Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmKinh nghiệm du lịch Cao Bằng - “viên ngọc xanh của núi...

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng – “viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc”

Nhắc đến Cao Bằng, chắc hẳn bất kỳ “phượt thủ” nào cũng sẽ biết nơi đây vốn nổi tiếng với nhiều khu rừng nguyên sinh bạt ngàn cùng với hệ thống sông suối dày đặc để tạo nên bức tranh phong cảnh nên thơ hữu tình. Nếu bạn là đang có kế hoạch vi vu tại Cao Bằng, thì hãy cùng Mua Bán tổng hợp một số kinh nghiệm du lịch Cao Bằng cũng như những danh lam thắng cảnh nhất định phải check-in.

kinh nghiệm du lịch cao bằng tự túc
Cảnh quan thiên nhiên tại Cao Bằng (@Vietnamnet)

I. Du lịch Cao Bằng – choáng ngợp với núi rừng hùng vĩ Tây Bắc

Cao Bằng là một tỉnh địa đầu tổ quốc nằm ở phía Đông Bắc, có vị trí giao thoa với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới tiếp giáp hơn 330km và cách khoảng 300km khi di chuyển từ Hà Nội lên Cao Bằng.

Đặc điểm nổi bật của địa hình Cao Bằng được mẹ thiên nhiên ban tặng là việc sở hữu hơn 90% diện tích toàn tỉnh là rừng núi, trong đó diện tích núi đá vôi chiếm 25% và diện tích núi đất chiếm 65%.

địa hình cao bằng
Địa hình Cao Bằng với nhiều ngọn núi cao sừng sững (@MixiGaming)

Chính nhờ sự ưu ái của thiên nhiên đã tạo ra phong cảnh non nước Cao Bằng hùng vĩ, làm say đắm lòng người. Hơn nữa, đó cũng là yếu tố làm cho những người chuẩn bị chuyến đi đến đây trở nên háo hức để tìm hiểu thêm nhiều kinh nghiệm du lịch Cao Bằng.

Một cột mốc đáng nhớ của tỉnh Cao Bằng là vào ngày 12.04.2018, thời điểm công viên địa chất Non Nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC). Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho những khách du lịch đến Cao Bằng ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây.

biểu tượng non nước cao bằng
Thác Bản Giốc là một trong số những khu vực trong địa điểm Công Viên Địa Chất Non Nước Cao Bằng (@BaoNguoiLaoDong)

Ngoài ra, địa phương này còn gìn giữ các phong tục tập quán lâu đời, các làn điệu dân ca (hát Then, hát Lượn hay hát Hà Lều), lễ hội văn hóa đặc trưng và làng nghề truyền thống của người dân tộc Tày, Nùng,….

nghệ thuật hát then
Nhóm người phụ nữ dân tộc Tày quay quần hát Then (@MixiGaming)

Thông tin thêm về dân tộc sinh sống tại Cao Bằng:

Tỉnh có đến 28 dân tộc khác nhau, trong đó:

  • Dân tộc Tày (chiếm 42.54%)
  • Dân tộc Nùng (chiếm 32.86%)
  • Dân tộc Dao (chiếm 9.63%)
  • Dân tộc Mông (chiếm 8.45%)
  • Dân tộc Sán (chiếm 1.23%)
  • Một số dân tộc khác (chiếm 5.29%)

II. Thời điểm đẹp nhất cho chuyến du lịch Cao Bằng

Tiết trời ở Cao Bằng sẽ được chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Cụ thể, mùa mưa diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Theo những phượt thủ có kinh nghiệm đều cho rằng dù là mùa nào đi chăng nữa, thì Cao Bằng cũng sẽ có một nét đẹp rất riêng.

Dành cho những ai đang chưa biết đi Cao Bằng mùa nào nào đẹp, thì thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng những cảnh quan nơi đây là vào tháng 08 – 09.

Khi đó, tiết trời sẽ có không khí mát mẻ, nhiều mây, ít mưa và nhiệt độ dao động từ 16-34 độ C. Điều này rất thuận lợi cho bạn trong việc di chuyển và tham quan các danh lam thắng cảnh của thiên nhiên Cao Bằng.

