Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch) là ngày lễ quan trọng, gắn liền với tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam từ xa xưa. Hàng năm cứ vào ngày Tết Đoan Ngọ là người dân khắp 3 miền lại sửa soạn mâm cúng Tết Đoan Ngọ với nhiều loại lễ vật khác nhau để dâng lên tổ tiên và thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, không có sâu bệnh quấy phá.
I. Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 5/5 Âm lịch, còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương hoặc Tết giết sâu bọ. Tết Đoan Ngọ không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở một số nước Châu Á như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên. Đây là một phong tục gắn liền với sự biến đổi tuần hoàn của thời tiết trong một năm.
Hàng năm, cứ vào ngày 5/5 là người dân khắp ba miền lại làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Mâm cúng gồm các lễ vật khác nhau, tùy vào vùng miền, dâng lên các vị thần linh, tổ tiên để cầu cho vụ mùa bội thu, không sâu bệnh quấy phá.
Bên cạnh đó, nhiều người còn tin rằng, Tết Đoan Ngọ chính là dịp loại bỏ sâu bọ và bảo vệ sức khỏe. Do đó, những trái cây có vị chua như vải, mận,… thường được dùng để cúng và ăn trong dịp Tết này.
Đọc ngay: Mâm cúng Sơn Trang gồm những gì? Văn khấn cúng đúng và đầy đủ nhất
II. Hướng dẫn cách làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ dễ nhất
Vì Tết Đoan Ngọ thường diễn ra sau khi thu hoạch vụ mùa nên mâm cúng ở cả 3 miền đều rất thịnh soạn với nhiều loại nông sản khác nhau. Sau đây Mua Bán sẽ hướng dẫn bạn làm mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọ đặc trưng ở 3 miền Việt Nam:
1. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc rất thịnh soạn. Lễ vật cúng Lễ giết sâu bọ gồm: Nhang/hương, hoa, vàng mã, nước, cơm rượu, bánh tro, bánh ú và các loại xôi chè.
Đặc biệt, trong mâm cúng miền Bắc không thể thiếu mâm hoả quả gồm có: mận, chuối, vải, dưa hấu,… Đặc biệt, cơm rượu nếp gồm loại nếp cẩm và nếp cái hoa vàng đều là đặc sản ngon nhất tại miền Bắc.
2. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung khá giản dị. Gồm các lễ vật cơ bản đó là: Nhang/hương, hoa tươi, vàng mã, nước, cơm rượu, thịt vịt, các loại bánh tro, bánh ú và hoa quả giống miền Bắc như: chuối, mận, dưa hấu,…
Đặc biệt, trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Trung không thể thiếu món chè kê thanh mát dễ chịu ăn cùng với bánh tráng vừng. Ngoài ra, cơm rượu lên men theo cách cổ truyền thường được làm thành từng miếng nhỏ vuông vức, đẹp mắt.
Tham khảo thêm: Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7: Nguồn gốc, ý nghĩa và cách cúng lễ
3. Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam gồm các lễ vật: nhang/hương, hoa tươi, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả đặc trưng như: vải, mận, chôm chôm,… Trên mâm cúng mùng 5/5 không thể thiếu những viên cơm rượu thơm ngon và bánh ú bá trạng. Bánh ú bá trạng có hình dáng gần giống bánh tro nhưng to hơn và được làm từ gạo nếp với nhiều loại nhân.
Còn một món ăn không thể thiếu trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam đó là chè trôi nước. Món chè này gồm những viên chè tròn to làm từ bột nếp trắng với phần nhân đậu xanh thơm bùi, có thêm nước đường gừng và nước cốt dừa.
Một điều đặc biệt vào ngày Tết Đoan Ngọ, sau khi ăn cơm rượu, người dân ở cả 3 miền còn có tục tắm lá tía tô hoặc lá sả, kinh giới,… để cơ thể thư giãn và loại bỏ các mầm bệnh.
Tham khảo ngay: Bài Văn Khấn Tam Bảo Tại Nhà Và Chùa Đầy Đủ Nhất
III. Một số điều cần biết khi cúng Tết Đoan Ngọ
Cúng Tết Đoan Ngọ là việc làm tâm linh mà mọi gia đình đều cần đặc biệt lưu ý để tránh những việc làm vô ý phạm đến thần linh.
1. Chọn giờ lành để cúng
Tết Đoan Ngọ năm 2024 diễn ra vào thứ Hai, ngày 10/6/2024 Dương lịch. Từ Đoan có nghĩa là mở đầu, còn Ngọ nghĩa là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Do đó, khi thực hiện cúng Tết Đoan Ngọ gia chủ nên tiến hành vào khoảng từ 11h – 13h trong ngày mùng 5/5 Âm lịch.
Nếu bạn có nhu cầu mua nhà, đất phong thủy, hãy truy cập website Muaban.net để tìm hiểu thêm các tin đăng mới nhất:
2. Bài cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà, ngoài sân
Bài cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà và ngoài sân có chút khác nhau. Gia chủ cần lưu ý để cúng đúng và không bị nhầm lẫn nhé.
Bài cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:……………………………………………………….
Ngụ tại:………………………………………………………
Hôm nay là ngày mùng 5/5 Âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ,… cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Xem ngay: Cúng căn là gì? Chi tiết cách cúng căn cho bé trai, gái từ 3, 6, 9, 12 tuổi
Bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:………………………………………………………
Ngụ tại:………………………………………………………
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ,… cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
(Nguồn các bài cúng: baodantoc.vn)
Bên trên là chia sẻ của Mua Bán về mâm cúng tết Đoan Ngọ theo phong tục 3 miền và những lưu ý khi cúng. Hy vọng bài viết đã mang đến bạn những thông tin thực sự hữu ích. Đừng quên truy cập Muaban.net để thu thập những thông tin hữu ích liên quan đến công việc, cuộc sống, mua bán nhà đất, phong thủy, việc làm mới và hot nhất hiện nay nhé.
Xem thêm:
- Cách bày mâm cúng giỗ ba miền Bắc – Trung – Nam đơn giản
- Cách Luộc Gà Cúng Và Tạo Dáng Gà Đẹp Mắt Cho Mâm Cỗ Ngày Tết