Market Opportunities là gì và tại sao chúng quan trọng đối với các doanh nghiệp? Để tận dụng Market Opportunities, bạn cần phải nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh, xác định mục tiêu khách hàng và định vị sản phẩm hoặc dịch vụ một cách độc đáo. Trong bài blog này, Mua Bán sẽ giới thiệu đến bạn những bước cơ bản để tìm kiếm và đánh giá Market Opportunities, cũng như những lợi ích mà chúng mang lại cho doanh nghiệp.
I. Market Opportunities là gì?
Market Opportunities (Cơ hội thị trường) là dự đoán của doanh nghiệp về thị phần của một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Market Opportunities có thể tồn tại ở hiện tại, hoặc trong tương lai gần, xa. Để tối thiểu hóa rủi ro, doanh nghiệp cần biết được khả năng thu nhập của mình trong thị trường đó.
Thông thường khi doanh nghiệp tiến hành một số nghiên cứu, khảo sát thị trường, chúng ta có thể nhận ra rằng đó là một ý tưởng xuất sắc để đầu tư. Nhưng cũng có thể sau khi nghiên cứu thị trường chúng ta mới nhận ra sản phẩm/ý tưởng mới của doanh nghiệp không phải là một lựa chọn tiềm năng.
Tham khảo thêm: Niche Market là gì? Tất tần tật kiến thức về Niche Market nhất định bạn phải biết
II. Vai trò của Market Opportunities là gì?
Market Opportunities cho phép doanh nghiệp nhận thức được khả năng tăng trưởng doanh thu của mình trong một thị trường nhất định. Doanh nghiệp sẽ nhận ra một ý tưởng kinh doanh tốt hoặc sản phẩm hiện có không đủ tiềm năng để tập trung đầu tư.
Trong trường hợp đó, bạn cần thực hiện các lựa chọn có chủ đích trước khi đầu tư vào doanh nghiệp. Bạn cần đảm bảo rằng có một lượng khách hàng tiềm năng sẵn sàng mua từ doanh nghiệp của bạn và làm cho lượng khách hàng này trở nên ổn định.
III. Phân loại Market Opportunities
Market Opportunities là lĩnh vực khách hàng có nhu cầu và doanh nghiệp có năng lực đáp ứng nhu cầu đó, đồng thời đạt được lợi nhuận. Để phân tích cơ hội thị trường, ta cần hiểu có 2 loại cơ hội thị trường chủ yếu.
1. Những sản phẩm, dịch vụ đang thiếu hụt
Dùng phương pháp “kẽ hở thị trường”, phương pháp này sẽ nhìn vào những nhu cầu chưa được đối thủ nào thỏa mãn, những thị trường trong “kẽ hở” này cũng cần phải bảo đảm tính tiềm năng, đủ lớn để mang lại lợi nhuận cho công ty.
2. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ đang có bằng cách tốt hơn
Để chiếm được loại Market Opportunities này, doanh nghiệp có thể tiến hành các bước sau:
- Xác định vấn đề: Tham khảo ý kiến khách hàng.
- Tìm sản phẩm lý tưởng: Phỏng vấn khách hàng về những sản phẩm lý tưởng đối với nhu cầu của họ.
- Phương pháp chuỗi tiêu thụ (quá trình mua và sử dụng): Hỏi khách hàng các bước trong quá trình tiêu thụ gồm mua, sử dụng, vứt bỏ.
IV. 3 phương pháp xác định Market Opportunities
Sau khi đã hiểu được tổng quan Market Opportunities là gì, chúng ta cần tìm hiểu về những phương pháp xác định Market Opportunities dưới đây:
1. Phương pháp phân tích ma trận Ansoff
Ma trận Ansoff là công cụ do Igor Ansoff – người được coi là cha đẻ của quản trị chiến lược phát triển nên.
Ma trận này giúp xem xét mối liên hệ giữa sản phẩm và thị trường (bao gồm các quá trình thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, đa dạng hóa) để đánh giá ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm trên thị trường mục tiêu. Từ kết quả xem xét ma trận Ansoff, ta có thể xác định các cơ hội thị trường cho sản phẩm.