Đặc biệt, thời điểm tháng 08 – 09 sẽ là mùa đẹp để bạn tìm đến biểu tượng của tỉnh Cao Bằng – đó chính là thác Bản Giốc. Chính vì trong mốc thời gian này dòng nước của thác sẽ đổ nhiều và trong xanh hơn tạo ra cảm giác thích thú mà bất kỳ du khách nào khi có dịp đặt chân đến.

đi cao bằng du lịch mùa nào đẹp
Thời điểm vàng khi đến thác Bản Giốc (@Vietnamlocaladventures)

Nếu bạn là một người yêu loài hoa dã quỳ, thì bạn nên xách ba lô lên mà đi vào giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 ngay nhé!

mùa hoa dã quỳ ở cao bằng
Mùa hoa dã quỳ tại Cao Bằng (@PhamHuuTuyen)

Một trong những loài hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc là hoa tam giác mạch, loài hoa gắn liền với những câu chuyện cổ tích dân gian và trở thành nguồn lương thực của người dân địa phương.

Cao Bằng cũng không là ngoại lệ, hoa tam giác mạch ở nơi đây thường sẽ nở rộ thành cánh đồng trải dài trong tầm mắt, thoạt nhìn sẽ giống như một tấm thảm mềm mại bao phủ khắp thung lũng, sườn đồi.

Bạn có thể chọn đi thời gian đi ngắm mùa hoa tam giác vàng nơi đây trong 2 đợt chính trong năm:

  • Đợt đầu: tháng 3-4
  • Đợt sau: tháng 10-11
    kinh nghiệm du lịch cao bằng
    Mùa hoa tam giác mạch (@maii_travellog)

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Sapa 3 Ngày 2 Đêm Tự Túc Siêu Tiết Kiệm

III. Phương tiện di chuyển đến Cao Bằng

Di chuyển đến Hà Nội

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng cho những du khách đang ở TP.HCM hoặc tỉnh khác trên toàn quốc mà Mua Bán tổng hợp từ nhiều phượt thủ là nên lựa chọn lộ trình di chuyển bằng máy bay ra Hà Nội trước sẽ tiết kiệm thời gian nhất định hơn là di chuyển bằng các phương tiện khác.

Bảng giá vé máy bay 1 chiều từ các nơi khác đến Hà Nội:

Hãng hàng không Từ Đến Loại vé Mệnh giá trung bình
Vietnam Airlines TP.HCM Hà Nội 1 chiều/ phổ thông 1.700.00đ
VietJet Air TP.HCM Hà Nội 1 chiều/ phổ thông (eco) 1.021.000đ
Bamboo Airways TP.HCM Hà Nội khứ hồi/ chặng đi 2.040.000đ
Vietnam Airlines Cần Thơ Hà Nội 1 chiều/ phổ thông 1.500.000đ
VietJet Air Cần Thơ Hà Nội 1 chiều/ phổ thông (eco) 2.389.000đ
Bamboo Airways Cần Thơ Hà Nội 1 chiều 850.000đ
Vietnam Airlines Đà Nẵng Hà Nội 1 chiều/ phổ thông 920.000đ
VietJet Air Đà Nẵng Hà Nội 1 chiều/ phổ thông (eco) 704.000đ
Bamboo Airways Đà Nẵng Hà Nội khứ hồi/ chặng đi 1.090.000đ

*Lưu ý: bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời gian.

Di chuyển đến Cao Bằng

Xe khách

Nếu được lựa chọn loại phương tiện nào phù hợp nhất để bạn có thể di chuyển từ Hà Nội lên Cao Bằng, thì xe khách chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn không thể bỏ qua.

di chuyển bằng xe khách lên cao bằng
Lựa chọn xe khách di chuyển từ Hà Nội lên Cao Bằng (Nguồn ảnh sưu tầm)

Loại phương tiện này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí chỉ từ 170.000đ đến 300.000đ cho vé một chiều trong chặng đi hoặc về Hà Nội – Cao Bằng.

Xe máy

Với những ai mong muốn check in ở những cung đường đẹp hay những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ trong chuyến đi Hà Nội lên Cao Bằng, thì cũng có thể chọn “xé gió” bằng chính chiếc mô tô hoặc xe máy mà bạn đang sở hữu.

