Mức phạt nồng độ cồn xe máy, ô tô là một trong những mối quan tâm phổ biến của tất cả mọi người khi tham giao thông. Để tìm hiểu thêm về khái niệm nồng độ cồn cũng như cách xác định nồng độ cồn trong máu, hãy cùng Mua Bán theo dõi bài viết sau đây nhé.
Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn trong máu được định nghĩa là phần trăm cồn (rượu Ethanol hoặc Ethyl) có chứa bên trong máu của một người. Ví dụ: BAC 0,05% có nghĩa: có 0,05g rượu trong 100ml máu.
Biết được khái niệm nồng độ cồn là gì sẽ cho bạn một cái nhìn rõ hơn về các cách xác định nồng độ cồn trong máu và mức phạt nồng độ cồn xe máy ở các phần tiếp theo của bài viết này.
Có bao nhiêu cách xác định nồng độ cồn?
Hiện nay, có hai cách để xác định được nồng độ cồn trong máu. Cụ thể:
Xác định nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu được tính với công thức: C = 1.056*A:(10W*R)
Trong đó:
- A là số đơn vị cồn được uống vào. 1 đơn vị cacbon tương đương 220ml bia (khoảng 2/3 chai) có nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang có nồng độ cồn là 13.5%, 30ml rượu mạnh có nồng độ cồn là 40%.
- W là cân nặng của người đó.
- R là hằng số hấp thụ rượu tùy theo giới tính (R=0.7 đối với nam giới và R=0.6 đối với nữ giới).
Xác định nồng độ cồn có chứa trong hơi thở
Nồng độ cồn trong khí thở được xác định bằng công thức: B = C:210.
Đây là cách được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn. Hiện nay, các chiến sĩ cảnh sát giao thông sẽ đo nồng độ cồn bằng cách này, với một dụng cụ được gọi là máy thổi đo nồng độ cồn trong máu. Cách này khá nhanh và thuận tiện, không mất nhiều chi phí nên được áp dụng khá rộng rãi trong công tác kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông để xác định mức phạt nồng độ cồn xe máy.
Máy đo nồng độ cồn như thế nào là đúng quy định?
Máy đo nồng độ cồn là công cụ đo nồng độ cồn trong hơi thở, có chức năng xác định chủ sở hữu có thể hoặc không được sử dụng các chất có cồn như rượu, bia… để từ đó xác định mức phạt nồng độ cồn xe máy, xe ô tô.
Theo quy định hoạt động, thiết bị đo nồng độ cồn phải đạt các xét nghiệm tiêu chuẩn theo quy định. Tài liệu kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN107: 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về phương tiện đo hàm lượng hơi thở chỉ thử nghiệm theo cấp độ cứng như:
- Tem kiểm định.
- Dấu kiểm định.
- Giấy chứng nhận kiểm định.
Nếu như thiết bị kiểm tra nồng độ cồn trong máu thiếu bất kỳ một tiêu chuẩn nào trong 3 tiêu chuẩn kể trên, máy đo nồng độ cồn sẽ không được phép sử dụng trong công tác kiểm tra giao thông và xác định mức phạt nồng độ cồn xe máy.
Việc kiểm định thiết bị này sẽ diễn ra mỗi năm một lần nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả của thiết bị. Vì vậy, tất cả những chiếc máy đo nồng độ cồn mà các chiến sĩ công an thường hay sử dụng đều là những chiếc hợp lệ và được lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tin đăng mua bán xe máy cũ, giá tốt tại website Muaban.net dưới đây: |
Được thổi nồng độ cồn mấy lần để chứng minh không uống rượu, bia
Nhiều lúc bạn bị kiểm tra ra nồng độ cồn trong hơi thở nhưng trước đó bạn lại không uống rượu, bia thì làm như thế nào? Trong trường hợp này, người dân có thể yêu cầu thổi nồng độ cồn lần 2. Như vậy nếu các bạn còn “chưa tin” vào kết quả đo nồng độ cồn nhận được thì có thể được thổi nồng độ cồn lần 2.
