Kỹ sư xây dựng là một nghề mà rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn vì đa dạng lý do. Vì mức lương cao, vì được đi thực nghiệm công trình hay vì có sự yêu thích trong các hoạt động kiểm tra đo đạc, giám sát dự án,… Nếu bạn là một người trẻ đang trên con đường trở thành kỹ sư xây dựng thì đây là bài viết dành cho bạn.
Kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là người sở hữu bằng cấp kỹ sư sau khi hoàn thành quá trình đào tạo chuyên ngành xây dựng tại các trường đại học. Trong dự án, họ là người có vai trò tư vấn, thiết kế, giám sát thi công và tính toán kết cấu sao cho công trình đạt được độ hoàn thiện tốt nhất.
Qua công việc trên, ta dễ dàng rút ra một số tiêu chuẩn của một kỹ sư xây dựng. Hay nói cách khác, để làm được nghề này thì phải trả lời được câu hỏi, một kỹ sư xây dựng cần biết những gì?
- Có óc logic, khả năng tính toán tốt.
- Có kỹ năng phân tích, tưởng tượng, sử dụng thành thạo phần mềm về thiết kế xây dựng như AutoCAD,…
- Cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng hoạt động từ khi dự án còn nằm trên giấy đến khi dự án được thi công.
- Cần có kỹ năng làm việc nhóm.
- Nhanh nhạy, “nhảy số nhanh” để giải quyết vấn đề phát sinh không lường trước được để đảm bảo tiến độ công việc.
Kỹ sư xây dựng không phải chỉ là người đội mũ vàng, xuất hiện ngoài công trường mà nhiều người thường thấy. Kỹ sư xây dựng còn là từ để chỉ các kỹ sư trong nhiều ngành và chuyên môn đa dạng.
Phân loại kỹ sư xây dựng
Đối với những người theo đuổi nghề kỹ sư xây dựng thì không thể không biết một số công việc như sau:
- Kỹ sư xây dựng khu đô thị.
- Kỹ sư xây dựng công nghiệp.
- Kỹ sư xây dựng các công trình đường bay, sân bay.
- Kỹ sư xây dựng thủy lợi.
- Kỹ sư xây dựng về cơ khí.
Ngoài ra, còn một số lĩnh vực khác như tin học, vật liệu,… mà những sinh viên xây dựng có thể lựa chọn để học tập và theo đuổi.
Công việc của kỹ sư xây dựng
Hoạt động trong đa dạng lĩnh vực nhưng hầu hết các kỹ sư xây dựng đều có những hạng mục công việc tương đương nhau. Chỉ khác ở tính chất công việc phụ thuộc vào ngành nghề hoạt động của kỹ sư xây dựng đó. Vậy, kỹ sư xây dựng cần làm gì?
- Đọc và phân tích các bản vẽ, bản báo cáo và bản trình bày về công trình, dự án sẽ thực hiện.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động thi công sao cho an toàn, đảm bảo.
- Phối hợp với các bộ phận, đội nhóm xây dựng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện dự án.
- Quản lý chất lượng và tiến độ công trình.
- Nghiệm thu công trình, hoàn thiện báo cáo dự án.
Mức lương của kỹ sư xây dựng hiện nay
Với khối lượng công việc không hề nhỏ, cần rất nhiều kiến thức, kỹ năng, có khả năng phải đi lại nhiều nơi thì lương của kỹ sư xây dựng là bao nhiêu?
Mức lương của một kỹ sư xây dựng sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm, trình độ đào tạo và công ty tuyển dụng kỹ sư xây dựng đó.
Số năm kinh nghiệm càng nhiều, trình độ cao (bao gồm cả ngoại ngữ) và làm việc cho những công ty nước ngoài thì mức lương nghìn đô là chuyện hoàn toàn dễ thấy.
Tuy nhiên, đối với những kỹ sư xây dựng mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm thì mức lương sẽ rơi vào khoảng 6.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ/tháng. Đây là con số tương đối ổn, không quá thấp so với mặt bằng chung thị trường lao động.
Với những kỹ sư có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương khởi điểm có thể tăng lên đáng kể. Khoảng 9.000.000 VNĐ – 12.000.000 VNĐ/tháng. Có thể sẽ cao hơn nếu kỹ sư xây dựng làm việc với những dự án quy mô lớn hơn, đòi hỏi nhiều hạng mục công việc phức tạp hơn.
Mức lương của kỹ sư xây dựng sẽ tăng lên khoảng từ 15.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ/tháng khi kinh nghiệm làm việc của bạn là 3 – 5 năm. Và sẽ có thể tăng 30.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ/tháng nếu các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cao, tiếp nhận được những dự án lớn có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Ngoài ra, những kỹ sư xây dựng khi có đủ vốn, năng lực cao, mở công ty riêng thì mức thu nhập sẽ lớn hơn rất nhiều.
Công trình xây dựng và các dự án xây dựng ngày một nhiều. Để đáp ứng nhu cầu này của thị trường thì kỹ sư xây dựng là một nghề không thể thiếu. Đây không phải là một ngành nghề quá hot nhưng cũng không dễ dàng hạ nhiệt trong thị trường lao động bởi xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lựa chọn làm kỹ sư xây dựng bạn sẽ không phải chạy theo xu thế ngành nghề hot, cũng chẳng phải lo lắng đối mặt với việc thừa nhân công khi ngành nghề hạ nhiệt. Có nên học kỹ sư xây dựng? Chắc chắn bạn đã có câu trả lời riêng cho riêng mình khi đọc đến đây rồi.
Kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu?
Kỹ sư xây dựng làm gì mà thấy chỉ ở ngoài công trường? Kỹ sư xây dựng thì cũng làm ở công trường như thợ xây thường thôi? Tất cả các câu hỏi này đều xoay quanh khu vực làm việc của kỹ sư xây dựng. Ngoài khu vực công trường thường thấy, các kỹ sư xây dựng còn có nơi làm việc khác đó là ở trong xưởng và ở văn phòng.
Kỹ sư xây dựng ở khu vực ngoài công trường
Đây là khu vực làm việc phổ biến nhất của các kỹ sư xây dựng. Là kỹ sư làm việc ở công trường, bạn sẽ hoạt động nhiều hơn, hiểu rõ tình trạng công trình hơn. Tuy nhiên, sẽ có nhiều khó khăn vất vả hơn, di chuyển nhiều hơn.
Kỹ sư xây dựng ở khu vực trong xưởng
Với những kỹ sư xây dựng làm việc trong xưởng, công việc cũng bớt vất vả hơn. Thông thường, sẽ bao gồm các công việc như giám sát nội bộ, kiểm soát chất lượng hay phát triển các sản phẩm xây dựng cần thiết.
Kỹ sư xây dựng ở khu vực văn phòng
Khu vực văn phòng là khu vực làm việc không phải chịu nhiều khắc nghiệt từ thời tiết. Nắng, mưa, gió, bão cũng không làm ảnh hưởng.
Tuy nhiên, làm trong khu vực văn phòng vẫn tạo ra nhiều khó khăn khác như áp lực quá cao, bí bách khi ngồi một chỗ quá lâu, hay gián tiếp tạo ra một số bệnh về mắt hoặc cột sống.
Kỹ sư xây dựng thi khối nào? Cơ hội nghề nghiệp của ngành?
Để trở thành một kỹ sư xây dựng, bắt buộc bạn cần được đào tạo tại các trường đại học và tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư. Kỹ sư xây dựng học trường nào thì tốt?
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở đào tạo kỹ sư xây dựng tốt. Phải kể đến một số đơn vị như trường Đại học Xây Dựng Hà Nội, trường Đại học Giao thông Vận tải, trường Đại học Kiến trúc, trường Đại học Bách Khoa,…
Bạn có thể chủ động thi tuyển vào các trường, hoặc xét tuyển thẳng theo quy chế từng trường ở các hệ đào tạo chính quy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các hệ đào tạo khác phù hợp với bản thân như văn bằng hai, hệ đào tạo từ xa, hệ vừa học vừa làm.
Vậy, để trở thành kỹ sư xây dựng cần học những gì, kỹ sư xây dựng học khối nào? Với hệ đào tạo đại học chính quy, bạn phải lựa chọn một trong các khối thi phù hợp với nhu cầu tuyển sinh của các trường.
Chủ yếu thường thấy vẫn là các khối thiên về tự nhiên như A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); D07 (Toán, Hóa, Anh);… và một số khối bao gồm bài thi năng khiếu cho chuyên ngành thiết kế trong xây dựng.
Về cơ hội nghề nghiệp, các kỹ sư xây dựng hiện nay và tương lai có rất nhiều cơ hội bởi nhu cầu xây dựng và xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hơn thế nữa, các kỹ sư còn có thể lựa chọn khối làm việc như làm việc ngoài công trường, trong xưởng hoặc trong văn phòng. Vô cùng linh hoạt và rộng mở.
Bạn có thể lựa chọn làm việc cho các công ty có vốn đầu tư Nhà nước trong các hạng mục nghề nghiệp như kỹ sư giám sát thi công, kỹ sư trắc địa,… hoặc làm việc cho các công ty tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn, phúc lợi có thể tốt hơn.
Yêu cầu trình độ ngành kỹ sư xây dựng hiện nay
Hiện nay, để trở thành một kỹ sư xây dựng “uy tín”, thật sự hiểu về nghề, các sinh viên và các kỹ sư trẻ nên có những kỹ năng sau đây:
- Có bằng đào tạo kỹ sư ở các trường Đại học.
- Biết thêm một (hoặc vài) ngoại ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nhật,…
- Thành thạo trong sử dụng các phần mềm liên quan đến thiết kế, xây dựng.
- Đọc, hiểu thành thạo các bản vẽ kỹ thuật, báo cáo về công trình.
- Có kỹ năng đàm phán, quản lý và giám sát tốt.
Nếu có đầy đủ những yếu tố trên, chắc chắn bạn sẽ không cần lo lắng về tương lai nghề nghiệp và sự phát triển trong ngành. Còn nếu bạn chưa có đủ, thì hãy đảm bảo mình có ít nhất một nửa những tiêu chí trên cùng tinh thần cầu tiến. Có như vậy bạn mới trở thành một kỹ sư xây dựng vừa có tâm, vừa có tầm.
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin cơ bản và cần thiết nhất về ngành kỹ sư xây dựng. Hy vọng bạn có thể dễ dàng có được cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến trong nghề kỹ sư xây dựng. Để tìm việc làm tại Hà Nội, TP.HCM, bạn hãy truy cập website muaban.net trong thời gian sớm nhất nhé.
Tham khảo những mẫu nhà hot nhất ngay tại đây :
>>> Xem thêm:
- IT là gì? Những điều cần biết về công việc của ngành IT?
- PR là làm gì? Hướng đi nào tốt nhất cho nhân viên PR?
- Nhân viên Content Marketing & những điều cần phải biết