán trưởng…
Ngoài ra nếu bạn đang tìm kiếm việc làm có thể tham khảo những tin đăng việc làm kế toán tại:
1.7. Chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí kế toán
Mỗi vị trí kế toán đều có yêu cầu công việc và tính chất riêng. Ứng viên khi ứng tuyển vào các vị trí kế toán khác nhau cần điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp kế toán sao cho phù hợp với yêu cầu của vị trí đó. Ứng viên khi viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán không nên viết cùng một mục tiêu nhưng gửi nhiều vị trí ứng tuyển. Bới điều này khiến ứng viên trở nên thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Kế Toán Nội Bộ Là Gì? 3 Lý Do Bạn Nên Chọn Làm Kế Toán
2. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán theo từng vị trí
2.1. Kế toán trưởng
Mẫu 1: “Với X năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, sở hữu chứng chỉ CPA loại xuất sắc, nắm rõ được các phần mềm kế toán và khả năng cập nhật không ngừng xu hướng mới liên quan đến luật doanh nghiệp, thuế. Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán trưởng của ABC để có thể phát huy hết khả năng trong quản lý và đào tạo nhân viên kế toán, cũng như mang lại những báo cáo tài chính minh bạch và đưa ra những chiến lược tài chính hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.”
Mẫu 2: “Với tấm bằng Cử nhân Kế toán loại Giỏi của Học viện A, cùng X năm kinh nghiệm làm chuyên viên kế toán của công ty X. Tôi có kinh nghiệm sâu rộng về báo cáo tài chính doanh nghiệp, kế toán ngân quỹ, chính sách kế toán và nghiên cứu đặc biệt, kế toán sản phẩm, kế toán bán hàng và tiếp thị, kế toán tài sản, kế toán thanh toán cho nhân viên và các khoản phải thu và kế toán nội bộ công ty. Tôi tự tin rằng mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với vai trò Kế toán trưởng.”
2.2. Kế toán tổng hợp
Mẫu 1: “Trong vòng X năm tới, mục tiêu nghề nghiệp kế toán của tôi là tiếp tục trau dồi kinh nghiệm và phát huy vai trò ở vị trí kế toán tổng hợp. Tôi cam kết sẽ không ngừng hoàn thiện mình và liên tục cập nhật sử dụng những phần mềm kế toán mới nhất phục vụ công việc. Sau Y năm, tôi mong muốn thăng chức và trở thành kế toán trưởng của doanh nghiệp.”
Mẫu 2: “Mục tiêu của tôi khi ứng tuyển vào vị trí kế toán tổng hợp là muốn phát triển nghiệp vụ kế toán của mình, đồng thời hoàn thiện bản thân để hoàn thành tốt hơn với vị trí công việc. Tôi mong muốn được thăng chức lên vị trí kế toán trưởng của doanh nghiệp trong 3,5 năm tới.”
2.3. Kế toán kho
Mẫu 1: “Là người nắm rõ các nghiệp vụ kế toán và đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương trong công ty giao nhận thiết bị y tế trước đây, tôi hy vọng mình được phát triển nghiệp vụ kế toán kho trong môi trường mới. Đồng thời đưa ra các chứng từ xuất nhập chính xác, đảm bảo hàng hóa luôn được cung cấp đủ – nhanh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”
Mẫu 2: “Với hơn 3 năm kinh nghiệm ở vị trí kế toán kho của công ty Y, tôi tự tin thành thạo các nghiệp vụ kiểm kê, kiểm soát hàng hóa và chứng từ xuất nhập hàng, giải quyết tình trạng chênh lệch giữa số liệu và tình trạng thực tế của kho hàng,… Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán kho của công ty và cam kết đảm nhận tốt các nhiệm vụ được giao một cách chính xác nhất. Trong 3 năm tới, bằng sự cố gắng cống hiến hết mình của bản thân, tôi mong muốn được cất nhắc lên vị trí kế toán trưởng của doanh nghiệp.”
Xem thêm: Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại
2.4. Kế toán thuế
Mẫu 1: “Hiện tại, tôi đã có 5 kinh nghiệm làm việc tại vị trí kế toán thuế của công ty XYZ lĩnh vực thực phẩm, tôi tự tin mình có đủ khả năng và kinh nghiệm thực tế để xử lý các vấn đề liên quan đến thuế. Tôi cam kết giúp doanh nghiệp thực hiện báo cáo thuế dễ dàng và chính xác nhất. Làm việc tại doanh nghiệp lớn như A cũng chính là cơ hội để tôi được nâng cao nghiệp vụ và trở thành kế toán trưởng trong tương lai gần.”