Khi vi phạm nồng độ cồn, lái xe bị phạt như thế nào?
Mức phạt nồng độ cồn xe máy, ô tô
Mức phạt nồng độ cồn xe máy và xe ô tô khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
Mức xử phạt nồng độ cồn xe máy
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25mg/lít xăng hoặc hơi thở có nồng độ cồn không vượt quá 50mg/100ml máu là từ 2.000.000 VND đến 3.000.000 VND. Bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với người vi phạm từ 10 đến 12 tháng.
Phạt tiền từ 4.000.000 VND đến 5.000.000 VND đối với người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg trên 100ml máu hoặc trên 0,25mg đến 0,4mg trên lít khí thở. Bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe đối với người vi phạm từ 16 đến 18 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn xe máy là từ 6.000.000 VND đến 8.000.000 VND đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg trên 100ml máu hoặc 0,4mg trên 1 lít không khí. Xử phạt bổ sung tước bằng 22 – 24 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn ô tô
Người tham gia giao thông phải “Thanh toán” từ 6.000.000 VND đến 8.000.000 VND đối với trường hợp điều khiển xe mà có nồng độ cồn nhưng không vượt quá 50mg/100ml máu hoặc không vượt quá 0,25mg/hơi thở.
Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng, phạt tiền từ 16.000.000 VND đến 18.000.000 VND với đối thượng tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg trên một lít khí thở. Bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với người vi phạm từ 16 đến 18 tháng.
Phạt tiền từ 30.000.000 VND đến 40.000.000 VND đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cao: trên 80mg/100ml máu hoặc hơn 0,4mg trên 1 lít khí thở; không thể kiểm tra nồng độ của người dùng.
Uống rượu/bia khi tham gia giao thông có mức xử phạt là bao nhiêu?
Từ những thông tin trên, việc người tham gia giao thông uống rượu bia sẽ có các mức phạt nồng độ cồn xe máy khác nhau tùy thuộc vào phương tiện di chuyển và nồng độ cồn trong máu.
Có thể thấy, mức phạt nồng độ cồn xe máy thấp hơn người tham gia giao thông bằng xe 4 bánh. Vì vậy, bạn hãy lưu ý không uống rượu bia trước khi tham gia giao thông để bảo vệ mình và người khác.
Xử lý trong trường hợp đụng xe với người say rượu?
Ngoài việc bị xử phạt hành chính về tội có nồng độ cồn cao khi lái xe, trong trường hợp người tham gia giao thông gây tai nạn cho người khác, người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Trong từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường có thể là bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tài sản, tính mạng.
Người gây tai nạn giao thông xong bỏ trốn bị xử lý thế nào?
Khi gây ra tai nạn mà bỏ trốn, mức phạt nồng độ cồn xe máy sẽ không đơn giản là phạt tiền nữa. Trong trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu người bị thương sẽ bị phạt từ 3-10 năm. Vì vậy, nếu đã gây ra tại nạn khi say xỉn, người gây tai nạn tuyệt đối không được trốn tránh trách nhiệm.
Vi phạm nồng độ cồn có bị giam xe không?
Điều 82 Nghị định 100 quy định: Khi điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn thì có thể bị tạm giữ phương tiện di chuyển lên đến 07 ngày. Vì vậy, việc giữ xe hoàn toàn có thể xảy ra khi người tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các mức phạt nồng độ cồn xe máy khi tham gia giao thông. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của việc uống rượu bia trước khi lái xe. Ngoài thông tin về những lưu ý khi tham gia giao thông, tại Mua Bán bạn có thể tìm thấy rất nhiều tin tức mới nhất về các dòng xe ô tô cũ giá rẻ đang được ưa chuộng hiện nay nhé.
>> Xem thêm:
- Tất tần tật thông tin về bằng lái xe Container cho người lái xe
- Kiểm tra định kỳ xe Honda gồm những gì & lợi ích khi bảo dưỡng xe
- Cập nhật mới nhất thông tin về giá bán SH 2022
Hồng Phúc.