Monday, January 20, 2025
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmLãnh đạo là gì? Người lãnh đạo có vai trò, đặc điểm...

Lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo có vai trò, đặc điểm và tố chất như thế nào?

Ở bất cứ tập thể, tổ chức nào cũng đều cần có sự xuất hiện của người lãnh đạo. Vậy người lãnh đạo là gì, vai trò, đặc điểm và tố chất của một người lãnh đạo tốt là như thế nào? Mời các bạn cùng Mua bán tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo có vai trò, đặc điểm và tố chất
Lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo có vai trò, đặc điểm và tố chất

I. Lãnh đạo là gì? 

Lãnh đạo là người có khả năng chỉ đạo, điều hành, quản lý một nhóm hoặc một tổ chức để đạt được mục tiêu cụ thể. Lãnh đạo có thể bao gồm các vai trò như đưa ra quyết định, lập kế hoạch, định hướng và thúc đẩy thành viên trong nhóm hoặc tổ chức hoạt động hiệu quả. Lãnh đạo đòi hỏi có kỹ năng quản lý, giao tiếp, nắm bắt thị trường, giải quyết vấn đề, lãnh đạo tinh thần trong nhóm.

Lãnh đạo là người đảm nhận vai trò dẫn dắt doanh nghiệp, tổ chức
Lãnh đạo là gì? Lãnh đạo là người đảm nhận vai trò dẫn dắt doanh nghiệp, tổ chức

II. Tầm quan trọng của lãnh đạo là gì?

  • Nhà lãnh đạo là những người lên ý tưởng. Trong những chiến lược, chính sách của tổ chức nhà lãnh đạo tiên phong tìm kiếm cách thức hiệu quả để triển khai. 
  • Nhà lãnh đạo là người tìm ra sự khác biệt, hướng đi mới. Đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận những rủi ro khi thực hiện các kế hoạch. 
  • Lãnh đạo là người truyền được cảm hứng và động lực cho nhân viên. Mỗi công việc họ làm cần mang đến thành quả thiết thực từ đó tạo được sự ngưỡng mộ của cấp dưới. 
Tầm quan trọng của lãnh đạo là gì?
Tầm quan trọng của lãnh đạo là gì?

>>> Tìm hiểu thêm: Tư duy tích cực là gì? Cách để rèn luyện sự tích cực cho bản thân

III. Các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

Hiện nay các phong cách lãnh đạo là gì? Sau đây là 8 phong cách phổ biến nhất.

  • Lãnh đạo chuyên quyền: thực hiện bằng cách đưa ra các quyết định mà không cần lấy ý kiến của nhân viên hay bất kỳ ai. Phong cách này phát huy hiệu quả khi áp dụng trong môi trường doanh nghiệp có phần lớn người lao động cần sự giám sát hoặc không có kinh nghiệm. 
  • Lãnh đạo dân chủ: khuyến khích các thành viên đưa ra ý kiến nhưng người lãnh đạo vẫn giữ được chính kiến của bản thân để đưa ra quyết định cuối cùng. Phong cách này giúp nhân viên cảm nhận được sự tôn trọng của người lãnh đạo. Tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để có thể thu thập được đầy đủ ý kiến. 
  • Lãnh đạo ủy quyền: tập trung vào việc giao nhiệm vụ cho các thành viên và giảm thiểu sự giám sát của nhà quản trị. Hình thức này tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên.
  • Phong cách huấn luyện viên: tập trung nuôi dưỡng điểm mạnh của từng cá nhân. Thúc đẩy sự phát triển kỹ năng mới, tư duy tự do. Nhà lãnh đạo theo phong cách này được xem là người cố vấn có giá trị. 
Các phong cách lãnh đạo là gì?
Các phong cách lãnh đạo là gì?
  • Đối với phong cách chuyển đổi, nhà quản trị sẽ khuyến kích và truyền cảm hứng để mọi người đổi mới bản thân từ đó thúc đẩy sự chuyển đổi và phát triển thành công cho doanh nghiệp. Họ sẽ tập trung xây dựng mạnh mẽ ý thức về văn hóa doanh nghiệp, quyền tự chủ và sở hữu trong công việc. Phong cách này mang đến cho nhân viên cơ hội sáng tạo, sẵn sàng để xuất các giải pháp mới.
  • Với phong cách lãnh đạo giao dịch, người lãnh đạo sẽ xây dựng các chính sách thúc đẩy năng suất, khen thưởng với những người lao động đạt KPI. Mỗi một cá nhân, bộ phận đều sẽ có KPI riêng để thực hiện.
  • Lãnh đạo theo phong cách quan liêu có đặc trưng là những ý kiến đóng góp của nhân viên vẫn được lắng nghe nhưng nếu mâu thuẫn với chính sách chung thì vẫn có thể bị từ chối. Mô hình này phát huy hiệu quả trong các ngành như tài chính, chăm sóc sức khỏe, chính phủ. 
  • Phong cách lãnh đạo Pacesetter tập trung chủ yếu vào hiệu suất làm việc của người lao động. Các tiêu chuẩn cụ thể được đặt ra và yêu cầu các thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm và đạt được mục tiêu đó. 
Tham khảo các công việc marketing, văn phòng, Pr trên muaban.net

