Merchandise là 1 thuật ngữ khá quen thuộc. Chúng thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại. Xét theo từng khía cạnh, có thể hiểu cụm từ này theo những nghĩa khác nhau. Cụ thể, từ này vừa có thể là 1 nghề. Vừa có thể là 1 lĩnh vực hoạt động. Hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng về ý nghĩa của merchandise trong đời sống hiện nay nhé.
Merchandise là gì?
Nếu hiểu merchandise theo nghĩa rộng nhất, thì thuật ngữ này chỉ hoạt động buôn bán. Merchandise là bất kỳ hoạt động nào nhằm hỗ trợ quá trình bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng.
Đây là hoạt động bán lẻ, khác với wholesale. Người bán sẽ trưng bày các sản phẩm theo cách sáng tạo. Từ đó thu hút khách hàng lựa chọn 1 hay nhiều sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu hiểu thuật ngữ này như là 1 nghề thì đây là chức vụ của nhân viên quản lý đơn hàng. Nhiệm vụ của nhân viên này là theo dõi đơn hàng của các công ty may mặc công nghiệp.
Trong dây chuyền sản xuất, thương mại của các công ty may mặc, đây là vị trí đóng vai trò quan trọng.
Có thể nói, merchandise là cầu nối quan trọng giữa xưởng sản xuất và khách hàng. Nhân viên ở vị trí này góp phần đảm bảo tiến độ đơn hàng, sự chính xác trong cam kết, thoả thuận giữa 2 bên.
Tại sao nghề merchandise ngày càng trở nên hot?
Trong thời gian gần đây, công việc merchandise ngày càng được nhiều người tìm kiếm, lựa chọn. Điều này xuất phát từ nhu cầu của các công ty cho vị trí này cũng như những cơ hội, tiềm năng lớn nhất định.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên
Rất nhiều công ty may mặc được thành lập tại Việt Nam. Trong đó tập trung chủ yếu ở Sài Gòn.
Vì thế mà xu hướng tuyển dụng merchandise cũng tăng lên tương ứng. Đó là chưa kể, còn có các công ty nước ngoài đầu tư, rót vốn trong lĩnh vực may mặc ở Việt Nam.
Các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm nhân viên quản lý, theo dõi đơn hàng cho những đơn hàng may mặc lớn của mình.
Nhân viên quản lý giỏi, có trách nhiệm sẽ đảm bảo tiến độ công việc giữa các khâu, tạo nên sự thống nhất cho dây chuyền sản xuất – kinh doanh.
>> Sôi nổi với thị trường việc làm thêm hiện nay tại Việt Nam
Lương thưởng hấp dẫn
Lương thưởng cho công việc quản lý đơn hàng khá hấp dẫn.
Đối với nhân viên làm việc trong môi trường công ty đa quốc gia, lương thường được tính bằng đô. Như vậy, so với mức lương trung bình ở Việt Nam, thì con số này vô cùng lý tưởng.
Tất nhiên, mức lương của nhân viên thường và merchandise manager sẽ có sự chênh lệch lớn. Cho nên, tuỳ theo năng lực, chức vụ, mà mức lương của bạn cũng tăng lên tương ứng.
Cơ hội thăng tiến cao
Công việc này đưa ra những yêu cầu cao đối với nhân viên. Thế nhưng đồng thời cũng mang tới những cơ hội hấp dẫn.
Cụ thể, với những thành tích tốt, đạt chỉ tiêu công ty đưa ra, nhân viên dễ dàng thăng tiến về chức vụ cũng như mức lương.
Ngoài ra, với những công ty đa quốc gia, chúng ta còn có cơ hội học tập, giao lưu trong môi trường đa văn hoá. Đây sẽ là nền tảng tốt để nhân viên phát triển bản thân hơn theo thời gian.
Công việc của nhân viên merchandise
Việc làm merchandise nhìn chung gắn liền với việc quản lý, theo dõi đơn hàng.
Nhưng nếu tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về quy trình, bạn sẽ thấy rằng, nhân viên quản lý này phải đảm nhận nhiều công việc phức tạp hơn.
Quản lý đơn hàng FOB
Đối với quản lý đơn hàng FOB, nhân viên phải phát triển mẫu từ mẫu thiết kế, yêu cầu của khách hàng, chào mẫu mới tới khách hàng hoặc thậm chí là khắc phục các lỗi của sản phẩm. Sau đó, khi cả 2 bên đã đi tới thống nhất về mẫu sản phẩm, nhân viên mới tiến hành làm bảng giá FOB.
Khi khách hàng đồng ý với mẫu mã, báo giá, nhân viên sẽ soạn thảo hợp đồng dựa trên nội dung thoả thuận.
Tiếp theo, nhân viên merchandise sẽ làm việc với các nhà cung ứng, lên kế hoạch sản xuất, nhận nguyên vật liệu. Khi nguyên vật liệu đã được bàn giao đủ, nhân viên sẽ thông báo cắt và đưa vào dây chuyền sản xuất để kịp tiến độ.
