Với những ai đam mê khối ngành kỹ thuật chắc hẳn không dưới một lần nghe về thuật ngữ Mechanical Engineering. Vậy khái niệm Mechanical Engineering là gì? Tính chất công việc của ngành nghề này ra sao? Ngành nghề này có triển vọng trong tương lai hay không? Cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
I. Mechanical Engineering là gì?
Engineering được biết đến là một ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật bao quát mọi lĩnh vực như kinh tế xã hội, khoa học. Kỹ thuật có thể làm nên mọi thứ, từ các màng tế bào nhỏ nhất đến cấu trúc xây dựng, bộ phận nhân tạo cải thiện động cơ và phát triển nguồn năng lượng tái tạo,
Vậy Mechanical Engineer là gì? Mechanical Engineer hiểu theo nghĩa đơn giản nhất chính là kỹ sư cơ khí hay kỹ sư thiết kế cơ khí. Đây được hiểu là người làm về thiết kế, sản xuất và đánh giá thiết bị cơ khi của doanh nghiệp, ví dụ như hệ thống làm mát, hệ thống giao thông, máy móc công nghiệp, robot,…
Ngành kỹ thuật hiện nay đang có nhiều bước phát triển vượt ra những ứng dụng quân sự đơn thuần và được áp dụng vào các cấu trúc dân sự như máy móc, vật liệu, tòa nhà, cầu đường, có khả năng bao quát mọi lĩnh vực trong đời sống.
Tham khảo thêm: Ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy Học Trường Nào? – Tổng Hợp 15+ Trường Đại Học
II. Công việc chính của Mechanical Engineer
Nhiệm vụ chính của lĩnh vực Mechanical Engineering là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
1. Thiết kế và lắp đặt sản phẩm cơ khí
Một Mechanical Engineer sẽ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến việc lên ý tưởng cũng như hoàn thiện và đưa một sản phẩm cơ khí vào sử dụng. Dưới đây là chi tiết những công việc mà họ có thể đảm nhận:
- Tham gia vào việc phân tích, thiết kế bản vẽ những sản phẩm về cơ khí, các loại máy móc, thiết bị cùng đội nhóm.
- Tiến hành gia công, quản lý các nguồn sản phẩm cũng như giám sát các hoạt động gia công để tránh sai sót trong quá trình thực hiện.
- Sau khi sản phẩm đã hoàn thiện, các kỹ sư sẽ bắt đầu việc lắp đặt, thử nghiệm, đánh giá và nghiệm thu sản phẩm để xem xét hiệu quả trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ ngoài thị trường.
2. Lắp đặt và vận hành máy móc và thiết bị cơ khí
Trong khâu lắp đặt và vận hành máy, công việc của các kỹ sư lúc này chính là đảm nhận việc lắp đặt các máy móc, thiết bị cho những công trình. Bước kế đến là theo dõi, quản lý và hỗ trợ vận hành sản phẩm để phát hiện kịp thời những sai sót. Sau cùng là đảm bảo dây chuyền sản xuất được diễn ra một cách trơn tru.
Xem thêm: Kỹ sư ME là gì? Các kiến thức cần biết về một kỹ sư ME
3. Sửa chữa và bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí
Trong một khoảng thời gian dài, các máy móc và thiết bị cơ khí sẽ phải hoạt động với một công suất rất lớn. Vậy nên chuyện thiết bị bị hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Công việc của các kỹ sư cơ khí lúc này là thường xuyên theo dõi, giám sát tình trạng hoạt động của máy để kịp thời nắm bắt được tình hình và lên kế hoạch sửa chữa phù hợp.
Kể cả khi máy vẫn đang hoạt động trơn tru, bạn vẫn cần kiểm tra thường xuyên và bảo trì máy. Điều này giúp sản phẩm ổn định hơn và đảm bảo công suất hoạt động một cách tốt nhất.
4. Đề xuất giải pháp cải thiện máy móc và thiết bị cơ khí
Vì là người tham gia trực tiếp vào quá trình chế tạo các sản phẩm nên kỹ sư cơ khí sẽ là người hiểu rất rõ về các thành phần cấu tạo, cơ chế vận hành của máy. Chính vì thế, họ cũng là người đảm nhận vai trò chính trong việc đưa ra các giải pháp giúp cải tiến sản phẩm và nâng cao hiệu quả lao động sản xuất.
5. Những nhiệm vụ khác
Bên cạnh những tác vụ chính trên, kỹ sư thiết kế cơ khí cũng cần tham gia vào một số công việc khác như:
- Hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn đội ngũ công nhân viên, kỹ thuật viên để nâng cao tay nghề làm việc.
- Báo cáo với cấp trên định kỳ công việc và tiến độ hoạt động hoặc các báo cáo, đề nghị đột xuất nếu có yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm cho những nhiệm vụ được cấp trên phân công.