đi phượt lên cao bằng bằng xe máy
Đi phượt bằng xe mô tô lên Cao Bằng (Nguồn ảnh sưu tầm)

Mẹo phượt Cao Bằng bằng xe máy theo lộ trình Hà Nội – Cao Bằng như sau:

  1. Xuất phát từ cầu Thanh Trì
  2. Di chuyển đi đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
  3. Cao tốc Thái Nguyên – Chợ Mới để đến địa phận Bắc Kạn
  4. Lần theo QL3 qua Phủ Thông (Bắc Kạn) – Ngân Sơn (Cao Bằng)
Xe ô tô

Tương tự với phương án chọn đi xe máy, bạn có thể dùng xe ô tô vi vu trên những cung đường đến Cao Bằng nếu chở gia đình hay bạn bè đi chơi.

di chuyển lên cao bằng bằng ô tô
Di chuyển đến Cao Bằng xe ô tô cá nhân (@MixiGaming)

Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng tự túc bằng xe ô tô cá nhân: bạn nên bắt đầu xuất phát từ cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và lần theo đường ra QL4 để di chuyển đến Cao Bằng.

IV. Phương tiện di chuyển thuận tiện nhất tại Cao Bằng

Xe máy

Từ địa hình gập ghềnh, nên Mua Bán khuyến khích bạn nên thuê các dòng xe số hoặc xe phân khối lớn (chẳng hạn như cào cào). Những phương tiện kể trên đều an toàn hơn nhiều so với xe ga khi đổ đèo hay hãm phanh trong quá trình vượt địa hình hiểm trở tại Cao Bằng.

kinh nghiệm đi du lịch cao bằng
Xe máy là phương tiện di chuyển dễ dàng nhất trên địa hình không bằng phẳng ở Cao Bằng (@caobangcamping)

Hơn nữa, bạn có thể tùy ý thuê xe máy vào bất kỳ thời điểm nào trong năm để có tha hồ vi vu trên nhiều con đường hơn mà chỉ có duy nhất phương tiện này di chuyển vào được.

Một số địa điểm thuê xe máy tại Cao Bằng uy tín:

Taxi

Nếu bạn là người đi du lịch hệ “mù đường” nhưng muốn đi đến các địa điểm tham quan dễ dàng và nhanh nhất có thể, thì phương án di chuyển thích hợp nhất sẽ là taxi.

Một số hãng xe taxi có mặt tại Cao Bằng:

Xe ô tô cho thuê tự lái

Còn trong trường hợp bạn không muốn di chuyển bằng 2 phương tiện trước đó, xe ô tô tự lái cũng sẽ là lựa chọn tốt cho chuyến đi du lịch Cao Bằng theo gia đình hoặc đoàn tham quan.

thuê xe ô tô tự lái tại cao bằng
Dòng xe SUV thể thao rất phù hợp để thuê khi đi chơi tại Cao Bằng (@caobangcamping)

Một số địa điểm cho thuê xe ô tô tự lái chất lượng:

Bên cạnh những địa điểm thuê ô tô tự lái nói trên, bạn cũng có thể tìm đến Muaban.net thuê xe tự lái trên Cao Bằng nữa nhé!

V. Gợi ý một số địa điểm lưu trú tại Cao Bằng

1. Max Boutique Hotel

  • Đánh giá: 8.8/10 (theo Traveloka)
  • Loại hình: Khách sạn 3 sao
  • Địa chỉ: 117 Vườn Cam, P. Hợp giang, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
  • Giá Phòng: 675.000đ/phòng/đêm
  • Nội thất phòng: không gian phòng rộng rãi, kết hợp cách bày trí tối giản đi kèm với 2 tông màu chủ đạo xám và trắng.
  • Phục vụ bữa ăn: bữa sáng miễn phí
  • Dịch vụ nổi bật: giặt giũ
khách sạn max boutique hotel
phòng khách sạn Max Boutique Hotel (@MaxBoutiqueHotel)

2. Jeane Hotel

  • Đánh giá: 8.8/10 (theo Traveloka)
  • Loại hình: Khách sạn 2 sao
  • Địa chỉ: 99 Kim Đồng, P. Hợp giang, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
  • Giá Phòng: 540.000đ/phòng/đêm
  • Nội thất: được kết hợp chủ yếu với tông màu vàng và nâu đất (từ vật liệu gỗ) mang lại cảm giác ấm cúng và thoải mái nhất cho người thuê.
  • Phục vụ bữa ăn: tự túc
  • Dịch vụ nổi bật: không có
khách sạn jeanne hotel
phòng khách sạn Jeanne Hotel (@JeanneHotel)

