Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao trong học tập hay công việc, kỹ năng tự học lại được đặt lên hàng đầu chưa? Kỹ năng này mang lại cho bạn những lợi ích gì? Ngay bài viết dưới đây, Mua Bán sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng cũng như phương pháp rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả nhất nhé!
I. Kỹ năng tự học là gì?
Kỹ năng tự học là khả năng của một cá nhân chủ động tìm hiểu và cải thiện bản thân thông qua việc thu thập thông tin, trải nghiệm và áp dụng kiến thức mới vào thực tế. Kỹ năng tự học có thể được phát triển và cải thiện thông qua việc rèn luyện, thực hành và liên tục nâng cao khả năng học tập.
II. Lợi ích của kỹ năng tự học
Như đã nói ở trên, kỹ năng tự học luôn được đánh giá cao trong học tập và công việc. Dưới đây là danh sách các lợi ích của kỹ năng này mang lại. Cụ thể:
1. Nâng cao chuyên môn
Kỹ năng tự học có thể giúp nâng cao chuyên môn. Khi bạn có khả năng tự học tốt, bạn có thể tiếp cận và tiếp thu kiến thức mới từ nhiều nguồn khác nhau. Bằng cách liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức, bạn có thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn quan tâm và nghiên cứu. Kỹ năng tự học cũng giúp bạn cải thiện các kỹ năng phân tích, sáng tạo và giải quyết vấn đề, từ đó đóng góp vào việc phát triển chuyên môn của bạn.
2. Tăng hiệu suất công việc
Kỹ năng tự học có thể tăng hiệu suất công việc của một người. Khi bạn có khả năng tự học tốt, bạn có thể nhanh chóng tiếp thu kiến thức mới và áp dụng nó vào công việc hàng ngày. Điều này giúp bạn trở nên nhanh nhạy và linh hoạt trong việc thích ứng với những thay đổi và yêu cầu mới.
Bằng cách liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức, bạn cũng có thể trở thành một nhân viên giỏi, có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và đưa ra quyết định thông minh. Ngoài ra, kỹ năng tự học còn giúp bạn phát triển khả năng phân tích, xử lý thông tin và giao tiếp hiệu quả hơn. Từ đó tăng cường hiệu suất công việc và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
3. Chủ động về thời gian.
Kỹ năng tự học cũng có thể giúp bạn chủ động được thời gian của mình. Bằng cách tự học, bạn có thể quản lí được lịch trình của mình một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.
4. Khám phá năng lực bản thân
Kỹ năng tự học không chỉ giúp bạn tiếp thu kiến thức mới mà còn mở rộng sự hiểu biết về bản thân, khám phá tiềm năng và khả năng của mình. Khi có kỹ năng tự học, bạn sẽ biết điều chỉnh, quản lí thời gian và tổ chức công việc hiệu quả. Quá trình này đòi hỏi tính tự giác cao. Từ đó bạn có thể nhận ra những cách học tập hiệu quả cho bản thân mình nhất, trả lời cho câu hỏi bạn thật sự thích gì, mặt giỏi và hạn chế trong học tập, công việc của mình.
Xem thêm: Kỹ năng xã hội là gì? 9 kỹ năng xã hội phổ biến cần trang bị
III. Những hạn chế của phương pháp tự học là gì?
Với những lợi ích mà kỹ năng tự học mang lại thì ắt hẳn bạn sẽ phải ưu tiên rèn luyện kĩ năng này hằng này, tuy nhiên trong suốt qua trình bạn cần phải lưu ý những mặt hạn chế của nó để từ đó mà khắc phục. Những hạn chế bao gồm:
1. Khó tâp trung
Kỹ năng tự học sẽ giúp bạn phát triển bản thân, năng cao hiệu quả học tập, làm việc. Tuy nhiên, khó tập trung là môt trong những mặt hạn chế của kỹ năng này mà bạn cần lưu ý. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu thông tin, ghi nhớ và áp dụng kiến thức của bạn. Nếu đã khó tập trung vào việc học, mọi công sức và thời gian bỏ ra là vô bổ. Chính vì thế bạn có thể chia nhỏ công việc, tạo không gian tự học thoải mái, tập trung vào một nhiệm vụ chính, tránh xao lãng để khắc phục tình trạng khó tập trung.
