Managing Director là một vị trí cấp cao trong doanh nghiệp. Để hiểu được Managing Director là gì, trách nhiệm, công việc, các kỹ năng,… của họ, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Muaban.net để hiểu hơn về vị trí này nhé!
I. Managing Director là gì?
Managing Director là gì? Managing Director (MD) có nghĩa tiếng Việt là Giám đốc điều hành. Họ là những người chịu trách nhiệm lớn nhất trong một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Managing Director là người báo cáo trực tiếp với Chủ tịch và Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần.
Trong các tổ chức phi lợi nhuận, Managing Director là gì? Họ cũng có các tính chất công việc tương tự như MD trong doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên mục tiêu của họ không phải là đem lại lợi nhuận mà là tạo ra các giá trị xã hội cho cộng đồng.
Managing Director có vai trò to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Các kế hoạch hoạt động của họ nhắm vào sự tăng trưởng, lợi nhuận và lợi ích cho đại đa số cổ đông, đại diện là Hội đồng quản trị. Do đó, một Managing Director có quyền triệu tập Hội đồng quản trị trong trường hợp cần thiết.
Mặt khác, Hội đồng quản trị cũng có thể ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của Managing Director. Họ sẽ đưa ra chiến lược phát triển chung cho doanh nghiệp, kiểm soát công việc của Managing Director nhằm tối đa hóa lợi ích cổ đông.
>>> Tham khảo thêm: Quản trị điều hành là gì? Thông tin cần biết khi trở thành một nhà quản trị
II. Trách nhiệm và công việc chính của Managing Director trong doanh nghiệp
Managing Director là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Do đó, công việc của họ sẽ có những đặc trưng công việc khác với các vị trí cấp Manager còn lại. Vì vậy, phần dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về trách nhiệm và công việc của Managing Director là gì.
1. Trách nhiệm của Managing Director là gì?
Trách nhiệm của Managing Director là gì? Họ chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Các trách nhiệm này bao gồm quản lý nhân sự, tư vấn chiến lược, lên kế hoạch hoạt động, xây dựng và duy trì các mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp.
>>> Tham khảo thêm: Quản lý nhân sự là gì? 6 Cách Để Trở Thành Quản Lý Nhân Sự Giỏi
2. Công việc của Managing Director là gì?
Managing Director đảm bảo thực hiện 4 công việc chính, bao gồm:
1. Lập kế hoạch kinh doanh
Công việc của Managing Director là gì? Managing Director điều phối hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chiến lược kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đem lại lợi nhuận và tăng lợi tức cổ đông.
Managing Director sẽ thực hiện công việc này cùng với các giám đốc bộ phận hoặc các trưởng bộ phận để có kế hoạch tối ưu.
Các kế hoạch kinh doanh này thường liên quan đến chiến lược bán hàng, các chính sách tổ chức vận hành, kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,…
2. Tham gia tuyển dụng và đào tạo
Công việc tham gia tuyển dụng và đào tạo của Managing Director là gì? Thông thường, công việc này là trách nhiệm thuộc về phòng Nhân sự. Tuy nhiên, Managing Director vẫn tham gia tuyển dụng và đào tạo các vị trí cấp cao khác trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, Managing Director còn phối hợp với phòng Nhân sự để đưa ra phương án đào tạo nhân lực hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Managing Director cũng làm việc trực tiếp với các trưởng phòng cấp dưới. Bằng cách giao nhiệm vụ phù hợp cho các trưởng bộ phận, Managing Director sẽ kiểm soát hoạt động tốt hơn.
>>> Tham khảo thêm: Tuyển dụng là gì? Sự cần thiết của tuyển dụng trong xã hội
3. Xây dựng và duy trì các mối quan hệ đối tác
Xây dựng và duy trì các mối quan hệ là một trong những công việc quan trọng nhất của họ. Vậy công việc này của Managing Director là gì? Họ cần xác định đâu là các mối quan hệ cần thiết để tìm cách tiếp cận của các bên liên quan nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp khi hoạt động và cạnh tranh trên thị trường.
4. Người đại diện cho doanh nghiệp
Công việc đại diện của Managing Director là gì? Họ sẽ đại diện cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình ký kết giao dịch, đàm phán với các bên liên quan (Stakeholder) như cổ đông, chính quyền địa phương, đối tác, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động,…
Ngoài ra, họ còn là một cố vấn chiến lược trong ngành cho Hội đồng quản trị. Từ đó, Hội đồng quản trị có thể đánh giá được hiệu quả đầu tư.
Nhìn chung, công việc của một Managing Director liên quan nhiều đến 4 chức năng quản trị bao gồm tổ chức, hoạch định, lãnh đạo và kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
Do đó, họ cần phải có những năng lực đặc thù với công việc quản trị. Kỹ năng cần có của một Managing Director là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở nội dung bên dưới nhé!
Kỹ năng của một Managing Director cần có là gì?
