Nếu như bạn chưa biết Lateral Thinking là gì thì quả thật là một thiếu sót. Bởi lối tư duy này sẽ giúp bạn giải quyết được hàng tá vấn đề xảy ra. Đặc biệt, Lateral Thinking cực kỳ cần thiết cho việc học tập lẫn công việc. Thế nào là Lateral Thinking? Lối tư duy này có lợi gì cho sự sáng tạo? Mua Bán sẽ giải đáp cho bạn ở dưới đây.
Lateral thinking là gì? Những ví dụ điển hình về Lateral thinking
Lateral Thinking là gì? Nếu dịch một cách chuẩn, đúng ngữ cảnh thì Lateral Thinking là Tư duy đường vòng. Hay bạn cũng có thể gọi là lối tư duy ngoại biên, phi tuyến tính. Có một câu nói thể hiện rất rõ về Lateral Thinking là “Think outside the box” – Nghĩ bên ngoài chiếc hộp.
Cách hiểu Lateral Thinking là gì dễ nhất
Lối tư duy phổ biến nhất hiện nay là tư duy logic. Tức bạn sẽ suy nghĩ mọi thứ dựa vào khoa học, những sự thật, giải pháp hợp lý và khả thi nhất. Lối tư duy logic sẽ giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề trong thực tiễn. Còn Lateral Thinking thì lại giúp bạn nảy sinh và nghĩ ra được nhiều ý tưởng mới.
Những ý tưởng mới sẽ chỉ xuất hiện khi bạn gạt bỏ qua những thứ đã có từ trước. Khi tư duy phi tuyến tính tức là bạn đã không nghĩ theo lối tư duy thông thường nữa. Bạn sẽ tiếp cận với những thứ mới mẻ hơn và nhìn nhận mới thứ một cách độc đáo hơn.
Lần đầu tiên lối suy nghĩ ngoại biên (Lateral Thinking) được đưa vào sử dụng bởi nhà Tâm lý học Edward De Bono. Ông cũng chính là nhà triết gia, tác gia và chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo. Ngài De Bono cũng chính là người trực tiếp giảng dạy về cách tư duy như một bộ môn.
Ví dụ cụ thể về Lateral Thinking là gì
Để hiểu được Lateral Thinking là gì thì Mua Bán sẽ đưa ra một ví dụ thực tiễn được trích từ câu chuyện “Sự phán xét của vua Solomon”.
- Có hai người phụ nữ đều nhận một đứa trẻ là con, chắc chắn một người là kẻ giả mạo.
- Vua Solomon đã quyết định cưa đứa trẻ ra làm hai: Mỗi người nhận một nửa cơ thể đứa trẻ.
- Người mẹ thật sự sẽ chấp nhận hy sinh không nhận con để bảo vệ tính mạng cho cốt nhục. Và người đó mới là người mẹ thật sự.
Nếu như bạn suy luận theo logic thì sẽ xét đến các phương diện về mặt khoa học. Đơn cử như kiểm tra nét mặt, tra hỏi những thông tin về đứa trẻ, hỏi những người biết về mối quan hệ của đứa bé,… Trong trường hợp trong câu chuyện của vua Solomon thì lối tư duy này khó lòng giải quyết được vấn đề.
Thế nhưng vua Solomon lại đưa ra quyết định táo bạo là cưa đứa trẻ ra làm hai. Đây là một giải pháp mà không người thường nào có thể ngờ đến. Vị vua Solomon đã suy nghĩ một cách phi logic và chọn giải pháp bất hợp lý nhất. Nhưng đổi lại, vấn đề có thể giải quyết một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Khi nào nên sử dụng phương pháp Lateral Thinking?
Có lẽ kiến thức mà bạn biết về Lateral Thinking là gì vẫn còn khá mơ hồ. Nhưng bạn phải biết mọi thứ về lối tư duy này để sử dụng vào những trường hợp đặc biệt. Nếu áp dụng đúng trường hợp thì cách tư duy này sẽ giúp bạn giải quyết nhanh gọn vấn đề.
Tìm kiếm giải pháp
Như Mua Bán đã chia sẻ trong phần giải thích Lateral Thinking là gì, lối tư duy phi tuyến tính sẽ giúp bạn sáng tạo ra những điều mới mẻ. Và điều đó cực kỳ chính xác trong trường hợp bạn cần tìm ra một giải pháp giải quyết công việc.
Cụ thể, khi bạn đã áp dụng toàn bộ những giải pháp khoa học nhất nhưng vẫn không thể giải quyết được gì. Vậy thì khi đó, bạn cần phải tạo ra một giải pháp mới bằng cách phải gạt bỏ đi tất cả những kiến thức vốn có trước đó. Hãy suy nghĩ tự do hơn và sử dụng Lateral Thinking để tạo ra giải pháp mới.
Phát minh và đổi mới
Nhìn chung, khi đã hiểu về Lateral Thinking là gì thì bạn sẽ sáng tạo ra tất cả mọi thứ. Vì thế, việc phát minh và đổi mới chính là trường hợp bạn nên áp dụng phương pháp Lateral Thinking.
