Trong những năm trở lại đây, xu hướng khởi nghiệp đang tạo ra một sức hút mạnh mẽ đối với xã hội. Đặc biệt là với cộng đồng người trẻ tuổi với nhiều khát vọng lớn lao. Xuất hiện cùng với trào lưu khởi nghiệp, những cụm từ như mentor, coach, mentee… cũng thường hay được nhắc đến. Vậy Mentor là gì? Tại sao mentor lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình khởi nghiệp? Các bạn hãy cùng Mua Bán tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mentor là gì?
“Nghĩa của mentor là gì?” Trong Tiếng Việt, mentor là gì được dịch ra là “người cố vấn”. Những người đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bạn ở bất cứ lĩnh vực nào. Từ kinh doanh, khởi nghiệp cho đến học tập và cuộc sống. Họ là người giám sát, hướng dẫn và tư vấn hỗ trợ.
Đồng thời, đưa ra những lời khuyên bổ ích để tác động đến tâm lý của người được tư vấn. Từ đó, tạo được bước phát triển mạnh mẽ trong suy nghĩ. Bất cứ khi nào bạn gặp phải những vấn đề trong các lĩnh vực thì mentor luôn là người giúp bạn nhận thấy những điểm sai, thiếu sót. Nhờ vào đó, tự đúc kết được bài học và kinh nghiệm cho bản thân.
Công việc của một vị trí mentor là gì?
Sau khi tìm hiểu mentor là nghĩa gì, nhiều bạn chắc chắn sẽ thắc mắc: “Làm mentor là gì? Mentor cần hoàn thành những công việc gì?” Bởi đây vẫn là một khái niệm còn tương đối mới mẻ. Các bạn hãy tham khảo những thông tin của chúng tôi để hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Đề cao quan hệ giữa hai người lên trên quan hệ mang tính cố vấn
Công việc này có nghĩa là một mentor thực sự cần phải biết tạo ra những mối quan hệ thân thiết với những người cố vấn khác hoặc những người đang có mong muốn khởi nghiệp. Một mối quan hệ vững chắc được xây dựng thành công là hoàn toàn dựa vào giá trị thiết thực của người cố vấn.
Mentor và mentee phải là những người có cùng hệ giá trị và tư tưởng. Nếu khác nhau thì mối quan hệ này sẽ rất khó để hợp tác lâu dài, không mang lại được nhiều hiệu quả trong quá trình cùng phát triển.
Tập trung vào tính cách hơn những yếu tố khả năng
Điều này có nghĩa là với cương vị những người mentee, bạn cần lựa chọn những người mentor có tâm. “Định nghĩa mentor là gì?” trong khởi nghiệp. Đó là những người có thể giúp người được tư vấn hình thành được nhận thức, tính cách phù hợp với bản thân. Đồng thời, một mentor cũng cần có sự thông cảm trong nhiều trường hợp. Đặc biệt là sự tôn trọng với mọi người xung quanh.
Một người mentor giỏi cần định hướng được con đường họ cần đi trong thời gian dài. Đồng thời, phát triển những phẩm chất tốt và khả năng vượt trội của người được cố vấn. Từ đó, giá trị của bạn sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Có thể hiểu, giá trị nội tâm trong con người mới giúp bạn thành công, chứ không phải là khả năng hay kỹ năng.
Hướng đến sự lạc quan, giữ im lặng với thái độ hoài nghi
Một trong những yếu tố quan trọng giúp trở thành một người mentor giỏi chính là thái độ lạc quan. Đặc biệt là trong quá trình khởi nghiệp, một ý tưởng mới mẻ, mạo hiểm thì người mentor đóng vai trò là người truyền thêm động lực.
Họ cần lấy chính sự lạc quan của bản thân để truyền cảm hứng cho những người được tư vấn. Là vấn đề mang nhiều tính mạo hiểm như khởi nghiệp, mentor phải luôn đối mặt với mọi tình huống bằng cảm xúc tích cực. Việc để cảm xúc tiêu cực xen vào sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Nghĩ cho giá trị của học trò của mình hơn là công ty/tổ chức
Đối với công việc này, mentor đóng vai trò là người định hướng đúng đắn cho người cần được cố vấn trong quá trình họ khởi nghiệp. Với việc xác định khả năng tiềm ẩn của con người, mentor cần có cái nhìn tinh tế để nhận thấy được những giá trị cốt lõi của mentee. Từ đó, phát huy những thế mạnh để đạt được những thành công nhất định.
Mentor đóng vai trò như thế nào trong quá trình khởi nghiệp?
Trong giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp, chắc chắn các bạn sẽ có nhiều điều mới lạ và khó khăn. Bạn cần một người chia sẻ suy nghĩ và giúp định hướng tương lai. Đó chính là lúc bạn cần một người mentor tài giỏi.