Mẫu 2: “Là người có hiểu biết về thuế, thuế doanh nghiệp, thuế người lao động, tôi mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để trau dồi kỹ năng làm việc, ứng biến với các cơ quan thuế, xử lý dữ liệu và lập báo cáo thuế, tiến hành kê khai thuế, tôi xin hứa đảm bảo cho doanh nghiệp không gặp vấn đề gì với thuế và thực hiện mọi hoạt động theo quy định của pháp luật.”
2.5. Kế toán thanh toán
Mẫu 1: “Là kiểu người cẩn thận, tỉ mỉ và đã tích lũy 3 năm kinh nghiệm trong việc xuất hóa đơn và tổng hợp báo cáo cho công ty xuất nhập khẩu. Sự chắc chắn trong công việc này giúp tôi tự tin ứng tuyển vị trí kế toán thanh toán của công ty. Tôi cam kết kiểm soát các khoản quỹ một cách chặt chẽ và minh bạch, đảm bảo đưa ra các báo cáo sẽ luôn rõ ràng và không có sai sót.”
Mẫu 2: “Với 2 năm kinh nghiệm làm thu ngân tại siêu thị ABC, tôi có khả năng tổng hợp thu chi của siêu thị một cách nhanh chóng và chính xác. Tôi muốn ứng tuyển vị trí kế toán thanh toán của công ty để mở rộng thêm kinh nghiệm và kiến thức mới. Tôi cam kết đảm bảo mọi khoản thu chi của công ty được ghi chép cụ thể, rõ ràng, và minh bạch thông tin.”
2.6. Kế toán vật tư
Mẫu 1: Là người thành thạo trong các kỹ năng về kế toán vật tư như kiểm soát hàng hóa, hiểu rõ thủ tục xuất nhập hàng, và có khả năng lập báo cáo theo tháng, theo quý. Đồng thời, tôi luôn đặt sự chính xác về số liệu lên hàng đầu, tôi mong muốn được làm việc tại môi trường chuyên nghiệp để học hỏi thêm nhiều kỹ năng chuyên môn cao.”
Mẫu 2: “Là người tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngành Kế toán, sở hữu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán vật tư tại công ty Y. Mong muốn của tôi là được thử thách trong môi trường kế toán vật tư của một doanh nghiệp quy mô lớn, nơi tôi có thể phát triển toàn bộ khả năng và tích lũy thêm kinh nghiệm quý báu. Với sự tỉ mỉ và tinh thần làm việc nghiêm túc, tôi tự tin rằng có thể đóng góp vào việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu quả của công ty, đặc biệt trong việc kiểm kê hàng hóa và lập báo cáo chính xác.”
Mẫu 3: “Là người có 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương, tôi thành thạo các kỹ năng kiểm soát hàng hóa, quản lý xuất nhập hàng, và lập báo cáo hàng ngày, hàng tháng, hàng quý với mức độ chính xác cao. Mong muốn của tôi là được thử thách và phát triển khả năng trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đòi hỏi chuyên môn cao. Mục tiêu của tôi trong tương lai 5 năm tới là đảm nhận vị trí kế toán trưởng để chịu trách nhiệm với những công việc lớn hơn.”
Nguồn tham khảo: Internet
Xem thêm: Kế toán công nợ là gì? 8 nghiệp vụ của kế toán công nợ
3. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán cho người có kinh nghiệm
Mẫu 1: “Với bằng Cử nhân xuất sắc và 3 năm kinh nghiệm làm kiểm toán viên, tôi đã phát triển kỹ năng phân tích và thực hiện các loại giấy tờ chuyên môn. Cùng tính cách tỉ mỉ và chi tiết, tôi tin rằng bản thân đáp ứng được yêu cầu của vị trí kế toán trưởng và có thể trở thành một nhân viên ưu tú. Mục tiêu của tôi là trở thành một phần của phòng kế toán của công ty, hỗ trợ bộ phận một cách tối ưu bằng mọi kinh nghiệm và kiến thức mà tôi đem đến.”