2. Phương pháp “Kẽ hở thị trường”
Phương pháp thứ hai là phương pháp tìm kiếm cơ hội tại những “Kẽ hở thị trường”. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận biết được những nhu cầu của khách hàng mà chưa có doanh nghiệp nào đáp ứng được và tận dụng chúng.
Doanh nghiệp nhận thấy nhu cầu thị trường vượt quá sức cung ứng của các doanh nghiệp trong ngành, tức là có một “khoảng trống” giữa sức cung ứng và nhu cầu thị trường, doanh nghiệp cần nỗ lực bù đắp khoảng trống này.
Trong dài hạn, doanh nghiệp bù đắp khoảng trống bằng các chiến lược: chuyên biệt hóa, liên kết, đa hình hóa. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp bù đắp khoảng trống bằng các hoạt động Marketing Mix, bao gồm có Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Phân phối) và Promotion (Xúc tiến).
Tham khảo thêm: Khái Niệm 4C Trong Marketing? Sự Kết Hợp Giữa 4C Và 4P
3. Phương pháp phân tích SWOT
Một công cụ phân tích thường được sử dụng để đánh giá ưu điểm, nhược điểm, tiềm năng và rủi ro của doanh nghiệp là ma trận SWOT, đồng thời cũng giúp khám phá các cơ hội thị trường.
Ma trận SWOT gồm 4 thành phần: Strengths (Ưu điểm), Weaknesses (Nhược điểm), Opportunities (Tiềm năng) và Threats (Rủi ro).
V. 4 bước phân tích Market Opportunities hiệu quả
Một yếu tố quan trọng để tạo nên sự phát triển cho doanh nghiệp là Market Opportunities. Để nhận biết, đánh giá cơ hội thị trường một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân theo các bước như sau:
1. Bước 1: Tìm kiếm thị trường
Trước hết, bạn cần xác định ba yếu tố về quy mô thị trường, tiềm năng lợi nhuận và mức độ phát triển có thể. Cụ thể:
- Quy mô thị trường nghĩa là có bao nhiêu người có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
- Tiềm năng lợi nhuận nghĩa là có người có nhu cầu có sẵn sàng và đủ điều kiện để mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không?
- Mức độ phát triển có thể nghĩa là có bằng chứng hay nghiên cứu nào cho thấy quy mô thị trường có thể tăng, duy trì ổn định, hay sẽ giảm không?
Thông tin thu thập chính xác sẽ giúp bạn phân tích cơ hội thị trường của bạn một cách rõ ràng hơn. Nếu bạn gặp các thông tin trái ngược, hãy chọn nguồn tin cậy hơn hoặc các nguồn có những doanh nghiệp tương tự với bạn được nghiên cứu kỹ hơn.
2. Bước 2: Đề xuất sản phẩm/dịch vụ
Bạn cần phân tích kỹ các yếu tố như quy, lợi nhuận và tiềm năng tăng trưởng của thị trường để đề xuất sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho khách hàng. Bạn cần làm rõ những điểm sau:
- Giải thích lý do bạn cho rằng thị trường mục tiêu là một cơ hội kinh doanh tốt.
- Xác định nhu cầu chính hoặc mong muốn chính của khách hàng mục tiêu mà bạn muốn đáp ứng.
- Đưa ra ý tưởng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.
- Phân tích Market Opportunities sẽ giúp bạn hiểu rõ khách hàng hơn. Đây là yếu tố quan trọng để phân tích, xác định cơ hội thị trường mang lại hiệu quả cao.