2. Không phân bố được thời gian
Không phân bố được thời gian có thể là một trong những hạn chế lớn nhất của kỹ năng tự học. Nếu không phân bổ thời gian hiệu quả, bạn có thể không hoàn thành được những mục tiêu học tập đã được đề ra hoặc cảm thấy áp lực vì quá nhiều việc cần phải làm mà có rất ít thời gian. Chính vì thế, bạn nên có thói quen phân bổ thời gian để mọi công việc được sắp xếp hợp lý, không bị dồn quá nhiều việc cùng một lúc.
3. Thiếu tài liệu
Kỹ năng tự học đòi hỏi tính tự giác cao của người học, tất cả kiến thức bắt buộc người học phải tự tìm kiếm và tổng hợp. Chính vì thế, không đủ tài liệu học tập, bạn có thể gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu và nắm bắt kiến thức mới.
4. Thiếu tính tự giác
Thiếu tính tự giác là một trong những hạn chế đối với kĩ năng tự học. Tự giác là động lực để thúc đẩy và duy trì quá trình học tập. Khi thiếu tính tự giác, con người không có động lực và khả năng tự hướng mình trong việc nghiên cứu và học tập. Điều này có thể gây ra trì trệ trong việc tiếp thu kiến thức mới và đồng thời ảnh hưởng đến quá trình tự học tập.
Xem thêm: Tự Lập Là Gì? Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Tự Lập Trong Cuộc Sống
IV. 10 Phương pháp giúp bạn cải thiện khả năng tự học
Sau đây là 10 phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng tự học mà Mua Bán muốn gợi ý cho bạn, cùng xem và tham khảo nhé:
1. Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật khi học
Để rèn luyện tự giác và kỷ luật khi học trong kỹ năng tự học, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho việc học của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tập trung và tự giác hơn trong quá trình học.
- Lập kế hoạch: Tạo ra một lịch học cụ thể và tuân thủ nó. Xác định thời gian và khoảng thời gian hợp lý để học mỗi ngày và tuân thủ kế hoạch này.
- Tạo sự tập trung: Loại bỏ các yếu tố xao nhãng và tạo ra một môi trường học tập yên tĩnh và tập trung. Tắt các thông báo trên điện thoại di động, máy tính.
- Sử dụng công cụ học hiệu quả: Tìm hiểu về các phương pháp học hiệu quả như phân chia thời gian, phương pháp Pomodoro, hoặc phương pháp Cornell để tăng cường hiệu suất học tập.
- Sự kiên nhẫn: Hãy nhớ rằng việc rèn luyện một kỹ năng mới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hãy kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình học để phát triển kỹ năng tự giác.
- Tự đánh giá và điều chỉnh: Định kỳ đánh giá tiến trình học tập và điều chỉnh phương pháp học nếu cần thiết.
2. Biết lập kế hoạch quản lý thời gian
Kế hoạch quản lí thời gian là một phương pháp hữu ích cho quá trình tự học. Để áp dụng phương pháp này, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Xác định mục tiêu: Đầu tiên, hãy đặt ra mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được trong quá trình tự học. Mục tiêu này có thể là hoàn thành một khóa học, đọc một cuốn sách hay nắm vững kiến thức về một chủ đề nào đó.
- Phân tích và ưu tiên công việc: Dựa trên mục tiêu của bạn, hãy xác định các công việc cần làm để đạt được mục tiêu đó. Sau đó, ưu tiên công việc theo mức độ quan trọng.
- Lập kế hoạch: Dựa trên danh sách công việc đã ưu tiên, lập kế hoạch thời gian cho từng công việc. Hãy xác định thời điểm cụ thể bạn sẽ làm từng công việc và ước lượng thời gian hoàn thành.