Mẫu 2: “Sau 2 năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế và phát triển kỹ năng chuyên môn. Mong muốn của tôi là tiếp tục phát triển những gì tôi đã học được trong một môi trường chuyên nghiệp hơn nữa, và trở thành một nhân sự nòng cốt, gắn bó lâu dài với công ty.”
Mẫu 3: “Với chứng chỉ CPA loại xuất sắc và 5 năm kinh nghiệm trong ngành kế toán, tôi tự tin sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán và duy trì tinh thần không ngừng cập nhật kiến thức chuyên môn. Mong muốn của tôi là ứng tuyển vào vị trí kế toán trưởng của công ty để có cơ hội phát huy toàn bộ khả năng và đóng góp vào sự phát triển của công ty, cùng với đội ngũ nhân viên đưa công ty ngày một phát triển hơn.”
Nguồn tham khảo: Internet
4. Mẫu mục tiêu kế toán cho sinh viên mới ra trường
Mẫu 1: “Em vừa tốt nghiệp chuyên ngành kế toán từ trường đại học X và đã hoàn thành các chứng chỉ nghiệp vụ kế toán liên quan. Trong 5 năm tới, mục tiêu nghề nghiệp của em là không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, và tích lũy kinh nghiệm để có thể cống hiến tối đa cho doanh nghiệp. Em tin rằng sự cần cù, chăm chỉ của bản thân sẽ đem lại giá trị cho công ty trong quá trình làm việc.”
Mẫu 2: “Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán với GPA 3.8/4 từ trường X. Tôi mong muốn có cơ hội trải nghiệm một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nơi tôi có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức và áp dụng chúng vào thực tế công việc.”
Mẫu 3: “Em vừa mới tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán từ đại học A và đã hoàn thành khóa học lấy chứng chỉ kế toán CFA. Mục tiêu ngắn hạn của em là bắt đầu sự nghiệp với vai trò kế toán viên, thực hiện công việc mà em đã học suốt thời gian đào tạo. Với tính cách chăm chỉ và tỉ mỉ, em tin rằng qua quá trình làm việc, em sẽ học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, từ đó mở ra cơ hội vươn đến vị trí kế toán tổng hợp trong 1,5 năm tiếp theo.”
Nguồn tham khảo: Internet
Tham khảo các tin tuyển dụng việc làm kế toán tại đây:
5. Mẫu mục tiêu kế toán bằng tiếng anh
Mẫu 1:
Dịch sang tiếng Việt: Là một trợ lý kế toán có khả năng thích nghi và tính tổ chức tốt, mục tiêu nghề nghiệp kế toán của tôi là được làm việc trong một môi trường có tính cạnh tranh cao, nơi mà tôi có thể phát huy kinh nghiệm phân tích tài chính của mình để thúc đẩy hoạt động tài chính của công ty.
Mẫu 2:
Dịch sang tiếng Việt: Là một người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chú trọng vào chi tiết, tôi mong muốn tìm kiếm vị trí thực tập kế toán để phát huy khả năng làm bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo kế toán dựa theo những kiến thức mà tôi đã học hỏi trên trường.
Mẫu 3:
Dịch sang tiếng Việt: Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành kế toán và đang tìm kiếm vị trí nhân viên kế toán tại công ty Eng Chuan, nơi tôi có thể phát huy khả năng tính toán, phân tích dữ liệu và khả năng sử dụng phần mềm phân tích tài chính giúp cải thiện tình hình kinh doanh của công ty.
Mẫu 4:
Dịch sang tiếng Việt: Về mục tiêu nghề nghiệp kế toán ngắn hạn, tôi mong muốn trở thành nhân viên kế toán trong một công ty có môi trường làm việc năng động và cơ hội thăng tiến cao. Về mục tiêu dài hạn, tôi hy vọng có cơ hội trở thành kế toán trưởng của doanh nghiệp trong 5 năm tới.
Lời kết
Như vậy, muaban.net đã bật mí cho bạn đọc các mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán và các đoạn mẫu mục tiêu nghề nghiệp với các vị trí kế toán khác nhau. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc nắm bắt được cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán sao cho gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé! Bạn đọc nhớ truy cập muaban.net thường xuyên!
Xem thêm: Các công việc của kế toán là gì? Tất tần tật về nghề kế toán