Chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 đúng cách là điều quan trọng để đảm bảo lễ cúng diễn ra suôn sẻ và tránh những điều không mong muốn. Liệu bạn đã biết cần có những vật phẩm nào hay chưa? Hãy cùng Muaban.net khám phá hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn thật đầy đủ và chuẩn chỉnh trong bài viết này nhé.
I. Chuẩn bị mâm cúng cô hồn rằm tháng 7
Từ xa xưa, nhiều người cho rằng nếu cúng cô hồn không đúng cách, có thể dẫn đến tác dụng ngược và gặp phải xui xẻo. Vì vậy, trong bài viết này Muaban.net sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng cô hồn thật đầy đủ.
1. Mâm cúng cô hồn ngoài trời
Mâm cúng ngoài sân (hay còn gọi là mâm cúng chúng sinh) thường dành cho những vong linh lang thang, chưa được siêu thoát. Những lễ vật dâng cúng sẽ giúp họ được no đủ, từ đó không quấy nhiễu cuộc sống dương thế. Một số lễ vật bạn cần chuẩn bị cho mâm cúng này gồm có:
- 1 đĩa muối và gạo (sẽ được rắc ra sân hoặc vỉa hè sau khi cúng)
- 12 chén cháo trắng loãng cỡ nhỏ hoặc 3 vắt cơm
- Hoa quả (5 loại với 5 màu khác nhau)
- 12 cục đường thẻ
- Vàng mã và giấy áo nhiều màu sắc
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, ngô luộc, sắn luộc,…
- Mía để nguyên vỏ và được chặt thành từng đoạn 15cm
- 3 chung nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến nhỏ
Tùy theo từng vùng miền, gia chủ có thể điều chỉnh các vật phẩm cho phù hợp với phong tục địa phương.
Xem thêm: Tổng hợp lời chúc Vu Lan báo hiếu hay và ý nghĩa nhất cho cha mẹ
2. Mâm cúng trong nhà
Theo tín ngưỡng Phật giáo, rằm tháng 7 cũng là ngày đại lễ Vu Lan, mang ý nghĩa đặc biệt về đạo hiếu và lòng biết ơn với bề trên. Thế nên, chuẩn bị mâm cúng trong nhà được xem như cách thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, tổ tiên.
Vào ngày này, bạn có thể chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả để bày tỏ lòng thành kính.
Tham khảo một số tin đăng mua bán nhà đất chính chủ, hợp phong thủy
II. Một số điều cần lưu ý khi cúng cô hồn
Khi cúng cô hồn vào rằm tháng 7, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Mâm cúng chúng sinh cần phải đặt ngoài trời, ở hành lang hoặc trước cửa nhà, tuyệt đối không đặt trong nhà.
- Sau khi cúng xong, hạn chế mang vật phẩm cúng vào nhà.
- Đốt vàng mã và giấy áo ngay tại chỗ, rải gạo và muối ra 8 hướng.
- Ưu tiên cúng đồ chay, hạn chế đồ mặn.
- Không được ăn đồ cúng, đồng thời giữ khu vực cúng được nghiêm trang trước khi lễ kết thúc và nhang tàn.
Xem thêm: Văn khấn rằm tháng 7 năm 2023 chuẩn và đầy đủ nhất
III. Nguồn gốc của tục lệ cúng cô hồn
Theo truyền thuyết bắt nguồn từ Trung Hoa, từ mùng 1/7 đến 30/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ cho mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ, cô hồn được phép trở lại dương gian, đoàn tụ với gia đình và nhận lễ vật cúng tế từ người sống để không còn chịu đói khổ chốn địa ngục. Vì vậy, rằm tháng 7 còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, ngày cúng cô hồn hoặc cúng thí thực.
Vào ngày này, người trần thường chuẩn bị nhiều vật phẩm để cúng bái để các vong linh không quấy nhiễu đến họ.
IV. Một số câu hỏi thường gặp về cúng cô hồn tháng 7
Nói về việc cúng cô hồn tháng 7, có một số vấn đề cũng được nhiều người thắc mắc. Bên dưới đây, Muaban.net đã tổng hợp lời giải đáp, bạn có thể tham khảo qua để chuẩn bị chu đáo hơn cho việc cúng tế.
1. Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Việc ăn đồ cúng cô hồn vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan niệm xưa, đồ cúng cô hồn thì không nên ăn vì có thể rước vong linh và điềm xấu vào nhà.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người lại cho rằng đồ cúng cô hồn hoàn toàn có thể ăn được nếu được chuẩn bị sạch sẽ và đảm bảo chất lượng an toàn. Bên cạnh đó, theo đạo Phật, việc không lãng phí thức ăn cũng là một điều được khuyến khích. Vì vậy, tùy vào niềm tin và quan điểm cá nhân mà bạn có thể lựa chọn ăn hoặc không ăn đồ cúng cô hồn.
2. Những ai không nên cúng cô hồn?
Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay, khi cúng cô hồn tháng 7, người cao tuổi, trẻ em hoặc phụ nữ mang thai cần tránh việc cúng cô hồn. Bởi vì đây là những đối tượng có nguồn năng lượng khá nhạy cảm với các yếu tố tâm linh nên họ có thể gặp phải những điều không mong muốn hoặc bị cô hồn quấy rối, trêu đùa.
Xem thêm: Cách cúng cô hồn hàng tháng: Văn khấn, Bài Cúng chuẩn nhất
3. Nên cúng cô hồn hàng tháng hay chỉ cúng vào tháng 7 âm lịch?
Phong tục cúng cô hồn chủ yếu được thực hiện vào tháng 7 âm lịch. Đây được xem là thời điểm đặc biệt mà các vong linh được phép quay lại nhân gian để đoàn tụ với gia đình, nhận lễ vật từ người trần,…
Còn ở những tháng khác trong năm, việc cúng cô hồn hay cúng thí thực không quá phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có người thực hiện nghi lễ cúng tế hàng tháng để thể hiện lòng thành và cầu cho các linh hồn sớm được siêu thoát.
4. Cúng cô hồn tháng 7 ngày nào?
Thông thường, việc cúng cô hồn diễn ra từ ngày mùng 2 đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch, những ngày còn lại của tháng thì ít phổ biến hơn.
Lời kết
Qua bài viết trên đây, Muaban.net đã tổng hợp đến bạn một số thông tin hữu ích giúp bạn chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về nghi thức cúng bái một số ngày quan trọng khác trong năm tại Muaban.net. Đồng thời, cập nhật nhiều bài viết hay ho với đa dạng lĩnh vực như bất động sản, tìm việc làm, phong thủy, công nghệ,… tại đây.
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Bài cúng tất niên cuối năm chuẩn nhất, cầu tài lộc bình an
- Cách làm lễ cúng động thổ xây nhà: Văn khấn và Bài cúng
- Cách cúng đất đai trong nhà: Nghi thức, Văn khấn chi tiết