3. Bước 3: Đặt mục tiêu
Sau khi xác định thị trường mục tiêu, bạn cần đề ra những mục tiêu phù hợp. Những mục tiêu này có thể bao gồm doanh số dự kiến trong một năm hoặc những mục tiêu khác rõ ràng. Bạn không thể mong muốn bán hàng cho toàn bộ thị trường, nhưng bạn có thể ước lượng thị phần mong muốn bằng cách xem xét các yếu tố sau:
Phân khúc con nào của thị trường mà bạn có thể chiếm được ngay lập tức. Đó có thể là thị phần gần vị trí kinh doanh của bạn hoặc bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn.
- Thị phần của các đối thủ cạnh tranh: Bạn có biết khoảng doanh số hay số lượng khách hàng mà các đối thủ cạnh tranh có? Hãy so sánh doanh nghiệp của bạn với những đối thủ cạnh tranh cùng quy mô.
- Kích thước của 1 đến 5% tổng kích thước thị trường để ước lượng nhẹ nhàng về số lượng khách hàng tiềm năng của mình.
- Xem xét các tổ chức mà thị trường mục tiêu của bạn thuộc về. Bạn càng liên kết được nhiều tổ chức, bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu theo số lượng lớn.
Những điều này sẽ giúp bạn đánh giá xem liệu doanh nghiệp của mình có đủ điều kiện để thành công hay không. Khi có nhiều thông tin hơn, bạn có thể điều chỉnh mục tiêu theo đó. Điều quan trọng mà các doanh nghiệp cũng như các Marketer cần lưu ý là tránh đặt mục tiêu quá cao.
4. Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và phân tích Market Opportunities
Một phần quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh hàng năm là phân tích cơ hội để tăng doanh số và tiềm năng phát triển. Bạn có thể áp dụng 3 phương pháp sau để phân tích Market Opportunities:
4.1. Thực hiện thử nghiệm
Bạn có thể kiểm tra nhu cầu thị trường cho sản phẩm của mình bằng cách chạy quảng cáo trên mạng xã hội. Các bước bạn cần làm là:
- Tạo một trang web tạm thời, đăng sản phẩm của mình và yêu cầu khách hàng đăng ký email để nhận thông báo khi ra mắt.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách đăng bài trên mạng xã hội hoặc liên lạc trực tiếp với họ.
- Chạy quảng cáo với ngân sách hợp lý trên mạng xã hội.
- Sau khi kết thúc thử nghiệm, bạn hãy đếm số lượng khách hàng đã đăng ký và tính tỷ lệ phần trăm so với số lượng khách hàng bạn đã tiếp xúc. Nếu tỉ lệ này dưới 5%, bạn hãy xem xét lại phân tích và đề xuất bán hàng ban đầu của mình để sửa đổi.
4.2. Theo dõi kết quả thường xuyên trong năm
Thường thì sau 3 tháng hoạt động, bạn hãy kiểm tra lại số lượng khách hàng của mình. Đồng thời, bạn hãy so sánh lại phân tích trước đó và ước tính tỷ lệ phần trăm thị phần bạn đã chiếm được.
Sau đó, bạn hãy tiếp tục theo dõi kết quả 3 tháng một lần. Lúc này, bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu như giảm liên tục số lượng khách hàng mới hoặc giảm lợi nhuận hàng tháng.
4.3. Tham khảo ý kiến của các doanh nhân thành công
Bạn sẽ cải thiện kỹ năng phân tích Market Opportunities theo thời gian. Trong các nhóm mạng lưới hoặc trực tuyến như Linkedin, bạn có thể tìm những người đã kinh doanh được hơn 5 năm và có kinh nghiệm làm dự báo doanh số để học hỏi, tham khảo những trải nghiệm của họ.
Trong bài viết này, Mua Bán đã giới thiệu cho bạn về khái niệm Market Opportunities là gì, tầm quan trọng của nó trong kinh doanh, những bước cần làm để tìm kiếm và đánh giá Market Opportunities. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích và gợi ý cho bạn những hướng đi mới trong kinh doanh. Đừng bỏ lỡ những kiến thức bổ ích khác của Muaban.net để tìm kiếm những cơ hội việc làm phù hợp với bản thân nhé.
Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Và những điều mà bạn cần phải biết