Tuesday, June 25, 2024
spot_img
HomeNhà đấtMẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất và quy trình...

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất và quy trình công chứng

Hợp đồng mua bán nhà đất là một văn bản thỏa thuận được sử dụng để xác định và chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà. Tìm hiểu chi tiết về Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất và các thông tin liên quan cùng Muaban.net qua bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chi tiết và quy trình công chứng
Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất chi tiết và quy trình công chứng

I. Mẫu hợp đồng mua bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Dưới đây là mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất - Trang 1
Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất – Trang 1
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất - Trang 2
Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất – Trang 2
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất - Trang 3
Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất – Trang 3
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất - Trang 4
Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất – Trang 4
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất - Trang 5
Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất – Trang 5

Tải xuống Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất: TẠI ĐÂY 

II. Lưu ý khi viết Hợp đồng mua bán nhà đất

Những Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản nói chung và Hợp đồng mua bán nhà đất nói riêng có nhiều loại và hình thức khác nhau. Dù ai soạn thảo, các Hợp đồng mua bán nhà đất đều phải bao gồm các nội dung quan trọng sau đây:

1. Tên gọi chính xác các loại hợp đồng

Theo bộ Luật dân sự và luật thương mại, tên gọi của bất cứ hợp đồng nào cũng sẽ gắn với đối tượng chính trong hợp đồng đó. Vậy nên, nếu bạn đặt cọc mua nhà đất thì tên gọi của hợp đồng đó sẽ là Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

2. Thông tin về đối tượng tham gia hợp đồng

Cá nhân hoặc đại diện pháp nhân cho một tập thể là đối tượng có thể tham gia Hợp đồng mua bán nhà đất. Với cá nhân, trong hợp đồng cần phải có đầy đủ các thông tin liên quan đến định danh bao gồm họ tên, năm sinh, chứng minh nhân dân/căn cước nhân dân, hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và địa chỉ cư trú. Với đại diện pháp nhân cho tập thể thì trong Hợp đồng mua bán nhà đất cũng phải có đầy đủ các thông tin như tên, trụ sở, mã doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp) và thông tin về người đại diện ký kết. 

Đối tượng tham gia ký kết hợp đồng mua bán nhà đất có thể là cá nhân hay đại diện pháp nhân của một tập thể
Đối tượng tham gia ký kết Hợp đồng mua bán nhà đất có thể là cá nhân hay đại diện pháp nhân của một tập thể

Đặc biệt, với trường hợp được uỷ quyền mua bán nhà đất thì ngoài thông tin người mua và người bán, thì trong Hợp đồng mua bán nhà đất cũng cần thể hiện rõ thông tin của người được uỷ quyền thực hiện giao dịch cũng như căn cứ để xác định việc uỷ quyền này là hợp pháp. Trường hợp có bên thứ ba làm chứng thì khi ký kết hợp đồng, thông tin của người đó cũng phải được trình bày đầy đủ như người bán và người mua. 

Tìm hiểu thêm: Lập mẫu hợp đồng góp vốn mua đất thế nào để đảm bảo tính pháp lý?

3. Các thông tin về tài sản

Để thực hiện giao dịch, quan trọng là bạn phải xác định rằng tài sản nhà đất được sử dụng không thuộc diện cấm chuyển nhượng do tranh chấp hoặc có vấn đề về mặt pháp lý. Người bán cần cung cấp các giấy tờ chứng minh rằng tài sản đó thuộc sở hữu của mình hoặc chứng minh rằng họ đã được ủy quyền mua bán nhà đất. Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất cần đưa ra thông tin cụ thể về tài sản như diện tích, vị trí và các chi tiết khác một cách rõ ràng.

4. Các điều khoản liên quan đến giá trị của hợp đồng

Bạn cần lưu ý đến những chi tiết sau: tổng số tiền giao dịch là bao nhiêu, đơn vị tiền tệ được sử dụng và xác định xem số tiền này đã được cố định hay chưa. Đôi khi, người bán có thể thêm một điều khoản cho phép thay đổi giá trị hợp đồng mua bán nhà đất dựa trên tình hình thị trường, nhằm lợi dụng để ép giá hoặc tăng giá, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản đang biến động mạnh.

Các giá trị liên quan đến hợp đồng cần được xác định và thống nhất ngay từ đầu
Các giá trị liên quan đến hợp đồng cần được xác định và thống nhất ngay từ đầu

Ngoài ra, nếu giao dịch được tiến hành bằng ngoại tệ, bạn cần quan tâm đến giá trị quy đổi chính xác của ngoại tệ đó và ghi rõ trong Hợp đồng mua bán nhà đất.

Xem thêm: Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Và Quy Định Cụ Thể Của Pháp Luật

5. Các điều khoản liên quan đến phương thức thanh toán

Lưu ý này liên quan đến cách thức hai bên mua bán, giao nhận tiền, tài sản nhà đất như thế nào. Giao dịch sẽ được thực hiện bằng tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển khoản. Trong trường hợp Hợp đồng mua bán nhà đất có liên quan đến nước ngoài thì bạn cũng cần phải chú ý đến các quy định pháp luật đặc biệt áp dụng cho trường hợp này.

Cần xác định phương thức giao dịch mua bán nhà đất
Cần xác định phương thức giao dịch mua bán nhà đất

Thời hạn, địa điểm và cách thức giao nhận tài sản phải được thể hiện rõ ràng trong Hợp đồng mua bán nhà đất. Có thể hai bên sẽ giao nhận trực tiếp, một bên trao tiền và một bên trao sổ. Có thể hai bên lựa chọn đặt cọc trước, hoặc một bên thực hiện việc giao nhận trước. Dù là bất cứ hình thức nào thì hai bên cũng cần phải thoả thuận và đồng ý ngay từ ban đầu. Việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và hợp lý nhất sẽ dựa trên mức độ tin tưởng của bản thân và đối phương.

6. Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan

Cả bên mua và bán đều phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng mua bán nhà đất, cụ thể như:

  • Với bên bán, chuyển nhượng: có quyền nhận đủ tiền và có nghĩa vụ phải bàn giao nhà đất đúng thời gian, địa điểm chính xác đã được ghi trong hợp đồng, đảm bảo quyền sở hữu đối với nhà đất đem bán.
  • Với bên mua, nhận chuyển nhượng: có quyền yêu cầu bên bán nhà đất chuyển nhượng đúng thời gian và địa điểm theo như thông tin trong hợp đồng. Nghĩa vụ của bên mua là phải trả đủ tiền và đúng thời hạn cho bên bán. 
Cả bên mua và bên bán đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
Cả bên mua và bên bán đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Nếu bạn là người mua thì hãy làm một bản cam kết về hiện trạng nhà đất khi giao nhận. Đặc biệt cần lưu ý nếu đó là các dự án, vì chủ đầu tư cần phải có nghĩa vụ đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng cùng như tiến độ thi công dự án khi giao nhận phải hoàn thiện đúng như cam kết trước đó. 

Bên cạnh đó, trong Hợp đồng mua bán nhà đất cũng cần thể hiện rõ phía nào sẽ thực hiện các loại nghĩa vụ thuế và phí chuyển nhượng theo đúng quy định của Nhà nước. 

Xem thêm: Mẫu đơn chuyển nhượng đất cho con chính xác và mới nhất 2023

7. Các điều khoản về vi phạm và đền bù hợp đồng

Điều khoản về vi phạm và đền bù hợp đồng sẽ là yếu tố nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Bạn cần phải đặc biệt chú ý phần này vì đây cũng có thể là điều khoản được lợi dụng để trục lợi. Bạn phải chắc chắn rằng các điều khoản thuộc mục này phải hợp lý, số tiền phạt cần phải chính xác nhất có thể. 

8. Đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng 

Nếu muốn được pháp luật công nhận và bảo vệ, Hợp đồng mua bán nhà đất của bạn cần phải tuân thủ, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng với các quy định pháp luật hiện hành, bao gồm bộ luật dân sự, luật thương mại, luật nhà ở và luật kinh doanh bất động sản. 

Hợp đồng cần tuân thủ các quy định pháp luật để pháp luật có thể công nhận và bảo vệ
Hợp đồng cần tuân thủ các quy định pháp luật để pháp luật có thể công nhận và bảo vệ

Hơn nữa, bạn cần đảm bảo rằng các điều khoản trong Hợp đồng mua bán nhà đất không vi phạm bất kỳ nguyên tắc đạo đức xã hội nào.

Xem thêm: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là gì?

III. Quy trình công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

Quy trình công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất có thể khác nhau tùy theo quy định của quốc gia và khu vực cụ thể. Việc tìm hiểu và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan là rất quan trọng để đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. 

1. Hồ sơ công chứng 

Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công Chứng 2014 thì trước khi công chứng hợp đồng mua bán nhà đất bạn cần phải chuẩn bị các hồ sơ cần thiết như sau:

Bên bán, chuyển nhượng Bên mua, nhận chuyển nhượng
  • Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất (hay còn gọi là sổ đỏ)
  • Giấy tờ tuỳ thân: CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng)
  • Sổ hộ khẩu
  • Đăng ký kết hôn
  • Giấy tờ uỷ quyền (nếu bán thay người khác)
  • Giấy tờ tuỳ thân: CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân
  • Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.
  • Các bên có thể soạn trước hợp đồng.

2. Quy trình công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Quy trình công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất thường gồm các bước sau:

– Chuẩn bị hợp đồng: Bạn cần chuẩn bị hợp đồng mua bán nhà đất, bao gồm các thông tin quan trọng như thông tin bên mua, bên bán, mô tả tài sản, giá trị giao dịch, điều khoản và điều kiện, thời gian giao dịch, các điều khoản khác liên quan.

– Đến văn phòng công chứng: Đến văn phòng công chứng có thẩm quyền để tiến hành công chứng và mang theo hợp đồng mua bán nhà đất đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý, cần mang theo giấy tờ tùy thân để xác minh danh tính.

Quy trình công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm khá nhiều bước
Quy trình công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm khá nhiều bước

– Kiểm tra và xác nhận: Công chứng viên sẽ kiểm tra các thông tin trong hợp đồng, đảm bảo tính pháp lý và sự chính xác của các điều khoản. Sau đó, bạn và bên còn lại sẽ được yêu cầu xác nhận và ký tên vào hợp đồng.

– Công chứng và cấp giấy chứng nhận: Sau khi các bên đã xác nhận và ký tên, công chứng viên sẽ công chứng hợp đồng bằng cách đóng dấu công chứng và ký tên của mình. Sau đó, bạn sẽ nhận được bản công chứng của hợp đồng và giấy chứng nhận công chứng.

– Lưu trữ và sử dụng: Bản công chứng và giấy chứng nhận công chứng sẽ được cung cấp cho bạn. Đảm bảo lưu trữ cẩn thận các tài liệu này, vì chúng có giá trị pháp lý và có thể được yêu cầu trong tương lai.

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến mẫu hợp đồng mua bán nhà đất cũng như quy trình công chứng. Mong rằng những thông tin này có ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn chưa biết: 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