Quản lý đơn hàng gia công
Với những đơn hàng gia công, quy trình cũng tương tự, nhưng có phần đơn giản hơn. Khi nhận được thông tin đặt hàng từ khách, nhân viên chỉ cần báo giá và xác nhận ngày đồng bộ nguyên phụ liệu, giao hàng.
Sau đó, các bước tiếp theo từ làm mẫu PP, đặt nguyên vật liệu cho tới sản xuất, bàn giao đều tương tự.
Những cơ hội việc làm trong lĩnh vực merchandise
Ngày càng có nhiều người quan tâm tới thông tin tuyển merchandise nhờ những cơ hội việc làm hấp dẫn. Dưới đây là 1 số công việc phổ biến dành cho merchandise. Cụ thể:
Garment Merchandiser
Công việc này yêu cầu chúng ta phải thường xuyên làm việc với khách hàng và nhà máy. Hướng đến cập nhật những thông tin mới nhất liên quan tới đơn hàng.
Khi làm việc với các nhà cung cấp nguyên liệu, nhà máy, cần xác định rõ các vấn đề về mẫu theo mùa. Các yêu cầu sản xuất, phát triển mẫu mới.
Nhân viên merchandise cũng nên chủ động trong việc thu thập các mẫu hàng may mặc, đồ trang trí. Cập nhật mới nhất về nhận xét phong cách sản phẩm.
Trong suốt quá trình hàng hoá được thực hiện, cần phải theo dõi thường xuyên, giao mẫu thử, giao hàng và lập báo cáo bàn giao sản phẩm.
Merchandise executive
Ở vai trò cao hơn, merchandise executive sẽ quản lý bao quát quy trình quản lý đơn hàng. Những nhân viên làm việc trong vị trí này cần xác định nhóm sản phẩm cần mua. Kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khác với nhân viên garment merchandiser, executive phải hoàn thành nhiệm vụ của quản trị viên. Đảm bảo mục tiêu doanh số, cổ phiếu, lợi nhuận.
Để thực hiện được điều đó, cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường.
Người quản lý sẽ chọn lọc chính xác nhu cầu khách hàng và cơ hội hàng hoá. Giúp cho công ty có định hướng sản xuất chính xác hơn.
Nhân viên merchandise
Nhân viên chuyên về merchandise trong công ty sẽ chịu trách nhiệm theo dõi doanh số và hàng hoá hiện tại của công ty.
Từ đó, nhân viên có thể nắm bắt. Thông báo cho nhà quản lý về khả năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng của công ty hiện tại như thế nào.
Ngoài ra, nhân viên còn là cầu nối duy trì mối quan hệ với khách hàng. Kiểm tra tiêu chuẩn bán hàng. Hay, tình hình doanh số và mức độ tuân thủ.
Việc lập báo cáo về tình hình doanh số, chi phí, ngân sách giao dịch tài khoản cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Yêu cầu tuyển dụng cho vị trí công việc
Hầu hết, các công ty khi tuyển dụng vị trí merchandise đều đề cao khả năng giao tiếp và duy trì mối quan hệ tốt.
Đây là mấu chốt để làm việc với khách hàng, nhà cung cấp. Giải quyết những vấn đề phát sinh và tạo mối quan hệ làm việc lâu dài.
Bên cạnh đó, cũng cần phải trang bị kỹ năng đàm phán để thoả thuận với khách hàng, nhà cung cấp.
Merchandise còn là người phải kiêm nhiều công việc khác nhau. Từ khâu tư vấn, gửi mẫu cho khách hàng,… Tới khâu kiểm tra nguyên vật liệu, thông báo sản xuất. Cho nên, khả năng lập kế hoạch, xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc hay giải quyết vấn đề rất cần thiết.
Đối với những người làm quản trị trong lĩnh vực này, cần phải chú trọng tới khả năng phân tích. Hay rộng hơn là khả năng đánh giá thị trường.
Sự quyết đoán cũng là điểm cộng đối với người quản lý. Góp phần đưa ra những chiến lược quan trọng. Có tầm ảnh hưởng tới toàn bộ công ty.
Nhờ vai trò quan trọng và những đặc thù công việc mà merchandise trở thành 1 nghề được nhiều công ty tìm kiếm. Tuỳ theo năng lực, kinh nghiệm cùng sự may mắn mà bạn có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên hay quản lý các cấp.
Là 1 merchandise, bạn không chỉ nhận được những cơ hội lương thưởng, thăng tiến. Mà còn có kinh nghiệm bao quát hơn trong lĩnh vực kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm các thông tin trong lĩnh vực này, đừng quên truy cập vào muaban.net nhé.
Ngoài ra, bạn có nhu cầu tìm việc làm thì có thể truy cập vào website Muaban.net để ứng tuyển hàng nghìn công việc với mức lương cao và uy tín:
Hồng Vân – Content Writer