3. Lan’s Homestay

  • Đánh giá: 4.7/5 (theo Google Maps)
  • Loại hình: Homestay
  • Địa chỉ: Làng Háng Thoang, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
  • Giá Phòng: 270.000đ/phòng/đêm
  • Nội thất: dù được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người dân bản địa và gần gũi với thiên nhiên (nằm cạnh dòng sông Quây Sơn thơ mộng), nhưng đồ vật bên trong phòng lại khá hiện đại tạo ra không gian thoải mái nhất cho du khách. 
  • Phục vụ món ăn: bữa sáng miễn phí và các bữa khác theo yêu cầu
  • Dịch vụ nổi bật: hát Thèn, trò chơi dân gian, được phục vụ các món ăn đặc sản của người dân tộc, đạp xe thưởng ngoạn phong cảnh,…
lan's homestay
Khuôn viên Lan’s Homestay (@LansHomestay)

4. Lương Sơn Homestay

  • Đánh giá: 4.2/5 (theo Google Maps)
  • Loại hình: Homestay
  • Địa chỉ: Tổ 10 phường Ngọc Xuân, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
  • Giá Phòng: 300.000đ/phòng/đêm
  • Nội thất: không gian chuẩn xanh, thoáng mát khi du khách được nghỉ dưỡng trong chồi nhỏ bằng tre rải rác khắp trong khuôn viên sân vườn homestay. 
  • Phục vụ món ăn: có tổ chức tiệc nướng BBQ theo yêu cầu
  • Dịch vụ nổi bật: đạp xe đạp, câu cá, hồ bơi ngoài trời và quầy bar ngoài trời.
không gian sân vườn lương sơn homestay
Không gian sân vườn Lương Sơn Homestay (@LuongSonHomestay)

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Hà Giang tự túc

VI. Địa điểm du lịch Cao Bằng không thể bỏ qua!

Chắc hẳn trong kế hoạch của bạn khi đến Cao Bằng sẽ có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng phải chăng bạn vẫn còn đang lăn tăn về địa điểm bạn muốn tham quan. Dưới đây sẽ là 8 điểm du lịch mà bạn nhất định không được lỡ khi đến Cao Bằng.

Di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó

Đây là một trong những nơi lưu giữ lại biết bao hoài niệm khó phai về truyền thống cách mạng Việt Nam, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian làm việc sau khi về nước vào năm 1941 và truyền cảm hứng để Bác sáng tác ra bài thơ nổi tiếng “Tức cảnh Pác Bó”.

hang pác bó
Hang Pác Bó với nhiều thạch nhũ xếp chồng lên nhau (@buoncuavu)

Bên cạnh di tích hang Pác Bó, du khách còn có thể đắm chìm không gian thư thái từ tiếng chim hót véo von, hòa cùng tiếng nước suối Lê Nin chảy róc rách và tiếng rì rào của những hàng cây xanh bạt ngàn.

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc là một ngọn thác tuyệt đẹp nằm trên con sông Quây Sơn và có thượng nguồn tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Chiều cao của kì quan thiên nhiên này là 70m, rộng 32m và chỗ sâu nhất lòng sông từ 27-30m.

thác bản giốc
Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc (@Vietnamnet)

“Trăm nghe không bằng một thấy”, nếu bạn có dịp ghé qua nơi này, thì Mua Bán tin chắc rằng bạn sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng một vùng nước trắng xóa lao xuống lòng sông Quây Sơn đầy dũng mãnh cùng với những cảnh vật xung quanh đã tạo nên một tiên cảnh ngoài đời thực thụ.

Theo kinh nghiệm của nhiều phượt thủ, thời điểm đẹp nhất để đi thăm quan Thác Bản Giốc là vào tháng 8 – 9 trong năm.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Cách thác Bản Giốc khoảng 500m là ngôi Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khánh thành vào ngày 15.12.2014, có tọa lạc tại vị trí xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

chùa phật tích trúc lâm bản giốc
Một góc nhìn ra núi noi với lớp mây trời trùng điệp từ chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc (@canadaniittekita)

Điều đặc biệt hơn nữa, ngôi chùa này là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng gần biên giới phía Bắc của tổ quốc.