Tuyển nhân viên kinh doanh thị trường
0
  • Hôm nay
  • Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nhân viên kiểm soát hàng hóa _ chăm sóc khách hàng
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
GIA NHẬP “BIỆT ĐỘI SALE” DẪN ĐẦU THỊ TRƯỜNG TẠI THIÊN KHÔI
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Nhân dịp cuối năm Bách hóa tổng hợp cần gấp 6 Nhân viên đóng gói
2
  • 15/01/2025
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🌈 CỬA HÀNG TIỆN LỢI KHAI TRƯƠNG CẦN GẤP 5 LĐPT
1
  • 02/01/2025
  • Quận 3, TP.HCM
CẦN MẪU ẢNH CHỤP SET QUÀ NOEL TẾT HCM
0
  • 29/12/2024
  • Quận 3, TP.HCM
Tuyển Dụng Nhận Viên Marketing
1
Tuyển Dụng Nhận Viên Marketing 12 - 25 triệu/tháng
  • 24/12/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Cần người làm việc tại chi Nhánh Đà Nẵng
0
  • 22/12/2024
  • Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Cần tuyển Gấp Nhân Viên Content Marketing
2
  • 20/12/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển 01 nam nhân viên Marketing
0
  • 17/12/2024
  • Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Oscar edu tuyển chuyên viên tư vấn tuyển sinh
1
  • 16/12/2024
  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
 Công ty Thiên Đức Tuyển dụng nhân viên maketing
1
  • 13/12/2024
  • Huyện Gia Lâm, Hà Nội
Nhân viên Content Creator Tiktok
0
Nhân viên Content Creator Tiktok 9 - 18 triệu/tháng
  • 11/12/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
 Tuyển nv Maketing Biết Thiết Kế Ảnh Và Làm Video
1
  • 07/12/2024
  • Quận Ba Đình, Hà Nội
Tuyển nhân viên kinh doanh - marketing
1
  • 05/12/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
CẦN NHÂN VIÊN MARKETING MẶT HÀNG MỸ PHẨM
1
  • 05/12/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh bán hàng
0
  • 05/12/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • 03/12/2024
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cần tuyển nhân viên tiếp thị bán hàng khu vực quận Long Biên
1
  • 30/11/2024
  • Quận Long Biên, Hà Nội
Tuyển đội ngũ giới thiệu, tư vấn mỹ phẩm
1
  • 29/11/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

>>> Tìm hiểu thêm: Tinh Thần Lạc Quan Là Gì? 9 Cách Giúp Bạn Lạc Quan Trong Mọi Hoàn Cảnh

