Kinh tế quốc tế không phải là ngành mới mẻ, tuy nhiên nó lại có sức hút với nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây. Đây là một ngành trong lĩnh vực kinh tế và được xem trọng tại nhiều quốc gia. Điểm đầu vào của ngành này tại các trường đại học cũng khác cao. Vậy mức lương của ngành kinh tế quốc tế có cao không? Công việc chính là lộ trình thăng tiến của ngành nghề này là gì? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu toàn bộ nội dung này qua bài viết sau đây!
Tìm hiểu về ngành kinh tế quốc tế
Trước khi tìm hiểu về thông tin mức lương của ngành kinh tế quốc tế, bạn nên hiểu về khái niệm và bản chất của ngành. Dưới đây là các nội dung cụ thể về ngành này:
Ngành kinh tế quốc tế là gì?
Ngành kinh tế quốc tế còn có tên gọi là International Business. Bản chất của ngành là nghiên cứu chuyên sâu về các hoạt động giao dịch kinh tế giữa các quốc gia với nhau. Tại các trường đại học, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức sâu rộng về mảng kinh tế học, kinh tế toàn cầu và tài chính quốc tế.
Đối với sinh viên theo học ngành kinh tế quốc tế, sau khi ra trường phải áp dụng được kiến thức của mình để thúc đẩy kinh tế. Đồng thời đẩy mạnh sự giao thương của đất nước và nâng cao vị thế trong ngành buôn bán, xuất nhập khẩu.
Các kiến thức về ngành kinh tế quốc tế thường sâu rộng và rất khó. Tuy nhiên, sau khi ra trường cơ hội xin việc rộng mở. Và mức lương của ngành kinh tế quốc tế so với mặt bằng chung thường cao hơn các ngành nghề khác. Do đó đây là ngành có thể thu hút được nhân tài quan tâm, các bạn trẻ lựa chọn phát triển ngành nghề này cũng sẽ có tương lai rộng mở hơn.
Sự khác nhau giữa ngành kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế
Nhiều người nhầm lẫn giữa kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế. Mặc dù cũng đều liên quan đến ngành kinh doanh quốc tế, tuy nhiên bản chất và khái niệm và cơ hội nghề nghiệp của nó lại khác nhau.
So về bản chất, kinh tế quốc tế thường thiên về nghiên cứu kinh tế học thông qua các hoạt động và thương mại quốc tế. Còn đối với ngành kinh doanh quốc tế lại liên quan nhiều về các thức quản trị các hoạt động kinh doanh, đầu tư và cung ứng quốc tế. Mức lương của ngành kinh doanh quốc tế thường dao động từ 15 đến 20 triệu đồng.
Được học những gì trong ngành kinh tế quốc tế?
Hiện nay các trường đại học chuyên đào tạo kinh tế tại Việt Nam đều có ngành học này. Rất nhiều sinh viên theo học và phải trải qua kỳ thi tuyển rất khắt khe. Các kiến thức mà một sinh viên sẽ được đào tạo khi học kinh tế quốc tế bao gồm:
- Những nguyên tắc về quản trị đa văn hóa
- Các nguyên tắc cơ bản về tài chính
- Các hoạt động quản trị Logistic và xuất nhập khẩu
- Thực hiện việc phân tích chiến thuật và hoạch định các chiến lược kinh doanh quốc tế
- Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế
- Bảo hiểm ngoại thương
- Hoạch định chiến lược kinh doanh quốc gia.
- Hiểu về luật kinh doanh quốc tế
- Marketing quốc tế
- Các hoạt động thanh toán quốc tế và thương mại điện tử
Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm quan trọng để có thể làm việc tốt trong tương lai. Chẳng hạn như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng đàm phán quốc tế
- Giao tiếp tiếng Anh thương mại
Xem thêm các tin đăng tuyển dụng việc làm Marketing: |
Học ngành kinh tế quốc tế nên học trường nào?