Để có được nhiều trải nghiệm thú vị nhất khi tham quan chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, bạn nên lựa chọn đi vào mùng 3 – mùng 5 tháng Giêng hàng năm.

Đèo Mã Phục

Cách thành phố Cao Bằng 22km về phía Bắc, Đèo Mã Phục có vị trí thuộc xóm Cao Nguyên, xã Quốc Toản, huyện Trà Vĩnh và nằm giữa huyện Hòa An và Trà Lĩnh.

đèo mã phục
Góc nhìn tuyệt mỹ từ trên cao của Đèo Mã Phục (@TicoTravel)

Cung đèo dài 3.5km, cao khoảng 700m so với mực nước biển, uốn lươn quanh co giữa hai khối đá vôi dựng đứng, hướng về nhau tựa như hai con ngựa đang phủ phục.

Hồ Thang Hen

Được biết đến như một phần trong công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng có vị trí ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Tên hồ xuất phát từ tiếng Tày và Thang Hen có nghĩa là “đuôi ong” do khi nhìn từ trên cao xuống, hồ ở đây giống với đuôi của một chú ong.

hồ thang hen
Chiêm ngưỡng Hồ Thang Hen tại Non Nước Cao Bằng(@Vietnamtravelers)

Hãy tưởng tượng mà xem, khi tản bộ quanh hồ, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự trầm lắng của mặt hồ và yên ắng pha lẫn một chút gì đó ma mị tạo ra cảm giác tò mò trong lúc tham quan.

Mỗi một mùa Hồ Thang Hen sẽ có vẻ đẹp khác nhau, nhưng thời điểm đẹp nhất là vào tháng 2-3 trong năm. Lúc này là quãng thời gian mà các loài hoa nơi đây đua nhau nở rộ, khoe sắc ven hồ.

Động Ngườm Ngao

Danh lanh thắng cảnh Động Ngườm Ngao tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động được phát hiện lầu đầu vào nằm 1921 và bắt đầu trở thành điểm đến du lịch từ năm 1996.

Theo tiếng Tày, “Ngườm Ngao” có nghĩa là Hang Hổ. Tương truyền rằng, động Ngườm Ngao lúc trước là nơi sinh sống của lũ hổ dữ, chúng thường xuyên bắt gia súc của người dân và bị tiêu diệt hoàn toàn bằng việc đặt bẫy. Từ chính sự tích mà động mới có cái tên là “Ngườm Ngao” như hiện nay.

động ngườm ngao
Vẻ đẹp lung linh trong Động Ngườm Ngao (@turismocuatromagazinechile)

Quả thật, động Ngườm Ngao là món quà vô giá từ thiên nhiên ban tặng. Theo nhiều nhà khảo cổ học từ khắp nơi trên thế giới, hang động có chiều dài lên đến 2144 mét, có 3 cửa chính (Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn) và đặc biệt đây chính là hang động đá vôi có lịch sử hình thành khoảng 400 triệu năm.

Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của những người đam mê du lịch nổi tiếng (travel blogger), thời điểm mà du khách nên đi khám phá động Ngườm Ngao là khoảng từ tháng 5 – 9. Quãng thời gian này rơi vào mùa mưa tại Cao Bằng và sẽ có những ánh đèn chiếu vào các thạch nhũ trong hang tạo ra một khung cảnh lấp lánh của viên ngọc khi đi vào trong lòng hang.

Núi Mắt Thần

Nếu bạn là muốn du khách muốn thử ngoạn với địa điểm mang tính đậm chất hoang dại, thì Núi Mắt Thần chính là điểm đến không thể thiếu trong lịch trình đi Cao Bằng của bạn.

Đó là một ngọn núi cao, nằm hiên ngang giữa một thảo nguyên rộng lớn và cũng được biết với tên gọi khác là “Phja Piót” trong tiếng Tày hay “Núi Thủng” do chính giữa ngọn núi này có một lỗ thủng có đường kính khoảng 50m. Đặc biệt hơn, đây là ngon núi đã được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm.

núi mắt thần
Vẻ đẹp kỳ vỹ của núi Mắt Thần (@Vietnamnet)

Về vị trí, danh lam thắng cảnh này nằm sát bên hồ Nặm Chá, thuộc xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

núi thủng từ góc nhìn ngang tầng mây
Kỳ quan thiên nhiên Núi Mắt Thần tại Cao Bằng được ví như “Tuyệt Tình Cốc” ở Cao Bằng từ góc nhìn ngang tầng mây (@with.b3n)

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan cắm trại tại địa danh này là vào tháng 9 – 10. Khi đó, nước từ hồ Thang Hen cách đó 2km sẽ bị rút cạn trong vài giờ đồng hồ và mở ra cơ hội để cho du khách có thể tha hồ khám phá cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng tại Núi Mắt Thần.