IV. So sánh lãnh đạo với quản lý là gì?

Lãnh đạo là gì? Quản lý là gì? Khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý nằm ở đâu? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Lãnh đạo và quản lý có sự khác nhau
Lãnh đạo và quản lý có sự khác nhau
  • Phạm vi quyền hạn: Nhà lãnh đạo có vai trò định hướng mục tiêu và tầm nhìn cho tổ chức. Quản lý là người thực hiện những ý tưởng của nhà lãnh đạo. Họ sẽ làm những việc mang tính cụ thể hơn như xây dựng các bước chi tiết và chỉ định nhân sự thực hiện. 
  • Vai trò đối với công việc: Nhà lãnh đạo cần tìm ra được những hướng đi mới và chấp nhận những rủi ro khi thực hiện các kế hoạch. Nhà quản lý sẽ có nhiệm vụ giảm thiểu những rủi ro ở mức thấp nhất. Thực hiện triển khai các kế hoạch, quản lý nhóm nhân viên, hướng đến những thành công của nhân viên. 
  • Vai trò với nhân viên của người lãnh đạo là truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên. Quản lý là người trực tiếp tương tác với nhân viên, giám sát, thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên. 
  • Công việc của người lãnh đạo là hướng mọi người đến những mục tiêu tương lai. Họ đảm bảo những chính sách, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp được thực hiện một cách hợp lý. Nhà quản lý có vai trò đảm bảo công việc hiện tại diễn ra hiệu quả nhất. 

V. Đặc điểm của một người lãnh đạo là gì?

Một người lãnh đạo luôn có những nét nổi bật, khác biệt so với người thường. Vậy đặc điểm của một người lãnh đạo tài giỏi là gì? 

Đặc điểm của người lãnh đạo là gì? 
Đặc điểm của người lãnh đạo là gì?
  • Lãnh đạo là người có tầm nhìn xa trông rộng và có hoài bão lớn. Họ nhìn thấy những điều mà người khác không thấy. Người lãnh đạo giỏi có thể xác định được các mục tiêu tương lai cho tổ chức. Họ luôn biết phải làm gì để đưa tổ chức mà mình lãnh đạo đi đúng hướng. 
  • Người truyền cảm hướng dẫn, dẫn dắt đội nhóm của mình làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung của công ty, tổ chức. Người lãnh đạo giỏi sẽ biết dùng người phù hợp để thay họ thực hiện những mục tiêu nhỏ. 
  • Hoạch định chiến lược là tố chất không thể thiếu của một người lãnh đạo giỏi. Họ biết cách để phân bổ nguồn lực hợp lý, đưa ra những chiến thuật, chiến lược hợp lý để giải quyết những bài toán khó. 
  • Thiên tài về huấn luyện với khả năng chiêu mộ và xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng. Họ thành lập, đào tạo nên những con người giỏi chuyên môn, gắn kết và có tầm nhìn chung. 
Người lãnh đạo cần hội tụ những đặc điểm nổi bật
Người lãnh đạo cần hội tụ những đặc điểm nổi bật

>>> Tìm hiểu thêm: Thanh thản là gì? Làm thế nào để sống thanh thản?

VI. Những tố chất người lãnh đạo giỏi là gì?

Có rất nhiều những tố chất làm nên phong thái của một nhà lãnh đạo. Cụ thể là một nhà lãnh đạo tài giỏi, bản thân họ cần có trong mình nhiều tố chất bất biến bao gồm sự nhạy cảm, sự chính trực, tinh thần nghị lực và sự tự tin… Đặc biệt, người lãnh đạo còn cần phải có tâm, có tầm và có khát vọng to lớn.

