Mục tiêu là điều mà bất kì ai cũng muốn hướng đến trong tương lai và nó sẽ tạo ra một động lực, hướng đi đúng đắn giúp hoàn thành mục tiêu đó.
Cuộc sống này sẽ thật vô nghĩa nếu chúng ta không có mục tiêu để hướng tới, chúng đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Bài viết sẽ giúp mọi người xác định rõ đích đến riêng của mình và cách để hoàn thành chúng.
Mục tiêu là gì?
Mục tiêu chính là những thứ chúng ta đang hướng tới và muốn đạt được ở tương lai. Chúng ta đề ra mục tiêu để hành động và cam kết phải đạt được. Chúng chính là động lực, là kim chỉ nam cho hành động của ta mỗi ngày.
Mỗi người, mỗi tập thể sẽ có những mục tiêu khác nhau tùy vào sự yêu thích và năng lực. Vì thế chúng ta hãy thiết lập những mục tiêu riêng của bản thân sao cho hợp lý và phù hợp nhất.
Nếu mục tiêu là nuôi động vật, trồng cây cảnh,… thì hãy để MuaBan trở thành kim chỉ nam cho bạn! |
Phân biệt mục tiêu và mục đích
Mục tiêu và mục đích là hai từ gần nghĩa nhau trong tiếng việt cho nên mọi người thường hay nhầm lẫn. Chúng được dùng để chỉ những hoạch định ở tương lai. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt một số điểm khác nhau về ý nghĩa của hai từ này.
Mục đích có ý to lớn và bao quát hơn mục tiêu. Mục đích chính là cái cái mà chúng ta phải làm cho bằng được nhằm thỏa mãn ý muốn của bản thân. Các mục đích thường trừu tượng, dễ thay đổi vì hoàn cảnh, các mốc thời gian cũng không cụ thể, dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động, được thực hiện trong một thời gian khá dài.
Mục tiêu lại là những ý định mang tính cụ thể, được lên kế hoạch rõ ràng và bảo đảm cam kết thực hiện. Chúng ta có thể hiểu rằng để đạt được mục đích thì phải thực hiện rất nhiều mục tiêu khác nhau và các mục tiêu này sẽ được mở rộng thêm nhiều nữa.
Ví dụ: Mục đích của anh A là trở thành người giàu có nhất thành phố thì anh A phải thực hiện rất nhiều mục tiêu khác nhau. Bao gồm các mục tiêu kiếm tiền, chi tiêu, sức khỏe và còn nhiều thứ khác nữa…
Xác định mục tiêu để làm gì?
Tạo ra sự tập trung
Khi có mục tiêu tức là chúng ta có những đích đến rõ ràng. Có những việc ưu tiên bắt buộc phải hoàn thành trong những mốc thời gian cụ thể. Từ đó tăng khả năng tập trung vào những điều thật sự có ý nghĩa trong cuộc sống.
Trở thành người có trách nhiệm
Khi chúng ta tập trung vào từng việc làm của bản thân, chúng sẽ mang đến những lợi ích vô cùng to lớn. Những thành tích sẽ dần dần được tạo ra bởi sự nỗ lực, chăm chỉ và tập trung cao độ. Từ đó chúng ta sẽ trở thành những người thật sự có trách nhiệm và có được sự công nhận của mọi người.
Tiến độ cuộc sống rõ ràng và kế hoạch hơn
Mỗi một mục tiêu được đề ra không chỉ có đích đến mà cả cách để làm sao tới được đó. Trong đó bao gồm những việc cần làm và cả những mốc thời gian bắt buộc phải hoàn thành. Tiến độ cuộc sống cũng rõ ràng hơn ngay khoảnh khắc chúng ta sống và làm việc theo những kế hoạch đã đề ra.
Thúc đẩy năng suất công việc, tạo động lực phấn đấu
Khi có mục tiêu rồi, tức là những chúng ta biết mình phải làm gì và điều đó mang lại giá trị như thế nào. Năng suất công việc cũng từ đó mà tăng cao vì có động lực rõ ràng. Ý chí phấn đấu đạt được những điều tốt đẹp hơn cũng được thúc đẩy một cách mạnh mẽ.
Sẽ như thế nào nếu con người thiếu đi mục tiêu?
