Thuật ngữ L&D còn khá xa lạ đối với một số người. Đối với các doanh nghiệp, thuật ngữ L&D được xem là cách thần kỳ nhất để củng cố đội ngũ nhân viên thêm lớn mạnh. Qua bài viết này, Mua Bán sẽ giúp bạn hiểu thêm về các vấn đề xoay quanh khái niệm L&D là gì một cách đầy đủ nhất.
Khái niệm L&D là gì?
L&D (có tên tiếng anh là Learning & Development) nghĩa là đào tạo & phát triển. L&D là một phòng ban thuộc bộ phận nhân sự. Vai trò và nhiệm vụ của L&D cũng giống như cái tên của nó. Khi nhân viên được tuyển dụng vào công ty, phòng ban L&D sẽ có nhiệm vụ dẫn dắt thích nghi cho nhân viên mới.
Tuy nhiên, L&D không chỉ đơn thuần là đào tạo cho nhân viên mới một kiến thức hay các kỹ năng mà còn bao gồm cả việc chịu trách nhiệm hỗ trợ cho nhân viên trong công việc và giúp nhân viên dễ dàng phát triển hơn trên con đường thăng tiến sự nghiệp. Ngoài ra, phòng ban L&D còn có nhiệm vụ quan trọng là giữ chân những nhân viên có thực lực cho công ty.
Trong nhiệm vụ của phòng ban L&D, nhân viên và người đào tạo sẽ có sự tương tác và gắn bó hai chiều thường xuyên hơn. Nhân viên được đào tạo cũng sẽ chủ động hơn trong cả quá trình học tập, cải thiện và phát triển nhiều kỹ năng. Ngoài ra, L&D cũng là phòng ban chịu trách nhiệm tham gia vào phát triển văn hóa của công ty.
Trên đây là những thông tin đầy đủ cập nhật về L&D là gì trong doanh nghiệp. Bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp bài viết này để trả lời câu hỏi sự khác nhau giữa phòng ban HR và L&D là gì? Vai trò của phòng ban L&D là gì trong doanh nghiệp? Quy mô doanh nghiệp phù hợp với L&D là gì? Cũng như công việc cụ thể cho vị trí L&D là gì?
Sự khác nhau giữa phòng ban HR và L&D là gì?
L&D | HR | |
Giống nhau | Trong doanh nghiệp, hai bộ phận L&D và HR đều bao gồm những người quản lý và chịu trách nhiệm về hiệu suất công việc. Trực tiếp trao đổi và làm việc với nhân viên mới của công ty. Đặc biệt, cả hai bộ phận đều phải thực hiện là lên kế hoạch và giám sát công việc để hỗ trợ phương thức quản lý. | |
Khác nhau |
Về nhiệm vụ và công việc của L&D:
|
Về nhiệm vụ và công việc của HR.
|
Vai trò của phòng ban L&D là gì trong doanh nghiệp?
Có thể dễ thấy rằng, phòng ban L&D có nhiều vai trò khác nhau trong xây dựng, đào tạo và phát triển chất lượng của đội ngũ nhân viên công ty. Đồng thời, những hoạt động của bộ phận L&D cũng góp phần vào việc thực hiện hiệu quả các chiến lược kinh doanh và tạo sự gắn kết giữa mọi người trong công ty.
Như vậy có thể thấy, phòng ban L&D có vai trò rất quan trọng đối với nhiều công ty. Không những góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp mà còn phát triển nhân tài cho công ty.
Hỗ trợ doanh nghiệp thu hút nhân viên và giữ chân nhân tài
Thu hút được nhân tài là công việc không hề dễ dàng. Nhưng làm thế nào để có thể giữ chân nhân tài, để họ có điều kiện phát huy toàn bộ năng lực và khả năng của mình, cống hiến hết mình cho công ty lại càng là việc khó khăn hơn. Đã có rất nhiều công ty, tổ chức không thể phát triển, thậm chí là phải ngừng hoạt động vì không có chính sách nhằm thu hút và giữ chân nhân tài.
L&D chính là bộ phận thực hiện các chương trình hay chính sách tạo động lực, thúc đẩy người lao động có ý chí học hỏi, phát triển bản thân và chuyên môn nghề nghiệp. Người lao động không chỉ có điều kiện phát triển trong việc làm mà sẽ nhận được cơ hội học tập, nâng cao các giá trị bản thân.
Việc làm này của phòng ban L&D sẽ tạo sự gắn kết giữa công ty với tinh thần cống hiến cho mọi hoạt động từ người lao động. Nếu không có các chính sách này, người lao động sẽ có xu hướng rời bỏ công ty khi cảm thấy rằng họ không còn tạo ra giá trị, không có điều kiện phát triển hoặc họ có nguy cơ bị loại bỏ.
Phát triển kỹ năng của con người
Khả năng của con người nếu không có điều kiện được phát triển và rèn luyện cũng sẽ dần bị mai một. Vốn con người luôn cần được đầu tư và tạo điều kiện phát triển liên tục dựa trên việc bồi dưỡng và bổ sung kiến thức.
Các kiến thức chuyên môn mới liên tục được cập nhật cùng với sự phát triển của công nghệ. Nếu như con người không được cải thiện và học hỏi kiến thức, bị động trong tiếp cận cái mới sẽ nhanh chóng bị lạc hậu, không bắt kịp với những thay đổi và sự phát triển của xã hội. Điều này đồng nghĩa với năng lực và giá trị của con người cũng bị giảm xuống.
Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện phát triển năng lực của người lao động sẽ giúp cho công ty xây dựng được một đội ngũ nhân viên có thực lực tốt nhất và tìm ra được những nhân viên có tố chất hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của công ty.
>>> Tham khảo thêm: Kỹ Năng Là Gì? 3 Kỹ Năng Quan Trọng Bạn Cần Phải Biết
Tạo động lực và gắn kết giữa các nhân viên
Phòng ban L&D đóng vai trò trong việc tạo nguồn động lực trong nỗ lực học tập và tinh thần làm việc của nhân viên. Ngoài hưởng chế độ lương, thưởng theo đúng những chính sách của công ty, nhân viên còn được tạo điều kiện học tập và tiếp cận với những xu hướng của xã hội.
Điều này có ý nghĩa người lao động vừa có thêm nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, có thêm kiến thức và có thể nâng cao giá trị của bản thân. Các mối quan hệ giữa công ty và người lao động thân thiết và gắn bó hơn. Vì ngoài thời gian làm việc cùng nhau, họ còn có thể giao lưu, tương tác tích cực trong học tập và cùng nhau tham gia các hoạt động giúp phát triển kỹ năng.
Xây dựng thương hiệu
Phòng ban L&D đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc gắn kết nhân viên đồng thời nâng cao danh tiếng của thương hiệu, từ đó mang đến cho công ty cơ hội thu hút được nhiều nhân tài. Để làm được điều đó, phòng ban L&D cần đề xuất những kế hoạch cụ thể để có thể định vị thương hiệu của công ty.
Đóng góp xây dựng cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp
L&D tập trung vào việc đào tạo và phát triển năng lực của lực lượng lao động. Điều này gián tiếp đóng góp vào việc thực hiện những chiến lược kinh doanh. Nhân sự chính là yếu tố cốt lõi để một công ty có thể đảm bảo duy trì và hoạt động. Họ là lực lượng nòng cốt tham gia vào việc từ lên kế hoạch đến thực hiện các hoạt động trong kinh doanh.
>>> Tham khảo thêm: Hoạch định chiến lược là gì? Chi tiết 5 bước trong quy trình hoạch định chiến lược
Quy mô doanh nghiệp phù hợp với L&D là gì?
Đội ngũ nhân viên L&D sẽ có vai trò sẽ phụ thuộc vào quy mô hoạt động của mỗi công ty.
Đối với một số công ty có quy mô lớn, phòng ban L&D sẽ tập trung vào những chương trình đào tạo cho nhân viên hay các cấp quản lý thường được chú trọng hơn. Đối với các công ty có quy mô nhỏ hay công ty gia đình, phòng ban L&D hầu như không có nhiệm vụ bởi vì số lượng nhân viên trong công ty ít và hầu như đã hợp tác rất chặt chẽ với nhau. Lúc này, khi nhân viên mới được tuyển dụng sẽ do chính leader quản lý và trực tiếp đào tạo nên không cần đến L&D.
Công việc cụ thể cho vị trí L&D là gì?
Những thông tin đầy đủ về công việc chính cho từng vị trí mà một nhân viên phòng ban L&D có thể thực hiện:
Vị trí | Công việc chính |
L&D Executive |
|
Senior L&D Executive |
|
L&D Assistant Manager |
|
L&D Manager |
|
Bên cạnh việc làm về nhân sự, bạn có thể tìm kiếm các công việc khác tại đây nhé:
Lộ trình thăng tiến trong ngành L&D
Cũng giống như một số những ngành nghề khác, những người làm việc trong ngành L&D sẽ bắt đầu làm việc từ những vị trí thấp nhất sau đó tích lũy kinh nghiệm chuyên môn để thăng tiến lên vị trí cao hơn trong công việc. Lộ trình thăng tiến của một nhân viên L&D newbie thường sẽ như sau: L&D Executive -> Senior L&D Executive -> L&D Assistant Manager -> L&D Manager
>>> Tham khảo thêm: Newbie trong L&D là gì? 3 Cách để giúp newbie phát triển tốt nhất?
Vị trí | Yêu cầu với các vị trí | Mức lương |
L&D Executive |
|
6 – 7 triệu VND/tháng |
Senior L&D Executive |
|
12 – 20 triệu VND/tháng. |
L&D Assistant Manager |
|
20 – 30 triệu VND/tháng |
L&D Manager |
|
30 – 45 triệu VND/ tháng. |
L&D là nghề chứa đựng nhiều cơ hội tốt để phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người tài giỏi, được học hỏi nhiều kiến thức từ những kinh nghiệm trong thực tế và rèn luyện bản thân. Mong rằng qua bài viết này, Muaban.net giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành L&D là gì? Và những công việc phù hợp với L&D là gì? Cũng như xây dựng được cho mình một lộ trình nghề nghiệp lý tưởng dành cho L&D.
>>> Xem thêm:
- Nhân sự là gì? Vai trò, nhiệm vụ và những xu hướng mới trong nghề nhân sự
- Kiểm soát viên là gì? Vai trò kiểm soát viên trong công ty