Phát minh và đổi mới tức là bạn sẽ tạo ra những thức vượt trội và mới lạ hơn những gì sẵn có. Nếu suy nghĩ một cách logic thì bạn chỉ quanh đi, quẩn lại với những gì đã tồn tại. Lúc này, bạn cần phải suy nghĩ ngoại bên để nhìn nhận ra những thứ mới, chưa hề tồn tại thì mới có thể phát minh và đổi mới.
Giải quyết vấn đề tồn đọng
Khi giải quyết vấn đề nào đó, bạn thường cố gắng suy nghĩ theo một cách logic nhất. Chính xác hơn thì bạn sẽ dùng mọi giải pháp khoa học và hiệu quả nhất. Nhưng lối tư duy logic sẽ thu hẹp góc nhìn của bạn vào một phạm vi nhất định. Nếu trong phạm vi đó không tồn tại câu trả lời thì vấn đề chắc chắn sẽ bị ứ đọng.
Nếu không tìm ra câu trả lời thì sao bạn không thử mở rộng sang vùng phạm vi thông tin khác? Khi đó, việc áp dụng Lateral Thinking sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều phạm trù và thông tin không liên quan đến vấn đề. Thế nhưng đó lại có thể là đáp án cho vấn đề bạn chưa thể giải quyết.
Tham khảo thêm các tin đăng về việc làm tại Muaban.net |
Gợi ý 3 cách rèn luyện kĩ năng Lateral Thinking
Thông qua phần giải đáp về Lateral Thinking là gì, chắc bạn đang rất muốn sở hữu lối tư duy này. Mọi người hoàn toàn có thể thành thạo tư duy ngoại biên bằng cách rèn luyện các kỹ năng sau:
Thực hành Mind-maps
Khi bạn phân tích bất kỳ thứ gì thì nên liên kết các thông tin lại với nhau từng chút một. Việc liên kết từng thông tin bằng các mắt xích được gọi là Mind-map. Kỹ năng này sẽ giúp bạn có một góc nhìn tổng quan nhất về vấn đề. Nhìn vào đó, bạn sẽ dễ dàng tư duy ngoại biên và nhìn nhận ra các mấu chốt bị ẩn giấu.
Sử dụng giác quan
Khi áp dụng lối suy nghĩ thông thường, bạn sẽ chỉ sử dụng đến bộ não, các kiến thức hoặc kinh nghiệm sẵn có. Nhưng khi sử dụng phương pháp Lateral Thinking, bạn phải vận dùng nhiều yếu tố khác nữa và trong đó, có cả yếu tố giác quan.
Mỗi người đều có 5 giác quan và mỗi giác quan đều đem lại những trải nghiệm rất riêng. Nếu tận dụng được giác quan của bản thân thì bạn sẽ nhìn nhận vấn đề tự do và sáng tạo hơn.
Ví dụ: Bạn bán quần áo rất đẹp nhưng không ai muốn mua. Sao bạn thử mặc và trải nghiệm sản phẩm của bản thân? Biết đâu bạn tìm ra điểm chưa tốt trong sản phẩm như tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,… Từ đó, bạn sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm cho khách hàng.
Tư duy ngược (Suy nghĩ phản biện)
Câu “Người thành công phải có lối đi riêng” khá phù hợp trong việc định nghĩa Lateral Thinking là gì? Đôi khi, bạn phải suy nghĩ ngược lại so với đám đông. Và kỹ năng tốt nhất để bạn hoàn thiện Lateral Thinking là tư duy ngược.
Thay vì bạn suy nghĩ việc gì đúng, làm gì đúng,… Thế thì bạn có thể suy ngược lại làm gì sẽ sai, thứ gì không đúng,… Việc truy xuất ngược lại mọi luồng vấn đề sẽ giúp bạn nhận ra những thứ chưa từng ngờ tới trước đây.
>>> Tham khảo thêm: Chứng Chỉ Là Gì? Chứng Chỉ Và Chứng Nhận Có Gì Khác Nhau?
Lateral Thinking thường được ứng dụng trong những ngành nghề nào?
Mua Bán tin rằng nhiều vẫn chưa biết công dụng thực tế của Lateral Thinking chính xác là gì? Đáp án chính là tăng cường khả năng sáng tạo và tư duy tự do hơn. Khi thuần thục được kỹ năng này thì bạn chắc chắn sẽ thành công trong các lĩnh vực nhất định như:
Marketing
Những tin đăng tuyển dụng nhân viên Marketing thường có yêu cầu rằng sẽ phải tạo ra những chiến dịch mới để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ,… Thậm chí, họ còn phải tạo ra xu hướng mới giúp làm nổi bật sản phẩm,… Do đó, mọi thứ liên quan đến việc tạo ra giải pháp và sáng tạo thì chắc chắn sẽ là mảnh đất vàng để bạn vận dụng Lateral Thinking.
Truyền thông
Truyền thông là công việc truyền đạt thông tin hoặc thông điệp cụ thể đến khách hàng. Nếu đã hiểu rõ được Lateral Thinking là gì thì bạn sẽ tìm nhiều cách giúp thông tin tiếp cận với khách hàng. Kể cả bạn làm trong hãng phim, hãng game hay báo chí,… cũng cần đến lối tư duy ngoại biên.
