Chắc hẳn, không ít bạn trẻ khi lên thành phố học tập và làm việc đều được các chủ phòng trọ của mình đề nghị đi đăng ký tạm trú. Ngoài ra, khi bạn thuê nhà hay ở trọ ở đâu thì vấn đề này đều được tổ trưởng dân phố hay công an phường đề nghị làm thủ tục tạm trú.
Vậy thì tại sao lại phải đăng ký tạm trú? Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ như thế nào? Có cần thiết phải đăng ký hay không?
Để giải đáp những thắc mắc của bạn, Mua Bán sẽ chia sẻ cách để đăng ký tạm trú cũng như mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu về thủ tục đăng ký tạm trú
Trước khi tìm kiếm mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ sẽ làm như thế nào? Bạn cần hiểu rõ về các trình tự thủ tục đăng ký tạm trú.
Tạm trú là gì?
Căn cứ Luật Cư Trú năm 2020, khái niệm về tạm trú là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn, những người được gọi là tạm trú khi họ sinh sống thường xuyên ở một nơi nào đó nhưng chỉ trong thời hạn nhất định (Có thời hạn), và nơi sinh sống của họ chủ yếu là nhà thuê, nhà mướn.
Bạn cần phân biệt rõ khái niệm của thường trú và tạm trú đã tránh bị nhầm lẫn khi điền thông tin trên giấy tờ hoặc khai báo với chính quyền địa phương tại nơi mình sinh sống hoặc làm việc.
>>> Xem thêm: Những nội quy phòng trọ chi tiết nhất mà bạn nên lưu ý
Đăng ký tạm trú là gì?
Nơi đăng ký tạm trú được hiểu là nơi công dân sinh sống tạm thời, có thời hạn ngoài nơi thường trú của công dân đó và không vi phạm đến pháp luật về tạm trú.
Đăng ký tạm trú cũng được xem là một nghĩa vụ mà công dân cần làm, khi một công dân đăng ký tạm trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ được cơ quan làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú theo quy định của pháp luật. Việc làm thủ tục này cũng sẽ liên quan đến mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ đấy.
Tham khảo ngay những tin đăng cho thuê phòng trọ uy tín, giá tốt nhất:
Điều kiện đăng ký tạm trú
Điều kiện nào để bạn có thể đăng ký tạm trú? Bạn cần phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau đây:
- Sinh sống tại chỗ ở một cách hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú.
- Sinh sống từ 30 ngày trở lên.
Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. Ngoài ra, trường hợp nếu bạn đã đăng ký tạm trú tại đơn vị có thẩm quyền tuy nhiên lại không sinh sống và làm việc nữa thì tên của bạn sẽ bị xóa trong sổ đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.
Vì sao cần phải đăng ký tạm trú cho người ở trọ?
Như đã nói ở trên, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của mỗi công dân khi sinh sống và làm việc tại nơi khác nơi họ thường trú. Do đó những người thuê nhà, ở trọ, đều cần phải đăng ký tạm trú vì đây là cách để Nhà nước có thể dễ dàng quản lý công dân của mình.
Việc làm này còn đảm bảo quyền lợi của mỗi công dân và bảo vệ an toàn, trật tự xã hội. Người công dân khi được đăng ký tạm trú sẽ thuận tiện hơn khi thực hiện các thủ tục như mua bán nhà đất, đầu tư, đăng ký xe, đăng ký kinh doanh, vay vốn ngân hàng,…
Thời gian làm thủ tục đăng ký và xin giấy đăng ký ở đâu?
Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ có thể xin ở đâu? Thời gian làm hồ sơ là bao lâu?
Theo Luật Cư Trú năm 2022, trong thời gian 30 ngày những người sinh sống, làm việc và học tập không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú phải đến các đơn vị có thẩm quyền để làm hồ sơ đăng ký tạm trú.
Để xin giấy đăng ký tạm trú, bạn cần phải lên công an phường, xã tại nơi mà bạn thuê trọ để thực hiện thủ tục. Bạn tạm trú ở đâu, hãy đến chính quyền địa phương nơi đó để đăng ký tạm trú nhé. Tiếp theo đây Mua Bán đã tổng hợp mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ bạn có thể tham khảo thêm.
Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Sau đây là mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ có thể tự làm tại nhanh chóng, chính xác và đúng thủ tục của pháp luật.
Khi viết đơn bạn cần lưu ý:
- Phần Kính gửi cần nêu rõ Công an xã/phường/thị trấn: chính xác nơi mà người làm đơn muốn xin đăng ký tạm trú ở địa phương đó.
- Ghi đầy đủ và rõ ràng những thông tin cá nhân như họ và tên, ngày tháng năm sinh của người làm đơn.
- Ghi rõ các thông tin của giấy tờ tùy thân người làm đơn.
- Thể hiện rõ địa chỉ người làm đơn thường trú căn cứ theo sổ hộ khẩu.
- Cần ghi cụ thể, rành mạch lý do xin đăng ký tạm trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
Vừa rồi chúng ta đã biết về mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ như thế nào, vậy thì thủ tục đăng ký ra sao? Cùng xem nhé!
Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ liên quan
Trước khi tiến hành đăng ký làm thủ tục tạm trú tại chính quyền địa phương, bạn phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ để nộp cơ quan. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân photo và được công chứng. Nếu không có hai loại giấy trên, bạn cần có giấy tờ xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú của bạn.
- Giấy tờ, tài liệu có thể chứng minh chỗ ở hợp pháp (Trừ trường hợp được củ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình thêm giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp nữa)
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu
Một điểm lưu ý, trường hợp chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn hoặc ở nhờ thì bạn phải được người cho thuê, cho mượn cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi đầy đủ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký và ghi rõ họ tên.