Trong giai đoạn khởi đầu tiếp theo, những vấn đề khó khăn trong kinh doanh sẽ bắt đầu phát sinh. Mọi vấn đề từ khả năng bán hàng, vay vốn, xung đột nội bộ, giải quyết các khiếu nại khách hàng… đều sẽ khiến các bạn mệt mỏi.
Đồng thời, cản trở rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp trong quá trình mới khởi nghiệp. Đó chính là lúc bạn cần mentor. Ngay cả khi đã phát triển, nhiều doanh nghiệp vẫn cần đến mentor để tham khảo những bước đi phát triển bền vững.
“Vai trò của Mentor là gì trong quá trình khởi nghiệp?” Mentor đóng vai trò quan trọng, giúp các bạn định hướng, tiếp giữ ngọn lửa nhiệt huyết. Đồng thời, là người đưa ra những lời khuyên chân thành để sự nghiệp của bạn phát triển nhất.
Những phẩm chất cần có của một mentor tài giỏi
Sau khi tìm hiểu mentor là gì, các bạn cần tham khảo những phẩm chất cần có của một mentor tài giỏi để hiểu thêm về công việc này. Những phẩm chất vốn có của một mentor sẽ giúp ích được rất nhiều trong quá trình cố vấn cho những người khởi nghiệp:
- Có kinh nghiệm dày dặn: Yếu tố kinh nghiệm là điều không thể thiếu của một người mentor. Với công việc tư vấn và định hướng cho người khác, một mentor có kinh nghiệm sẽ có thể chia sẻ nhiều kiến thức và lời khuyên có ích và phù hợp nhất.
- Tính cách: Những người làm công việc mentor nên có tính cách chuẩn đạo đức, tích cực và tốt bụng. Những tính cách đó sẽ là yếu tố giúp các mentee trở lên tin tưởng, tôn trọng mentor. Đồng thời, tính cách của mentor cũng là điều mà nhiều người được cố vấn muốn học hỏi.
- Có sự quan tâm đến những người xung quanh: Ngoài kỹ năng giao tiếp, kết nối các mối quan hệ, một người mentor cần phải biết quan tâm đến “học trò” của mình. Việc quan sát mọi lúc sẽ khiến học trò không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Đồng thời, đây còn là sự động viên về tinh thần, tình cảm bên cạnh yếu tố về mặt kiến thức.
- Có sự tin tưởng vào “học trò”: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Một mối quan hệ hợp tác lâu dài thì cần có sự tin tưởng lẫn nhau. Nếu không có sự tin tưởng thì khó có thể giao phó trách nhiệm cũng như giúp đỡ nhau trong công việc.
Top 5 phương pháp mentoring phổ biến nhất trên thế giới
Mô hình mentoring 1:1
Mô hình mentor là gì? Đây là mô hình được nhiều mentor áp dụng nhất hiện nay. Với mô hình này, một mentor chỉ đảm nhiệm một học trò. Điều này sẽ giúp thời gian tư vấn được hiệu quả khi tâm sức dành cho nhau nhiều hơn. Mối quan hệ hợp tác này cũng sẽ dễ dàng phát triển nếu đôi bên cảm thấy phù hợp.
Mô hình mentoring dựa vào nguồn tiềm lực
Mô hình dựa vào nguồn tiềm lực có nhiều nét tương đồng với phương pháp trên. Đối với mô hình này, người “học trò” sẽ có quyền lựa chọn người mentor phù hợp nhất trong số mentor trong danh sách. Không chỉ vậy, mentee cũng là người đề xuất những mong muốn, lộ trình mentoring để cả hai thấu hiểu và làm việc tốt nhất.
Mô hình mentoring theo từng nhóm
Đây là mô hình mentoring với 1 mentor nhưng nhiều “học trò”. Mentor giờ đây đóng vai trò là người hướng dẫn và giúp đỡ cho cả một nhóm người trong thời gian dài. Vấn đề khó giải quyết nhất trong mô hình này chính là sự thống nhất và tính đồng bộ. Đồng thời, người cố vấn cần quan sát bao quát mọi “học trò”, đưa ra những đánh giá về mức độ nhận biết của từng người. Để từ đó, phân chia cách tư vấn phù hợp nhất.
Mô hình mentoring phụ thuộc vào sự huấn luyện
Mô hình mentoring này sẽ được thực hiện song song với một chương trình huấn luyện. Với việc tập trung vào các khía cạnh nhất định, chương trình huấn luyện này là phương pháp để mentor khám phá được những tiềm năng của mentee. Từ đó đưa ra phương pháp, lộ trình mentoring để ngày một phát triển, thành thạo các kỹ năng trong tương lai.
Mô hình mentoring cấp điều hành, quản lý
Đây là mô hình mentoring dựa theo hệ thống bộ máy quản lý điều hành. Ưu điểm vượt trội nhất của mô hình này chính là sự đồng bộ và phát triển nhanh chóng. Điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm được sức lực, chất xám. Đồng thời, giúp các “học trò” có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm và kiến thức từ nhiều mentor ở các lĩnh vực khác nhau.