Hiện nay, các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam chuyên ngành kinh tế đều có đào tạo ngành nghề này. Chẳng hạn như:
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học kinh tế HCM
- Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Ngoại thương
- Học viện ngoại giao Hà Nội
- Đại học ngân hàng TP. HCM
Mức lương của ngành kinh tế quốc tế
Học kinh tế quốc tế ra sẽ làm gì, lộ trình thăng tiến ra sao? Hay mức lương của ngành kinh tế quốc tế như thế nào là mối quan tâm của nhiều sinh viên hiện nay.
Mức lương của ngành kinh tế quốc tế theo kinh nghiệm
Đối với tất cả mọi ngành nghề, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá mức lương. Và mức lương của ngành kinh tế quốc tế theo kinh nghiệm và thời gian thực tế làm việc tại vị trí này cũng sẽ có sự khác biệt nhau.
Đối với sinh viên mới ra trường
Đối với sinh viên mới ra trường ứng tuyển vào vị trí thực tập hoặc nhân viên mới thường dao động từ 7 đến 10 triệu đồng mỗi tháng.
Đối với người có kinh nghiệm
Trong trường hợp có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm thì mức lương có sự thay đổi lớn. Ở vị trí và có kinh nghiệm thì mức lương của ngành kinh tế quốc tế sẽ dao động từ 25 đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Nếu bạn ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn đa quốc gia chuyên hoạt động trong lĩnh vực này, thì mức lương một nhân viên có thể từ 30 đến 50 triệu mỗi tháng hoặc cao hơn.
Mức lương của ngành kinh tế quốc tế đối với một số vị trí
Ngoài ra, mức lương của ngành kinh tế quốc tế cũng được phân chia theo từng nghiệp vụ và vai trò công việc. Các vị trí tuyển dụng và mức lương của một nhân sự kinh tế quốc tế sẽ phân chia như sau:
Vị trí chuyên viên Marketing quốc tế
Các công việc mà một chuyên viên Marketing quốc tế phải thực hiện bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch và chiến lược Marketing,
- Quảng bá sản phẩm và đưa thương hiệu đến với thị trường quốc tế,
- Đánh giá mức độ, hiệu quả và chi phí của toàn bộ hoạt động marketing.
Đối với vị trí chuyên viên Marketing, ở vị trí thực tập sinh hoặc nhân viên mới mức lương dao động từ 7 đến 12 triệu đồng. Nếu có thâm niên và kinh nghiệm trên 2 năm mức lương có thể từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
Vị trí chuyên viên cung ứng
Công việc chính của vị trí chuyên viên cung ứng bao gồm:
- Lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động quản lý, thu mua.
- Xây dựng mối quan hệ bền vững với đối tác.
Đối với vị trí thực tập sinh hoặc nhân viên mới sẽ có mức thu nhập từ 7 đến 12 triệu. Đối với vị trí chuyên viên hoặc quản lý có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên sẽ có mức lương từ 15 đến 25 triệu đồng mỗi tháng.
Vị trí chuyên viên tài chính
Nhiệm vụ chính của một chuyên viên tài chính sẽ thực hiện các hoạt động như sau:
- Theo dõi các hoạt động tài chính quốc tế của doanh nghiệp.
- Dựa trên số liệu thống kê thực hiện việc phân tích số liệu kinh tế.
- Đánh giá và vận hành các mô hình theo dõi tài chính của doanh nghiệp.
Nếu ở vị trí chuyên viên có kinh nghiệm dưới 2 năm, mức lương sẽ từ 8 đến 10 triệu đồng. Đối với vị trí quản lý hoặc có thâm niên cao hơn trong lĩnh vực này có thể nhận được mức lương từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
Vị trí chuyên viên xúc tiến thương mại
Nhiệm vụ chính của một chuyên viên xúc tiến thương mại bao gồm:
- Đóng vai trò là cầu nối để phát triển kinh tế và thương mại giữa hai quốc gia.
- Làm người đại diện liên kết và hợp tác của một hoạt động thương mại bất kỳ giữa các quốc gia.