Rơi vào trạng thái vô định
Mất đi mục tiêu chính là mất đi những bản kế hoạch của cuộc đời. Không có những việc cần hoàn thành, không có những mốc thời gian cụ thể,…Vì thế chúng ta sẽ dễ rơi vào trạng thái mông lung, vô định… Chất lượng cuộc sống của con người vì thế mà ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Không có động lực phấn đấu
Khi không có mục tiêu chúng ta sẽ thật sự không biết mình sống vì cái gì, những giá trị mà công việc này mang lại ra sao. Các động lực sẽ không được hình thành và thúc đẩy chúng ta làm việc nữa. Sự phát triển cũng bị kìm hãm một cách lãng phí.
Trở nên bi quan, thất bại
Khi không tạo ra giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt là không được thỏa mãn sự tự kì vọng vào bản thân thì con người ta rất dễ rơi vào trạng thái buồn chán và thất vọng. Họ trở nên tự ti, tự coi mình là kẻ thất bại và cuộc sống sẽ được họ nhìn nhận bi quan, tiêu cực.
Bị phê phán, chỉ trích
Khi sống không có mục tiêu tức là những người đó đã buông bỏ cuộc đời mình. Từ đó chất lượng công việc cũng không được đảm bảo vì thiếu sự tập trung. Thậm chí, có những người còn có thói dựa dẫm và ỷ lại vào người thân. Họ sẽ bị mọi người chỉ trích và lên án gay gắt vì lãng phí thời gian.
Thiết lập mục tiêu như thế nào?
Có hai loại mục tiêu chính đó chính là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu trong khoảng 10 – 30 năm. Các mục tiêu này mang tính bao quát và không được thiết lập quá chi tiết.
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm trở lại. Những mục tiêu này sẽ được thiết kế chi tiết hơn theo từng mốc thời gian cụ thể.
Chúng ta nên có cả hai mục tiêu song song cùng lúc để cuộc sống hoạch định một cách tốt nhất.
Mục tiêu của một người như sau: Trong vòng 30 năm tới ( mục tiêu dài hạn) tôi phải tiết kiệm được 10 tỷ đồng, đồng thời có 10 bất động sản có giá trị. Còn mục tiêu ngắn hạn để đạt được mục tiêu này là: Trong vòng 1 năm tôi phải tiết kiệm được 400 trăm triệu, tìm kiếm và khảo sát thị trường bất động sản. Hoặc chúng ta có thể chia nhỏ theo từng tháng, tuần… Đối với mục tiêu ngắn hạn thì càng cụ thể càng tốt.
Có thể bạn quan tâm: Ý tưởng thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá rẻ hút khách nhất
Những lưu ý khi viết mục tiêu
Mục tiêu phải tạo ra động lực
Những mục tiêu phải tạo động lực cho chúng ta tức là những giá trị của các mục tiêu đã được xác định rõ. Bao gồm về cả vật chất và tinh thần. Những giá trị đó luôn luôn thôi thúc chúng ta phải làm theo những gì đã đề ra.
Mục tiêu phù hợp với cuộc đời
Mỗi người phải có những mục tiêu của riêng mình. Không thể so sánh mục tiêu của mình với người khác cũng không thể đánh đồng giống nhau. Miễn là chúng thật sự tốt đẹp và có giá trị thì xứng đáng được trân trọng.
Viết mục tiêu ra giấy
Các mục tiêu sẽ không có hiệu quả nếu chúng ta chỉ nghĩ trong đầu. Các việc cần làm, các mốc thời gian sẽ bị sắp xếp lộn xộn. Tốt nhất chúng ta nên ghi hết ra giấy và để ở những chỗ dễ nhìn thấy. Điều này sẽ khiếu chúng ta dễ dàng nắm bắt và thực hiện các kế hoạch một cách tốt nhất.
Trên đây là những điều lưu ý nho nhỏ để các mục tiêu có thể phát huy tối đa hiệu quả. Vì thế hãy thiết kế ngay cho mình những mục tiêu phù hợp với bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
Teamwork là gì? Những kiến thức hữu ích về vai trò của kỹ năng Teamwork
Một số phương pháp để thiết lập mục tiêu hiệu quả bạn nên biết
Có 3 phương pháp để thiết lập mục tiêu hiệu quả bạn có thể tham khảo:
Phương pháp S.M.A.R.T
S: Specific: Có nghĩa là cụ thể. Các mục tiêu nên được thiết lập càng cụ thể càng tốt. Bao gồm công việc, thời gian, làm để làm gì và làm cho ai.