- Theo dõi và điều chỉnh: Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của bạn và điều chỉnh nếu cần thiết. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hoàn thành một công việc, hãy xem xét điều chỉnh kế hoạch và phân bổ thêm thời gian cho công việc đó.
- Đánh giá và cải thiện: Định kỳ đánh giá kế hoạch của bạn để xem nó có hiệu quả không. Nếu bạn thấy có vấn đề, hãy cải thiện phương pháp của mình để tăng hiệu quả hơn.
3. Không gian yên tĩnh, cải thiện khả năng tập trung
Như đã đề cập ở mục các hạn chế của kỹ năng tự học, thì mất tập trung ảnh hưởng phần nào đến quán trình tự học của bạn. Việc lựa chọn cho mình một không gian tự học yên tĩnh là một quyết định đúng đắn. Nó sẽ cải thiện những tác động từ phía bên ngoài như tiếng ồn,… Hoặc thậm chí để tăng thêm sự thoải mái bạn nên ưu tiên lựa chọn những không gian học tập đáp ứng được những tiếu chí sau:
- Không gian rộng rãi, thoáng mát.
- Hạn chế tiếng ồn xung quanh.
- Ánh sáng hợp lí.
- Đáp ứng được nhu cầu tra cứu thông tin học tập. Ví dụ: có internet, thư viện, nhà sáng,..
4. Chọn lọc tài liệu
khi tự học, việc chọn lọc tài liệu là rất quan trọng để tận dụng thời gian một các hiệu quả. Dưới đây là một số nguồn tài liệu có thể giúp bạn rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thiện kỹ năng tự học của mình:
- Sách giáo trình: Đây là những sách chính thống được biên soạn và sử dụng bởi những tác giả uy tín.
- Tài liệu trực tuyến: Internet là một kho tàng tài nguyên khổng lồ với các trang Web, blog và diễn đàng trực tuyến,… Tại đây bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin học tập mà bạn cần chỉ với vài thao tác đơn giản. Lưu ý khi sử dụng những kiến thức từ Internet bạn cần tìm hiểu và tra cứu nguồn thông tin chính thống nhé!
- Tiếp thu kiến từ những người xung quanh: Ngoài việc tự tìm tòi và học những kiến thức bên ngoài, thì những người xung quang bạn như thầy cô hoặc bạn bè cũng có thể là những nguồn tri thức mới mẻ. Bạn có thể học hỏi từ họ, ghi chép và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân bạn.
5. Tự kiểm tra kiến thức đã học
Tự kiểm tra những kiến thức đã học rất quan trọng nhằm mục đích xác định mục tiêu mới. Để thực hiện điều này bạn cần làm như sau:
- Định danh lại các mục tiêu học tập: Xác định những kiến thức hoăc kỹ năng cụ thể mà bạn muốn kiểm tra lại và nắm vững.
- Kiểm tra tiến độ của quá trình học tập: Tiến độ học tập phản ánh lên kết quả học tập và kiến thức của bạn. Giúp bạn xác định ra mục tiêu tiếp theo mà bạn cần làm là gì.
- Tạo kế hoạch học tập: Bạn cần xác định thời gian và lịch trình cụ thể cho việc ôn tập và kiểm tra kiến thức. Chia nhỏ khối lượng kiến thức thành các phần nhỏ và phân bổ thời gian ôn tập và kiểm tra.
- Cập nhật lại kiến thức: Việc kiểm tra lại những kiến thức mình đã học, sẽ giúp bạn nhìn nhận và đánh giá lại chúng. Cần cải thiện nay bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng việc làm bán thời gian lương cao cho sinh viên
6. Học cách ghi nhớ
Đây là phương pháp cực kì quan trọng, nếu không biết cách ghi nhớ những gì mình đã học thì tất cả những cố gắng, thời gian và công sức bỏ ra điều coi như vô nghĩa. Chính vì thế để rèn luyện kĩ năng tự học thì bạn cần lưu ý phương pháp ghi nhớ sau:
- Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu rõ ràng cụ thể như bao nhiêu bài học, kiến thức cần ghi nhớ… Từ đó lên kế hoạch để hoàn thành chúng.