Nộp giấy tờ, hồ sơ cho công an tại khu vực tạm trú
Sau khi chuẩn bị sẵn sàng giấy tờ, điền đầy đủ thông tin vào mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ rồi, bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho chính quyền địa phương.
Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, trong vòng ba ngày làm việc kể từ khi bạn được tiếp nhận hồ sơ và công nhận hợp lệ, trưởng công an xã, phường, thị trấn sẽ phải cấp sổ tạm trú cho người đến đăng ký.
Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký tạm trú. Sổ này có giá trị xác định nơi tạm trú của bạn và có thời hạn tối đa là 2 năm (24 tháng). Khi đến hạn sổ, trong vòng 30 ngày trước ngày đến hạn công an nơi cấp sổ sẽ đến chỗ người đăng ký để làm thủ tục gia hạn.
Khi bạn làm mất sổ sẽ được cấp lại, sổ bị hư hỏng sẽ được cấp lại. Tuy nhiên, bạn không thể đem sổ tạm trú của nơi này áp dụng cho nơi khác được, khi bạn di chuyển sang chỗ ở mới thì phải làm thủ tục đăng ký tạm trú lại đấy.
>>> Xem thêm: Xem ngay kinh nghiệm thuê phòng trọ sinh viên năm 2022
Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký tạm trú.
Như vậy, bạn đã đi qua hết thảy những thủ tục, thời hạn và nơi nào có thể đăng ký tạm trú cũng như biết về mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ ra sao. Tiếp theo đây sẽ là những câu hỏi mà Mua Bán thường gặp.
Người thực hiện đăng ký tạm trú là ai?
Người thực hiện đăng ký tạm trú là tất cả những người được công nhận là công dân hợp pháp theo pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên nếu thời hạn cư trú, học tập và làm việc của công dân đó trên 30 ngày và khác nơi ở thường trú thì phải đăng ký tạm trú.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng có quy định, công dân có quyền tự do cư trú nhưng bất kì sự thay đổi nào về việc cư trú đều phải thực hiện thủ tục đăng ký cả. Mỗi người dân chỉ được phép đăng ký thường trú một nơi. Việc thay đổi nơi sinh sống cần phải thựuc hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng.
Thời hạn của sổ tạm trú trong bao lâu?
Nếu thời hạn theo Luật Cư Trú quy định tối đa 2 năm thì thời hạn trên sổ tạm trú của bạn cũng sẽ tối đa 24 tháng mà thôi. Tuy nhiên thời hạn này có thể tiếp tục gia hạn tùy vào nhu cầu cư trú của bạn.
Không đăng ký tạm trú có sao không?
Đăng ký khai báo tạm trú của một công dân được xem là nghĩa vụ cần thực hiện. Do đó nếu bạn vi phạm điều này chắc chắn bạn sẽ bị phạt, mức phí phạt cho trường hợp cư trú quá hạn mà không đăng ký tạm trú dao động từ 100.000-300.000 đồng tùy vào từng trường hợp.
Bạn hãy xét đến những lợi ích của việc đăng ký tạm trú đầy đủ sẽ đem lại như sau đây:
- Con cái của bạn sẽ được hưởng đầy đủ những quyền lợi về học hành giống như mọi người dân cư trú khác. Bạn sẽ có thể cho con mình học tập tại các trường công lập.
- Về mặt y tế, con cái bạn sẽ được hưởng trọn vẹn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết như các cư dân bản địa khác, được tham gia tiêm phòng đầy đủ.
- Bạn sẽ được hỗ trợ trong vấn đề công việc như tìm việc làm, tư vấn các ngành nghề thích hợp hoặc nhận tiền bảo trợ xã hội từ địa phương bạn đăng ký.
- An ninh của bạn sẽ được chính quyền địa phương bảo vệ như các công dân thường trú. Vấn đề an toàn được nâng cao, công an khu vực sẽ hỗ trợ tốt nhất nếu khu vực nhà bạn thuê có xảy ra các sự cố đáng tiếc như hỏa hoạn hay trộm cắp.
Chúng ta có thể thấy được việc đăng ký tạm trú cho những người ở trọ, thuê nhà luôn là đều cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho mỗi công dân. Vì thế, qua bài viết trên Mua Bán mong rằng bạn sẽ giải đáp được câu hỏi ban đầu mình đặt ra cũng như biết về mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ.
Bạn muốn thuê nhà thì có thể cân nhắc những nơi sau đây, bởi mức giá thuê nhà khá rẻ và các tỉnh này đang có xu hướng phát triển thu hút nhiều người đến sinh sống.
Nếu ở khu vực miền Trung thì bạn có thể cân nhắc tìm thuê nhà ở Huế. Ở miền Nam, bạn có thể tìm hiểu về thông tin các ngôi nhà hay căn hộ Bình Dương. Nếu bạn ở miền Bắc thì thuê nhà ở Vĩnh Phúc có thể là một sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Đừng quên ghé đến thăm muaban.net thường xuyên để tìm hiểu thêm nhiều chủ đề khác có liên quan đến nhà đất hay các tin thông tin tìm việc làm trên toàn quốc được cập nhật liên tục nhé!
>>> Xem thêm:
- Thuê nhà trọ và 5 điều bạn cần lưu tâm
- Cho thuê phòng trọ Quận 3 – Khu trung tâm tìm nhà trọ ở đâu?
- Nhà trọ giá rẻ quận Bình Thạnh liệu có khó tìm?
Tác giả Thảo Vân