  • Tố chất “nhạy cảm” nghe có vẻ buồn cười nhưng nó thực sự quan trọng với một người lãnh đạo. Người có chỉ số EQ cao có khả năng cảm nhận tốt mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới. Đôi lúc họ có thể đọc được chính xác suy nghĩ của người khác. 
  • “Chính trực” là tố chất không thể thiếu đối với một người lãnh đạo. Sự chính trực, phán xét công tâm sẽ tạo nên tập thể đoàn kết. Đây là điều mà mọi người đều mong muốn ở vị lãnh đạo của mình. Đức tính này khiến đối thủ phải kiêng nể, đồng nghiệp kính trọng. 
  • “Nghị lực” là điều cần có của người lãnh đạo bởi họ luôn đứng trước đầu sóng ngọn gió, đương đầu với khó khăn. Để có thể đưa tổ chức của mình vươn xa hơn thì họ cần có sự kiên cường. Họ cần giữ vững được tinh thần để có thể chèo lái con thuyền của mình không bị gục ngã trước những biến động. 
  • “Tự tin” khi đưa ra những quyết định và làm chủ trong mọi tình huống. Đôi lúc khó khăn sẽ tìm đến nhưng họ cần giữ được sự bình tĩnh để tạo niềm tin cho cấp dưới của mình.
  • Tố chất “thông minh” đây là điều không cần bàn cãi. Người lãnh đạo phải có trí thông minh vượt xa người thường. Không chỉ thông minh trong suy nghĩ mà còn cả tầm nhìn và cách dùng người. Lãnh đạo có thể không phải người có chỉ số IQ cao nhất, cũng không phải người có chuyên môn giỏi nhất. Nhưng tổng thể họ sẽ là người toàn diện nhất. 
Nhà lãnh đạo cần có sự nhạy cảm, chính trực, tự tin, nghị lực… 
Nhà lãnh đạo cần có sự nhạy cảm, chính trực, tự tin, nghị lực…

VII. Những kỹ năng thiết yếu để thành người lãnh đạo giỏi

Kỹ năng và khả năng lãnh đạo là gì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

  • Kỹ năng quản lý biến động bao gồm khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo phải dự kiến được những khó khăn, trở ngại và có những kế hoạch dự phòng.  
  • Kỹ năng truyền cảm hứng, trao quyền thể hiện ở việc dám đương đầu với thử thách, chấp nhận thay đổi. Huấn luyện và trao quyền cho nhân viên để họ phát huy được năng lực của mình vì mục tiêu chung. 
  • Kỹ năng ứng xử, giao tiếp để tạo nên môi trường làm việc thân thiện, đạt hiệu quả cao. 
  • Kỹ năng truyền thông trình bày chính xác, đầy đủ và thuyết phục được mọi người. Nếu nhà lãnh đạo có ý tưởng nhưng không biết cách trình bày, thuyết phục người khác, họ chắc chắn không thể trở thành người lãnh đạo giỏi.
  • Kỹ năng tự động viên để giúp tinh thần luôn lạc quan và có cái nhìn tích cực đối với công việc. 
  • Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp giúp nhà lãnh đạo có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình và đưa ra được những chiến lược dài hạn.
Kỹ năng cần có để trở thành lãnh đạo là gì?
Kỹ năng cần có để trở thành lãnh đạo là gì?

>>>Tham khảo thêm: Cách trở nên mạnh mẽ hơn ở mọi mặt giúp bạn vượt qua những khó khăn

VIII. Vai trò của người lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo có vai trò quan trọng như thế nào trong một tổ chức? Hãy cùng tìm hiểu vai trò của người lãnh đạo là gì ngay dưới đây:

1. Có tầm nhìn xa và khả năng xây dựng chiến lược hiệu quả

Người lãnh đạo xây dựng tầm nhìn xa trông rộng hơn người thường về chiến lược, kế hoạch phải thực hiện. Tầm nhìn và chiến lược đó thể hiện rõ mong muốn, khát vọng mà doanh nghiệp muốn đạt được. Từ đó tìm ra được mục tiêu và cách thức thực hiện để có được kết quả tốt nhất. Việc này sẽ mang đến những lợi ích sau:

  • Tạo ra động lực, truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên
  • Xác định đúng mục tiêu lâu dài (là mục tiêu không thể đạt được với các tài nguyên cũng như khả năng hiện tại)
  • Cung cấp một mục đích để làm việc hiệu quả nhất
  • Hướng dẫn các nhà quản lý phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả
Xây dựng chiến lược
Lãnh đạo xây dựng chiến lược, tầm nhìn như thế nào?