- Thống kê lại kiến thức: Liệt kê những bài học nào đã hoàn thành và cần ghi nhớ chúng. Sẽ giúp bạn định hình nhanh chóng mục tiêu mà bạn cần ghi nhớ.
- Chia nhỏ kiến thức để ghi nhớ: Đừng cố gắn nhồi nhét kiến thức, điều khó sẽ khiến bạn quá tải mà chẳng có lợi ích gì. Chính vì thế, hãy chia nhỏ kiến thức mà bạn cần ghi nhớ ra mà ôn tập để hiệu quả hơn nhé!
- Lên kế hoạch thời gian: phân bổ giữa việc học và ôn tập để không bị lãng phí thời gian và quá tải.
7. Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại
Rèn luyện kĩ năng tự học nhằm phục vụ cho nhu cầu bản thân của bạn, nên chính vì thế đừng để công sức mà bạn bỏ ra bị lãng phí. Tất cả kiến thức mà bạn đã học đừng nên học qua loa, mà hãy tìm tòi hiểu sâu hơn.
8. Ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn
Một cách để ghi nhớ và kiểm chứng những thông tin mà bạn đã học đó là áp dụng chúng vào thực tiễn. Học tập qua sách vở đơn thuần cũng chỉ là lý thuyết, học đi đôi với hành nên việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế chính là đích đến cuối cùng của học tập.
9. Chuẩn bị đầy đủ công cụ hỗ trợ tự học
Quá trình rèn luyện kĩ năng tự học đòi hỏi bạn phải tự lực tìm tòi, nghiên cứu của bản thân là chính. Vì vậy, các công cụ hổ trợ cho việc tự học là hết sức cần thiết. Hầu hết các kiến thức mà bạn cần tổng hợp điều nằm ở các công cụ này:
- Sách/giáo trình: Đây là công cụ học tập đắc lực và chính xác nhất. Mức độ đáng tin rất cao.
- Thiết bị kết nối Internet (điện thoại thông minh, laptop,…): Công cụ này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng. Bằng cách tìm kiếm thông tin trên các trang web, blog, diễn đàng,… Tất cả kiến thức từ nhỏ nhất sẽ được tổng hợp tại đây. Tuy nhiên, một số thông tin vẫn chưa được kiểm chứng, nên bạn cần lưu ý.
10. Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn
Có nhiều phương pháp để tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong kỹ năng tự học. Một số phương pháp có thể là:
- Tìm kiếm nguồn tài liệu: Sử dụng các công cụ tìm kiếm trực tuyến như Google để tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề bạn đang gặp phải. Có thể có các bài viết, video hướng dẫn hoặc diễn đàn thảo luận trực tuyến có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề và tìm giải pháp.
- Hỏi người khác: Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, như bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp. Họ có thể đã trải qua những khó khăn tương tự và có thể chia sẻ kinh nghiệm hoặc gợi ý giúp bạn vượt qua khó khăn.
- Tham gia nhóm học tập: Tham gia vào một nhóm học tập hoặc lớp học liên quan đến kỹ năng bạn đang học có thể giúp bạn tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác trong cùng một tình huống. Bạn có thể học từ nhau và cùng giải quyết các vấn đề phát sinh.
Xem thêm: Những kỹ năng cần thiết cho sinh viên – Đừng bỏ lỡ
V. Ưu – Nhược điểm của phương pháp tự học và học nhóm
Để giúp bạn chọn ra phương pháp học tập tốt nhất và cũng như là kĩ năng học tập nào mà bạn cần rèn luyện cho bản thân. Sau đây Mua Bán sẽ so sánh giữa phương pháp học nhóm và tự học, mời bạn cùng tham khảo.
1. Đối với phương pháp học nhóm
Học nhóm có nhiều ưu điểm như:
- Tăng cường sự tương tác xã hội: Học nhóm tạo ra môi trường tương tác xã hội, giúp bạn giao tiếp, chia sẻ ý kiến và học hỏi từ người khác.