III. Những kỹ năng, tố chất cần có của Mechanical Engineer
Ngoài việc hiểu Mechanical Engineering là gì, bạn cũng cần trau dồi và rèn luyện thêm những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản được yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
1. Đam mê làm việc với máy móc và thiết bị cơ khí
Một trong những yếu tố tạo động lực cho người làm việc trong giới cơ khí đó là sự đam mê với thiết bị máy móc cũng như kỹ thuật cơ khí. Chắc chắn bạn sẽ có hứng thú làm việc hơn với những gì mình yêu thích.
Hơn nữa, đây cũng là một nghề khó và tương đối khô khan nên đòi hỏi bạn thật sự phải tâm huyết và có chuyên môn trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học. Nếu làm theo xu hướng mà không có sự yêu thích công việc thì rất nhanh sẽ dẫn đến chán nản và không muốn gắn bó công việc lâu dài.
2. Tận tâm trong công việc
Một kỹ sư thiết kế cơ khí cần có phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu đặc thù công việc. Trong đó, sự tận tâm và chăm chỉ là yếu tố không thể thiếu góp phần mang đến thành quả công việc tốt nhất có thể.
Xem thêm: Ngành Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?
3. Có tính tỉ mỉ, cẩn trọng và kỷ luật
Với những ai làm việc trong ngành kỹ thuật, đặc biệt là làm việc với máy móc, sự cẩn trọng và tỉ mỉ luôn được đặt lên hàng đầu. Tố chất này có thể được thể hiện trong mọi phương diện công việc hằng ngày. Từ khi bắt đầu triển khai các yêu cầu về thiết kế đến các khâu liên quan đến quản lý chất lượng.
Sự cẩn trọng sẽ giúp bạn nhận ra đâu là cơ hội phát triển cũng như mặt hạn chế để cải thiện được quy trình hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Theo thời gian, các cải tiến sẽ mang lại nhiều lợi ích và góp phần phát triển doanh nghiệp tốt hơn. Vậy nên đây là tố chất, thói quen cần được trau dồi và đề cao nếu có ý định trở thành một kỹ sư chuyên nghiệp.
4. Kỹ năng thiết kế
Thiết kế chắc chắn là một trong những kỹ năng cần thiết của các kỹ sư cơ khí. Nếu muốn có cơ hội phát triển trong ngành này về lâu về dài thì trước hết, bạn cần biết thiết kế bản vẽ chi tiết 2D, 3D Autocad. Bên cạnh đó là mẫu bản vẽ cơ bản về chi tiết của máy móc thiết kế, sản phẩm cơ khí thuộc hệ thống cũng như dây chuyền công nghệ sản xuất.
5. Kỹ năng phân tích bản vẽ
Ngoài việc giỏi thiết kế, kỹ sư cơ khí cũng phải có khả năng bóc tách, phân tích bản vẽ cũng như tính toán, liệt kê những yêu cầu về máy móc, vật tư. Tất cả các kỹ năng này đều phục vụ cho mục đích đáp ứng tốt nhất yêu cầu dự án đã được đề ra trước đó.
6. Kỹ năng làm việc nhóm
Ngành kỹ thuật thường có khối lượng công việc vô cùng lớn và quy mô phức tạp. Mỗi nhiệm vụ trong chuỗi kế hoạch yêu cầu nhiều người cùng đảm nhận để thực hiện và hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì vậy, ngoài kỹ năng công việc cần có, những ai đảm nhận các trọng trách kỹ thuật còn phải biết cách làm việc đội nhóm sao cho hiệu quả nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Có thể bạn quan tâm: 11 Khó Khăn Khi Làm Việc Nhóm Và Cách Giải Quyết
IV. Mức lương ngành Mechanical Engineering
Lương thưởng là một trong những điều mà mọi ứng viên khi ứng tuyển vào một vị trí nào đó cũng đều rất quan tâm. Ngành kỹ sư thiết kế cơ khí hiện nay có mức lương trung bình rơi vào khoảng 12,1 triệu đồng/tháng. Tuy vậy, mức lương này vẫn có thể thay đổi một cách linh hoạt tùy theo năng lực và kinh nghiệm của mỗi người. Những kỹ sư có trình độ chuyên môn và kiến thức chuyên sâu sẽ nhận được mức lương hậu hĩnh hơn hẳn.
V. Một vài chuyên ngành thuộc ngành Engineering
Nhìn chung, triển vọng nghề nghiệp thuộc khối ngành Engineering khá tốt, mang đến nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
1. Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering)
Với mảng kỹ thuật cơ khí, bạn sẽ tham gia vào việc thiết kế, kiểm tra, sản xuất và bảo trì các máy móc thiết bị cũng như linh kiện, phương tiện, tuabin, động cơ, máy móc xây dựng, người máy, máy móc nông nghiệp và các thiết bị phục vụ đời sống, sản xuất.
Ngành kỹ thuật cơ khí cũng bao gồm việc quản lý hệ thống và công cụ đo lường hiệu quả, tình trạng của thiết bị. Hiện tại, đây là một trong những ngành nghề kỹ thuật phổ biến nhất tại Việt Nam và luôn cần nhiều nhân sự có kinh nghiệm thực tiễn cũng như kiến thức chuyên ngành thật tốt.