Mức lương của ngành kinh tế quốc tế với vai trò chuyên viên xúc tiến thương mại khá cao. Ở vị trí thực tập hoặc có kinh nghiệm dưới 1 năm dao động từ 8 đến 10 triệu đồng. Nếu trên 1 năm mức lương có thể đạt được từ 10 đến 15 triệu đồng. Đối với vị trí quản lý hoặc có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên có thể nhận được mức lương từ 15 đến 30 triệu đồng mỗi tháng.
Vị trí nhân viên xuất nhập khẩu
Đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần thực hiện các hoạt động sau:
- Tiến hành việc giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng.
- Xây dựng và lên kế hoạch cải thiện các chiến lược xuất nhập khẩu.
- Thực hiện việc soạn thảo các hợp đồng bằng tiếng Anh.
- Đảm nhận công việc đối ngoại.
Đối với vị trí này mức lương sẽ dao động từ 10 đến 15 triệu đồng ở vị trí nhân viên mới, thử việc. Khi có kinh nghiệm trên 1 năm hoặc ở vị trí quản lý mức lương sẽ dao động từ 15 đến 30 triệu đồng mỗi tháng.
Vị trí nhân viên hàng không, hàng hải
Nhiệm vụ chính của nhân viên hàng không hàng hải:
- Đảm nhận các hoạt động liên quan đến chi phí cước hải quan, cảng biển.
- Quản lý chi phí cước sân bay nội địa và quốc tế.
Mức lương mà một nhân viên hàng không, hàng hải nhận tùy thuộc theo vai trò và thâm niên. Đối với nhân sự mới mức lương từ 12 đến 15 triệu đồng. Ở vai trò quản lý hoặc có thâm niên trên 2 năm mức lương nhận được có thể từ 20 đến 25 triệu đồng mỗi tháng.
Vị trí chuyên viên tư vấn đầu tư
Công việc chính của chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế bao gồm:
- Quan sát tình hình kinh tế toàn cầu.
- Nghiên cứu các chính sách và cơ cấu kinh tế.
- Đưa ra các giải pháp để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các chiến lược kinh doanh sinh lời hiệu quả.
So với mặt bằng chung, mức lương của ngành kinh tế quốc tế ở vị trí chuyên viên tư vấn đầu tư sẽ cao hơn. Đối với nhân viên có thâm niên dưới 1 năm mức lương sẽ từ 12 đến 15 triệu đồng mỗi tháng. Ở vị trí quản lý và có thâm niên lâu năm có thể dao động từ 20 đến 30 triệu mỗi tháng.
Những tố chất cần có giúp nâng cao mức lương của ngành kinh tế quốc tế
Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần phát triển kỹ năng riêng để hoàn thiện công việc tốt nhất. Muốn trở thành một chuyên viên trong lĩnh vực kinh tế quốc tế bạn cần rèn luyện một số kỹ năng căn bản sau:
- Bổ sung ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế và kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tốt.
- Bổ sung các kiến thức về kinh doanh, kinh tế thị trường.
- Nhạy bén và nắm bắt các thông tin kinh tế mới nhất theo xu thế của toàn cầu.
- Có sự quyết đoán và khả năng làm việc độc lập.
- Chịu được áp lực công việc cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ năng, cơ hội việc làm và mức lương của ngành kinh tế quốc tế. Với nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, việc bạn trở thành một nhân viên kinh tế quốc tế giỏi sẽ mang lại thu nhập đáng mơ ước. Đây là ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai nên cơ hội việc làm cũng rất lớn. Hãy theo dõi Mua Bán để tìm việc làm uy tín, mới nhất nhé!
Hiền Phạm
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Mức lương của ngành ngôn ngữ Anh bao nhiêu? Cơ hội việc làm ra sao?
- Ngành Digital Marketing học trường nào? Cơ hội việc làm Digital Marketing 2022
- Ấn tượng mức lương ngành quản trị nhân lực năm 2022