2. Đào tạo đội ngũ nhân viên

Nhà lãnh đạo có vai trò đào tạo đội ngũ nhân viên để mang đến nguồn lao động chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần dừng lại ở nghiệp vụ mà còn là tinh thần trách nhiệm và mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho tập thể. 

Để có được một tập thể mạnh làm việc đạt hiệu quả cao người lãnh đạo cần:

  • Tìm kiếm ứng viên phù hợp
  • Tạo môi trường làm việc cho nhân viên
  • Tạo niềm tự hào cho nhân viên trong công ty
  • Tạo vị trí phù hợp với năng lực của từng người
  • Tạo động lực phát triển cho nhân viên
  • Uỷ thác công việc đúng người 
  • Tạo mục tiêu cho nhân viên
Đào tạo nhân viên
Lãnh đạo đào tạo nhân viên như thế nào?

3. Tạo ra năng lượng tích cực cho cá nhân và tập thể

Để có thể tối ưu hóa năng suất làm việc của mỗi cá nhân thì bản thân người lãnh đạo cần truyền tải được nguồn năng lực tích cực. Yếu tố tinh thần đóng vai trò không hề nhỏ tạo nên hiệu quả công việc. Họ truyền tải năng lượng tốt đến nhân viên của mình bằng cách:

  • Có thành tích chuyên môn vượt trội, quyết đoán trong mọi đề xuất công việc.
  • Mang đến động lực cho mọi người thay vì tạo áp lực. 
  • Không chỉ đơn thuần là tạo nên lợi ích cho cá nhân, lãnh đạo giỏi cần mang đến lợi ích chung chi tập thể. 
Truyền tải năng lượng tích cực
Lãnh đạo là người truyền tải năng lượng tích cực

4. Kiểm soát cơ cấu tổ chức

Người lãnh đạo cần chú ý phân bố nguồn lực sao cho phù hợp tới từng bộ phận để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Điều này thể hiện khả năng dùng người của lãnh đạo. Ở mỗi bộ phận sẽ cần có quản lý và những nhân viên có năng lực phù hợp đảm nhận công việc. Sự kết nối hiệu quả giữa các bộ phận trong công ty với nhau là cơ sở để mang đến thành công cho một tập thể lớn. Và người lãnh đạo chính là cầu nối giám sát tất cả. 

Kiểm soát cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Lãnh đạo là người kiểm soát cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

IX. Khám phá khả năng “người lãnh đạo” ngay chính bản thân bạn

Khả năng người lãnh đạo là gì? Liệu mỗi người trong chúng ta đều có những tố chất để trở thành lãnh đạo không? Mỗi con người đều tiềm ẩn những khả năng riêng. Bạn cũng có thể trở thành “người lãnh đạo” của chính bản thân hoặc của một tập thể, tổ chức. Hãy tìm hiểu và khám phá chính bản thân để biết được khả năng thực sự của mình. Ngay từ bây giờ bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng sau để có thể trở thành người lãnh đạo:

  • Rèn luyện sự tự tin
  • Rèn luyện tính quyết đoán
  • Xác định rõ mục tiêu của bản thân
  • Rèn luyện khả năng lãnh đạo, quản lý theo cấp bậc.
  • Rèn luyện kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian.
Mỗi cá nhân đều tiềm ẩn năng lực riêng
Liệu mỗi cá nhân đều tiềm ẩn năng lực riêng trở thành lãnh đạo?

X. Tổng kết

Bài viết của Muaban.net đã cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết về lãnh đạo là gì? Vai trò, đặc điểm cũng như tố chất cần có để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ. Mong rằng những chia sẻ này có thể giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về người lãnh đạo. 

>>> Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