Làng Đá Cổ Khuổi Ky

Ngôi làng Đá Cổ Khuổi Ky nằm trên tỉnh lộ 206, gần sát biên giới Việt Nam và Trung Quốc, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Được biết nơi đây là một vùng đất linh thiêng, gìn giữ nhiều nét văn hóa, giá trị tinh thần của người dân tộc Tày và có hơn 400 năm tuổi.

làng đá cổ khuổi ky
Khung cảnh bình yên trên đường vào làng đá cổ Khuổi Ky (@phamthuthao159)

Theo ghi nhận của người dân bản địa, tổng diện tích đất của ngôi làng khoảng 10.000m2, có địa thế tựa lưng vào núi và có mặt hướng về không gian rộng của suối Khuổi Ky.

Đặc điểm tạo ra sự thu hút khách du lịch đến đây là kiến trúc của 14 căn nhà được xây hoàn toàn bằng đá có nét đẹp độc đáo, tạo nên vẻ bình yên và thể hiện bản sắc đặc trưng của đời sống người dân tộc gần biên giới.

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm du lịch Tam Đảo từ A đến Z

VII. Những đặc sản nhất định phải thử khi đến Cao Bằng

Còn gì tuyệt vời hơn khi đến chốn núi rừng cao ở Cao Bằng để thưởng thức ngay những món đặc sản nổi tiếng tại địa phương. Cùng Mua Bán tìm hiểu và lưu lại 7 món đặc sản ngon nức tiếng Cao Bằng! 

Bánh cuốn Cao Bằng

Thay vì dùng nước mắm như ở miền xuôi, món ăn bánh cuốn Cao Bằng lại được ăn kèm nước chấm riêng biệt. Loại nước này được làm từ nước xương, ninh thơm với ớt cùng măng ngâm mắc mật. Chính vì lý do đó, người dân còn hay gọi món ăn này là “bánh cuốn canh”.

bánh cuốn cao bằng
Nước chấm là điểm khác biệt chính để tạo ra đặc sản bánh cuốn Cao Bằng (@tofuketchup)

Nếu du khách đi bất kỳ quán ăn bánh cuốn tại Cao Bằng, thì nguyên liệu gạo để tráng vỏ bánh là loại gạo tẻ được trồng tại địa phương để tạo ra bột bánh hảo hạng có màu trắng mịn, vừa dai lại vừa mỏng, có mùi thơm đặc trưng.

🍲 Cách thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng của người địa phương đúng điệu:

  1. Cho một chút ớt và măng chua vào bát canh (tùy theo khẩu vị của từng người)
  2. Nhúng ngập bánh trong bát canh chấm
  3. Vớt lên và thưởng thức

Bánh áp chao

Với bất kỳ ai đã ghé qua Cao Bằng, thì món bánh áp chao hay còn gọi là bánh vịt chao là một đặc sản dân giã, rất đỗi bình dị ở vùng đất Đông Bắc này.

bánh áp chao
Món bánh áp chao ở Cao Bằng níu chân thực khách (Nguồn sưu tầm)

Món bánh này khi ăn vào, thực khách sẽ cảm nhận được sự thơm giòn của vỏ bánh, vị ngọt bùi từ nhân thịt vịt bên trong và một chút chua cay từ nước mắm đã tạo ra một dư vị đặc biệt, không thể phai về ẩm thực vùng Đông Bắc.

Bánh trứng kiến (Pẻng Rày)

Theo phong tục tập quán lâu năm, món đặc sản này sẽ được người Tày vào rừng lấy trứng của loài kiến đen, trộn cùng gia vị làm nhân và vỏ bánh làm từ bột nếp nương dẻo được gói tỉ mỉ trong lá vả.

bánh trứng kiến
Món bánh trứng kiến trứ danh ở Cao Bằng (@thuydung16)

Bánh trứng kiến ăn ngon nhất khi còn nóng. Thực khách sẽ dễ dàng cảm nhận được vị bùi của lá vả quyện cùng nếp nương dẻo thơm và lớp nhân trứng kiến đậm đà bên trong.