Managing Director là một vị trí đòi hỏi sự kết hợp khéo léo giữa nhiều kỹ năng quản trị để hoàn thành tốt công việc. Sau đây là một số kỹ năng cơ bản cần có của một Managing Director:
- Kỹ năng phân tích thị trường
- Kỹ năng lập kế hoạch hiệu quả
- Kỹ năng tổ chức và giám sát kế hoạch thực thi
- Tầm nhìn xa về mục tiêu phát triển doanh nghiệp
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Kỹ năng thuyết trình xuất sắc
- Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp
- Kỹ năng phân tích tổng quát
- Khả năng tạo động lực và thúc đẩy nhân sự
- Kỹ năng hoạch định
- Kỹ năng lập kế hoạch rủi ro
- Kỹ năng quản lý hình ảnh cá nhân
- Kỹ năng thương lượng, đàm phán
- Nhạy bén về tài chính
- Khả năng tư duy xuất sắc
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng quản lý thời gian.
Các lợi ích và thách thức nghề nghiệp của Managing Director
Ngành nghề nào cũng tồn tại mặt lợi ích và thách thức, bao gồm vị trí Managing Director. Vậy các lợi ích và thách thức của Managing Director là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích chi tiết những điểm này giúp bạn.
1. Lợi ích nghề nghiệp của Managing Director
- Thu nhập khổng lồ: Bên cạnh mức lương hậu hĩnh dành cho vị trí Managing Director, họ còn được hưởng nhiều lợi ích từ Hội đồng quả trị như cổ phiếu, tiền thưởng và các hứa hẹn tương lai. Đây là cách để giảm xung đột lợi ích giữa Managing Director – cổ đông và khuyến khích họ bứt phá hơn trong sự nghiệp.
- Tạo tiền đề để phát triển sự nghiệp trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp với vai trò lớn hơn.
2. Thách thức nghề nghiệp của Managing Director
Thách thức nghề nghiệp của Managing Director là gì? Vì phải đảm nhận nhiều trọng tránh lớn, họ cũng phải nhận nhiều thách thức lớn lao như:
- Áp lực công việc khổng lồ: Managing Director phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trước Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, công việc của Managing Director có khối lượng rất lớn nên họ không có nhiều thời gian cho bản thân và gia đình.
- Bị kiểm soát bởi Hội đồng quản trị: Managing Director sẽ nhận được nhiều quyền lợi, song song với đó là các ràng buộc để giúp cổ đông đạt được lợi ích đầu tư.
So sánh sự khác biệt giữa CEO và Managing Director
CEO (Chief Executive Officer) và Managing Director trong nhiều doanh nghiệp là cùng một vị trí chức danh. Ở Anh, người ta thường dùng Managing Director để chỉ vị trí CEO. Tuy nhiên ở Mỹ, Managing Director sẽ xử lý các công việc mang tính thực thi nhiều hơn, còn vị trí của CEO sẽ lớn hơn rất nhiều và họ có quyền lực rất lớn trong doanh nghiệp.
Tại Mỹ, một CEO sẽ không kiểm soát vận hành của doanh nghiệp mỗi ngày. Thay vào đó, công việc của họ liên quan nhiều hơn đến việc thiết kế chiến lược và tầm nhìn cho doanh nghiệp. Công việc của một Managing Director là quản lý hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp và động viên nhân viên. CEO sẽ báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị. Trái lại, Managing Director sẽ nhận nhiệm vụ trực tiếp từ CEO.
CEO không chịu trách nhiệm với cổ đông của công ty. Thay vào đó, họ là người dẫn dắt hoặc là người đại diện và thực hiện các thay đổi trong tổ chức. Ngược lại, Managing Director lại là người chịu trách nhiệm với cổ đông nhưng lại không có quyền ký séc hay chia cổ phiếu.
Tìm kiếm công việc phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây:
Những lưu ý khi viết CV ứng tuyển vị trí Managing Director
Những lưu ý khi ứng tuyển công việc Managing Director là gì? Thông thường vị trí này sẽ được tuyển dụng nội bộ từ cấp quản lý trong công ty. Họ là những người hiểu cách doanh nghiệp vận hành, có nhiều sự đồng thuận lớn từ đồng nghiệp và đã chứng minh được năng lực của mình.
Vì vậy, bạn cần thể hiện kinh nghiệm quản lý xuất sắc khi ứng tuyển vị trí Managing Director là gì. Trong CV của bạn cần nêu rõ các thành tựu đã đạt được để chứng minh năng lực của bản thân.
Bên cạnh đó, CV cũng cần cho thấy phong cách lãnh đạo và quản lý của bạn. Bạn cần nhấn mạnh vào các từ khóa và đề cập đến những người tham chiếu để chứng minh năng lực của Managing Director là gì.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được vị trí Managing Director là gì, trách nhiệm công việc, kỹ năng và các lợi ích – thách thức có liên quan. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn về công việc Managing Director. Ngoài ra, bạn hãy theo dõi Muaban.net thường xuyên để nhận các thông tin về việc làm mỗi ngày nhé!
>>> Xem thêm:
- Quản lý nhân sự là gì? 6 Cách Để Trở Thành Quản Lý Nhân Sự Giỏi
- Quản đốc là gì? Các cơ hội việc làm ‘Hot’ và yêu cầu để trở thành Quản đốc giỏi
- Cơ hội kinh doanh là gì? Những ngành nghề kinh doanh tiềm năng nhất 2023