M: Measurable: Có thể ước lượng, đo lường được. Tức là mục tiêu đó sẽ được xác định khả năng thành công cao.
A: Achievable: Thực tế. Các mục tiêu không nên quá xa vời mà hãy bám sát thực tế. Từ điều kiện khách quan đến điều kiện chủ quan
R: Relevant: Có liên quan. Nghĩa là các mục tiêu này phải gắn bó mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích cuối cùng, không được sai lệch.
T: Time bound: Thời gian phải hoàn thành. Các mốc thời gian sẽ được đề ra một cách cụ thể. Chúng ta phải hoàn thành đúng công việc trong thời gian đó.
Phương pháp S.W.O.T
Stregths: Những điểm mạnh. Chúng ta xác định được điểm mạnh của bản thân là gì. Từ đó xác định mục tiêu phù hợp với năng lực. Giả dụ một người có thiên hướng nghệ thuật không thể có mục tiêu trở thành giáo viên dạy toán được.
Weaknesses: Điểm yếu. Là những mặt yếu của bản thân. Khi xây dựng mục tiêu thì cần hạn chế những điểm này ra để tỷ lệ hoàn thành cao hơn.
Opportunities: Cơ hội. Khi xây dựng mục tiêu thì chú ý đến những cơ hội mà chúng ta có thể nắm bắt được để hoàn thành tốt hoặc sớm hơn.
Threats: Các mối đe dọa. Tức là những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình thực hiện mục tiêu. Chúng ta cần chú ý để có cách giải quyết nhanh chóng.
Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy
Đầu tiên chúng ta cần viết vào giữa trang giấy những mục tiêu chính.
Sau đó vẽ thêm các nhánh tỏa ra bao gồm các yếu tố chi tiết: Thời gian, công việc cụ thể, các vấn đề phát sinh,…
Trang trí bằng nhiều màu sắc bởi chúng sẽ giúp chúng ta nhớ nhanh và lâu hơn. Ở phương pháp này có thể sáng tạo bằng nhiều hình thù và màu sắc rực rỡ.
Để ở chỗ dễ nhìn thấy vì phương pháp này bao quát các mục tiêu rất dễ vì các thông tin không bị bỏ sót hay cần lật sang trang mới.
Các bước để hoàn thành mục tiêu nhanh hơn
Bước 1: Biết mình muốn gì
Tức là các mục tiêu luôn được nhất quán với mong muốn của bản thân. Từ đó tạo ra hứng thú và động lực liên tục.
Bước 2: Viết chúng ra giấy
Một mục tiêu sẽ không có hiệu quả nếu chỉ ở trong đầu. Chỉ khi các ý được sắp xếp trên giấy thì chúng ta mới nắm bắt được trọn vẹn các mục tiêu và các yếu tố liên quan.
Bước 3: Đặt ra thời hạn hoàn thành
Các mục tiêu sẽ nhanh chóng được hoàn thành nếu được đặt trong thời gian cụ thể.
Bước 4: Lên kế hoạch cho mỗi ngày
Một mục tiêu sẽ không bị lãng quên và được thực hiện đều đặn nếu được sắp xếp theo từng ngày.
Bước 5: Đều đặn thực hiện và xem lại tiến trình thường xuyên
Bước này là bước quan trọng nhất. Những mục tiêu sẽ là vô dụng nếu không được rèn luyện đều đặn. Theo dõi tiến trình sẽ giúp chúng ta biết được đã thực hiện được bao nhiêu phần để có thể điều chỉnh kế hoặc phù hợp hơn.
Để thực hiện mục tiêu là cả một quá trình dài, nhiều gian nan. Tuy vậy trong quá trình đó chúng ta sẽ có được những trải nghiệm thú vị và nhiều kinh nghiệm quý giá. Hãy chăm chỉ và thực sự nỗ lực để đạt được mục tiêu của bản thân.
Mọi thắc mắc về các kiến thức, mời các bạn liên hệ với trang Muaban.net của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm bài viết: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV: Vai trò, cách viết