- Phân chia công việc: Trong học nhóm, mỗi thành viên có thể đảm nhận một phần công việc, giúp phân chia công việc hiệu quả và giảm áp lực cá nhân.
- Tăng cường khả năng teamwork: Học nhóm giúp bạn rèn kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác và phối hợp với các thành viên khác.
Tuy nhiên, học nhóm cũng có một số nhược điểm:
- Chậm tiến độ: Trong học nhóm, mọi quyết định và tiến độ phải được thảo luận và thống nhất từ tất cả các thành viên, điều này có thể làm chậm tiến độ học tập.
- Khó khăn trong việc phân chia công việc: Việc phân chia công việc công bằng và hiệu quả có thể là một thách thức, đặc biệt khi mỗi thành viên có khả năng và sở thích khác nhau.
- Phụ thuộc vào thành viên khác: Nếu có thành viên không nghiêm túc hoặc không đóng góp đủ vào quá trình học thì cả nhóm có thể bị ảnh hưởng.
2. Đối với phương pháp tự học
Phương pháp tự học cũng có những ưu điểm sau:
- Tự chủ và linh hoạt: Bạn có thể tự chọn thời gian, địa điểm và tốc độ học tập theo ý muốn của mình.
- Tìm hiểu sâu và tập trung: Tự học giúp bạn tập trung vào chủ đề mình quan tâm và tìm hiểu sâu hơn vì không bị phân tán bởi các thành viên khác.
- Phát triển kỹ năng tự học: Tự học rèn luyện khả năng tự nắm bắt kiến thức và phát triển khả năng tự học suốt đời.
Tuy nhiên, phương pháp tự học cũng có một số nhược điểm:
- Thiếu sự tương tác xã hội: Tự học có thể làm cho bạn thiếu tương tác xã hội và giao tiếp trong quá trình học tập.
- Khó lòng kiểm tra và đánh giá: Khi tự học, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá và kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của mình.
- Thiếu sự hỗ trợ và phản hồi trực tiếp: Khi tự học, bạn có thể không có sự hỗ trợ và phản hồi trực tiếp từ giáo viên hoặc người khác.
3. Phương pháp nào là hiệu quả nhất?
Cả phương pháp tự học và phương pháp học nhóm đều có những ưu điểm riêng. Phương pháp tự học cho phép bạn tự chủ trong việc quản lý thời gian và tốc độ học. Bạn có thể tập trung vào những khía cạnh của môn học mà bạn quan tâm nhiều nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các nguồn tài liệu trực tuyến và video hướng dẫn để mở rộng kiến thức của mình.
Tuy nhiên, phương pháp học nhóm cũng có nhiều lợi ích. Khi học nhóm, bạn có thể chia sẻ kiến thức và ý kiến với những người khác, đồng thời được họ giúp đỡ và phản hồi trực tiếp. Hơn nữa, việc thảo luận và làm việc nhóm trong quá trình học cũng có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về một chủ đề nào đó.
Tùy thuộc vào cá nhân và tình huống cụ thể, mỗi phương pháp sẽ có hiệu quả khác nhau. Bạn có thể thử cả hai phương pháp và xem phương pháp nào phù hợp với phong cách và mục tiêu học tập của bạn để có sự lựa chọn phù hợp nhất nhé!
Lời kết
Kỹ năng tự học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá nhân mỗi người, mang lại hiệu quả cao trong học tập và công việc. Với những phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học mà Mua Bán vừa giới thiệu, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được phần nào trong quá trình học tập và khám phá con người của bạn.
Ngoài ra, đừng quên truy cập website Muaban.net để bổ sung thêm cho mình những kiến thức trong cuộc sống, thông tin về nhiều lĩnh vực như bất động sản, tìm việc làm, phong thủy, xe cũ,…
Xem thêm:
- 20 Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân Và Cách Xác Định Chuẩn Nhất
- Top 7 kỹ năng bán hàng giúp bạn thành công
- Bất đồng quan điểm là gì? Những cách giải quyết thông minh