Xem thêm: Mức Lương Ngành Cơ Khí Tại 7 Vị Trí “HOT” Hiện Nay Bạn Có Biết?
2. Kỹ thuật dân dụng (Civil Engineering)
Khi tham gia ngành kỹ thuật dân dụng, bạn sẽ đảm nhận việc thiết kế, xây dựng, kiểm tra và bảo trì những dự án cơ sở hạ tầng dân dụng. Đó có thể là cầu đường, đường sắt, đường bộ,… Bạn có thể làm việc cho cả các dự án tư nhân và công cộng tùy theo khả năng.
Môi trường làm việc chủ yếu thường sẽ liên quan đến kỹ thuật kết cấu, kỹ thuật môi trường và cả khảo sát. Như đã đề cập, ngành kỹ thuật dân dụng được tạo ra để dân chuyên ngành có thể phân biệt với kỹ thuật quân sự. Đây cũng là sự khởi đầu của thuật ngữ Engineering.
3. Kỹ thuật hoá học (Chemical Engineering)
Chuyên ngành kỹ sư hóa học sử dụng các nguyên tắc hóa học, vật lý, sinh học và kỹ thuật để thiết kế hệ thống, thiết bị và các quy trình tinh chế nguyên liệu thô. Từ đó có thể pha chế và xử lý những hóa chất cho nhiều loại sản phẩm dược phẩm, hóa học khác nhau.
Thông thường, kỹ sư hóa học sẽ tham gia trực tiếp vào các quy trình lọc dầu, lên men và sản xuất ra các sản phẩm phân tử sinh học. Hiện nay tại Việt Nam, các cá nhân trong lĩnh vực này sẽ làm việc chủ yếu ở các viện nghiên cứu, nơi ít có khả năng nhiễm độc và gây hại trực tiếp đến sức khỏe như nhiều quốc gia trên thế giới.
Tham khảo thêm: Công nghệ kỹ thuật hóa học học trường nào tốt nhất
4. Kỹ thuật điện (Electrical Engineering)
Các kỹ sư ngành điện sẽ đảm nhận những công việc liên quan đến thiết kế, thử nghiệm, xây dựng, sản xuất, điều khiển, giám sát những linh kiện, thiết bị, máy móc và các hệ thống điện tử.
Những nhân sự chuyên ngành cũng phải kiểm soát kỹ thuật phát sóng liên quan đến thiết bị điện tử, viễn thông và hệ thống máy tính. Có thể thấy, vai trò của nhóm ngành này trong đời sống là cực kỳ quan trọng khi góp phần vận hành , kiểm soát nguồn điện thường trực.
Tham khảo tin đăng về việc làm kỹ sư điện, điện tử, công nghệ thông tin tại website Muaban.net dưới đây: |
5. Kỹ thuật y sinh (Biomedical Engineering)
Nhân viên kỹ thuật y sinh sẽ đảm nhận những trách nhiệm gì? Họ sẽ có trách nhiệm chính trong việc thiết kế thiết bị, hệ thống và các dụng cụ được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y học. Họ sẽ bắt đầu thực hiện quy trình nghiên cứu sản xuất sau khi làm việc với các chuyên gia y tế nhà như nhà nghiên cứu, bác sĩ hay các chuyên gia trị liệu.
Đây cũng là một trong những lĩnh vực mới nổi của ngành, thu hút nhiều sự quan tâm của sinh viên cũng như các nhà đầu tư trên thế giới. Đặc thù ngành kỹ thuật y sinh rất chuyên sâu với nền tảng kiến thức sinh học, hóa học, vi sinh vật vững chắc.
6. Kỹ thuật hàng hải (Marine Engineering)
Ngành kỹ thuật hàng hải có liên quan đến tổng thể những nhiệm vụ trên biển hoặc ở gần bãi biển và đại dương, bao gồm thiết kế và phát triển tàu ngầm, tàu biển, bến cảng, giàn khoan dầu và nhà máy.
Đây là một lĩnh vực chuyên biệt cần kết hợp nhiều loại kỹ thuật khác nhau, có thể kể đến như kỹ thuật điện, điện dân dụng, lập trình và kỹ thuật cơ khí. Vậy nên công việc của các kỹ sư hàng hải khá phức tạp và đòi hỏi tính chuyên môn rất cao.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về Mechanical Engineering là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng những thông tin trên có thể cung cấp đến bạn góc nhìn sâu rộng hơn về lĩnh vực này. Đừng quên theo dõi muaban.net để tìm kiếm cơ hội tuyển dụng kỹ sư điện hot nhất hiện nay.
Xem thêm:
- Tự động hóa – nghề nghiệp đầy triển vọng trong tương lai
- Ngành kỹ thuật cơ khí nên học trường nào tốt nhất hiện nay?