Mentor có gì khác với Coach
Mọi người thường dễ bị nhầm lẫn vai trò của Mentor và Coach vì những giá trị chuyên môn, độ hiểu biết và các công cụ họ sử dụng đôi khi chồng chéo lên nhau. Dưới đây là một vài điểm khác biệt giữa hai đối tượng này.
Phong cách
Coach sẽ hỗ trợ, khuyến khích bạn tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề để có thể tự cải thiện. Trong quá trình đó, họ sẽ tạo động lực để thúc đẩy và giúp bạn xác định các trở ngại đang kìm hãm bạn.
Nói cách khác, các Coach không bao giờ đưa ra lời khuyên cụ thể hay ý kiến của riêng họ để ảnh hưởng đến từng cá nhân. Vì vậy, cách tiếp cận trong quá trình Coaching thiên về cộng tác trực tiếp là nhiều. Mặt khác, Mentor đưa ra chỉ thị nhiều hơn bằng việc cung cấp hướng dẫn từng bước, phản hồi và đưa ra lời khuyên cụ thể khi cần thiết. Do đó, phương thức tiếp cận của Mentor thiên về chỉ đạo trực tiếp hơn.
Quá trình Mentoring thường xảy ra tự nhiên hơn, thường bắt nguồn từ một sự kết nối chung và đôi khi đi kèm với những thỏa thuận bằng lời nói hay ngụ ý. Quá trình Coaching được ràng buộc theo hợp đồng với những điều khoản bằng văn bản, được quy định rõ ràng, bao gồm kết quả dự kiến, thời gian cụ thể, tính bảo mật,…
Kết quả
Kết quả từ Coaching thường cụ thể, có thể đo lường được đặc biệt là các thay đổi tích cực có thể nhìn thấy trong lĩnh vực Coachee mong muốn cải thiện.
Kết quả từ Mentoring có thể khó đo lường hơn vì mục tiêu của từng cá nhân có thể thay đổi theo thời gian. Khi đánh giá tác động từ việc Mentoring, bạn nên ít tập trung vào kết quả định lượng hay những dấu hiệu có thể nhìn thấy mà thay vào đó là sự phát triển của Mentee.
Tiêu điểm chính
Những chương trình Coaching chú trọng tập trung vào hiệu suất hơn, được thiết kế để cải thiện một lĩnh vực cụ thể của từng cá nhân, ví du như hành vi hoặc khả năng nhận thức của họ,… Một Coach chuyên về lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp bạn đạt được vị trí và những mục tiêu sự nghiệp của mình bằng cách đề ra một loạt những câu hỏi kích thích tư duy để hiểu về con người bạn trước khi bắt tay với bạn cùng xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể.
Mục đích của Mentoring là nhắm đến tiến độ phát triển trong quá trình nghề nghiệp của nhân viên. Trong ngữ cảnh một doanh nghiệp, Mentor chịu trách nhiệm dẫn dắt các Mentee dựa trên một lộ trình tương tự với những gì Mentor đã trải qua trong sự nghiệp của họ nhằm cải thiện những kỹ năng cần thiết của người tham vấn và cuối cùng giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Cấu trúc và khung thời gian
Một số chương trình Coaching chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thường kéo dài khoảng sáu tháng hay một năm. Mối quan hệ có lẽ sẽ kết thúc một khi Coachee đạt được mục tiêu đã mong muốn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp những chương trình kéo dài lâu hơn khi ý định của từng cá nhân thay đổi.
Những chương trình Coaching thường trang trọng và có cấu trúc. Chính vì vậy, nó đòi hỏi sự cam kết đầy đủ từ mọi người tham gia. Do đó, sẽ có kiểm tra thường xuyên mỗi tuần hay hàng tháng để theo dõi và phân tích tiến trình của từng học viên.
Những chương trình Mentoring thường dài hạn hơn, có thể kéo dài trong vài năm hay thậm chí nhiều thập kỷ. Các cuộc họp cố vấn thường thoải mái, không câu nệ hay chỉ trang trọng khi cần thiết tùy theo nhu cầu của Mentee.
Tuy nhiên, tương tự như Coaching, Mentoring cũng có thể diễn ra ngắn hạn khi cá nhân thay đổi sự nghiệp ưu tiên, mục tiêu của họ.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm thì có thể truy cập vào website Muaban.net để ứng tuyển hàng nghìn đầu việc khác nhau ngay tại đây:
Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về vấn đề mentor là gì? Cũng như những yếu tố tạo nên một người mentor tài giỏi. Hy vọng những thông tin của Mua Bán đã giúp ích cho bạn. Đừng quên truy cập website Muaban.net để cập nhật liên tục tin đăng mới nhất về tuyển dụng việc làm tại TPHCM, Hà Nội nhé!
>>> Xem thêm:
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và tối ưu nhất bạn nên biết
- Reference là gì? Có nên đưa references vào CV xin việc không?
- PR là làm gì? Hướng đi nào tốt nhất cho nhân viên PR?