Quảng cáo
Muốn trở thành nhà làm quảng cáo thành công thì bạn phải thú hút và thuyết phục lòng tin của nhiều khách hàng nhất. Nhất là trong thị trường Sale hiện nay, khối lượng sản phẩm trùng nhau rất lớn. Nếu áp dụng được Lateral Thinking thì bạn sẽ giúp sản phẩm nổi bật hơn, tăng sức cạnh tranh và dễ dàng thuyết phục khách hàng mua hơn.
Phân biệt Lateral Thinking và Vertical Thinking
Hiện nay nhiều bạn vẫn thường nhầm lẫn giữa Lateral Thinking là gì và Vertical Thinking là gì. Thế nên Mua Bán sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm chuẩn nhất thông qua bảng dưới đây:
Lateral Thinking |
Vertical Thinking |
Thay đổi cách tiếp cận của bạn đối với một vấn đề bất kỳ và tạo ra giải pháp mới hoàn toàn. |
Khiến định hướng thay đổi để dễ dàng tiếp cận với vấn đề. |
Giúp bạn kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và tạo ra một bước nhảy vọt. |
Phân tích tuần tự về vấn đề nhằm tìm ra giải pháp. |
Không cần độ chuẩn xác, bạn hoàn toàn có thể mắc sai lầm, miễn nhìn nhận được nhiều khía cạnh của vấn đề. |
Cần phải có sự chính xác cao trong quá trình tư duy và giải quyết vấn đề. |
Khuyến khích bạn tiếp cận với nhiều phạm trù, kiến thức,… khác nhau trong quá trình tư duy. Như vậy sẽ phát triển được những định hướng mới mẽ hơn. |
Phủ định và giúp ngăn chặn/ loại bỏ đi một vài định huống bất khả thi. |
Tóm lại, Vertical Thinking giúp bạn tư duy thoáng hơn nhưng chỉ trong một phạm vi hữu hạn. Còn Lateral Thinking giúp bạn tư duy với một góc nhìn rộng hơn và có thể nói là vô hạn.
>>> Tham khảo thêm: Gợi ý chọn quà tặng 8/3 cho khách hàng nữ độc đáo và ý nghĩa nhất
Mối quan hệ mật thiết giữa Lateral Thinking và Vertical Thinking
Như bên trên, Lateral Thinking là gì và Vertical Thinking là gì có sự khác biệt rõ rệt. Ấy vậy mà cả hai lối tư duy này đều có mối liên kết chặt chẽ, phủ định và bổ trợ lẫn nhau. Vertical Thinking giúp bạn suy nghĩ theo chiều dọc, còn Lateral Thinking giúp bạn suy nghĩ đa chiều. Khi áp dụng cả hai lối tư duy trên sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.
Tìm hiểu thêm một số kiểu tư duy khác
Ngoài việc hiểu rõ Lateral Thinking là gì thì bạn cũng nên hiểu về các cách tư duy khác. Như vậy, bạn sẽ không bị nhầm lẫn và chọn lối tư duy hợp lý để giải quyết vấn đề.
Creative Thinking
Mua Bán đã gán cụm từ “Sáng tạo” khá nhiều khi giải thích về Lateral Thinking nên khó tránh khỏi việc bạn nhầm lẫn với Creative Thinking. Creative Thinking – Tư duy sáng tạo là phương pháp giúp bạn suy nghĩ sáng tạo hơn, tìm ra giải pháp mới và không theo lối mòn. Có thể nói Creative là một nhánh nhỏ của Lateral Thinking.
Critical Thinking
Critical Thinking – Tư duy phản biện là phương pháp tư duy giúp bạn nhìn nhận vấn đề từ hai chiều một khách quan nhất. Bạn sẽ luôn đưa ra những lập luận đối lập về một vấn đề. Nếu thế này thì sẽ ra sao? Còn nếu thế kia thì sẽ thế nào? Nhờ đó, bạn sẽ loại bỏ đi được các giải pháp bất khả thi và không hợp lý.
Logical Thinking
Logical Thinking – Tư duy Logic hay Khoa học, là bạn sẽ suy nghĩ mọi thứ dựa vào sự hợp lý và khoa học nhất. Tuy cách suy nghĩ này có phần máy móc nhưng nó lại hiệu quả trong đa số trường hợp.
Tổng kết
Mua bán đã rất cố gắng để phân tích cho bạn về Lateral Thinking là gì ở bài viết trên đây. Bạn có thể khá mơ hồ do lối tư duy này khá “rộng”. Thế nên bạn cũng đừng ngần ngại hiểu theo cách của mình bởi sáng tạo không có giới hạn.
Xem thêm:
- Thông Tin Là Gì? Bạn Có Đang Hiểu Đúng Về Khái Niệm Thông Tin?
- 26/03 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa và các hoạt động
- Sài Gòn có gì chơi? Điểm danh 25+ địa điểm không thể bỏ lỡ