💡 Có thể bạn chưa biết?

Món bánh trứng kiến thường được làm nhiều vào tháng 4 đến tháng 5, do đây là quãng thời gian sinh nở mạnh mẽ nhất của loài kiến đen.

Bánh coóng phù (bánh trôi Cao Bằng)

Vào thời điểm năm 2021, món bánh Coóng Phù đã lọt danh sách 100 món ăn đặc sản Việt Nam và cũng là món ăn tôn vinh giá trị ẩm thực của vùng đất Cao Bằng.

bánh coóng phù
Món bánh trôi Cao Bằng thường được ăn nhiều vào mùa Đông (Nguồn sưu tầm)

Món đặc sản thường chỉ bán vào lúc chập tối đến nửa đêm. Tuyệt nhất là được thưởng thức món ăn này vào mùa Đông.

Khi đưa một thìa có bánh trôi lên miệng thật chậm rãi, bạn sẽ cảm nhận được vị cay của gừng ở đầu lưỡi, vị ngọt của nước đường, vị bùi của lạc lẫn ở nhân bánh và vị dẻo quánh của bột gạo nếp hòa quyện thành một hương vị món ăn ngon lạ lùng, khó phai trong tâm trí của người ăn.

Bánh cóoc mò cốm

Trong tiếng Tày, cụm từ “coóc mò” có nghĩa là sừng bò, do đó chiếc bánh có hình chóp nhọn, nhìn rất giống với sừng của con bò. Ngoài ra, loại bánh này thường được dùng ở dịp thôi nôi cho những đứa trẻ đầy tháng với ý nghĩa như là lời chúc mau ăn, chóng ăn và khỏe mạnh.

bánh coóc mò
Món bánh Coóc Mò đại diện cho tinh hoa văn hóa ẩm thực của vùng Đông Bắc (Nguồn sưu tầm)

Khi ăn loại bánh này, bạn sẽ cảm nhận được những hạt gạo nếp cái hoa vàng hòa cùng vị bùi của đậu đen, đậu xanh và mùi của lá dong gói bánh. Mặc dù bánh không có nhân, nhưng nếu bạn nhai chậm và kỹ thì sẽ thưởng thức trọn vẹn được hương vị của món ngon nức tiếng này.

Khẩu Sli

Khẩu Sli là một loại bánh thường được người dân tộc Tày trong dịp lễ Tết cổ truyền. Theo tiếng địa phương, Khẩu Sli có nghĩa là “bánh gạo nếp nổ” hay “bánh bỏng có chứa lạc”.

khẩu sli
Khẩu Sli là loại bánh cổ truyền của người dân tộc Tày từ xa xưa (@Baodantoc)

Với bất kỳ ai khi thưởng thức món ăn truyền thống này, điểm chung là dễ cảm nhận được vị ngọt thanh như mật mía, pha lẫn thơm cay của gừng và giòn tan khi nhai trong miệng.

Xôi trám

Xôi trám đen Cao Bằng là loại xôi thực sự có hương vị đặc trưng của món ăn khi có vị thơm của nếp nương hòa quyện một chút vị chua, hăng của trám đen tạo ra cảm giác thích thú trong lúc thưởng thức.

xôi trám
Xôi trám đen có hương vị đậm đà, khó quên (@Vietnamnet)

VIII. Chi phí cho một chuyến du lịch Cao Bằng

Nhìn chung, nếu bạn di chuyển theo lịch trình 5 ngày 4 đêm dưới đây, thì tổng chi phí trung bình dự kiến cho một chuyến du lịch Cao Bằng/ 1 người trong khoảng 3-5 triệu đồng.

Lịch trình:

  • Ngày 1: Thác Bản Giốc – Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc
  • Ngày 2: Động Ngườm Ngao – Làng Đá Cổ Khuổi Ky
  • Ngày 3: Đèo Mã Phục – Hồ Than Hen – Núi Mắt Thần
  • Ngày 4: Khu di tích Pác Bó
  • Ngày 5: Mua đặc sản và di chuyển về Hà Nội

Cụ thể, từng loại chi phí sẽ được tính như sau:

Loại chi phí Mức giá
Vé xe khách 2 chiều (Hà Nội – Cao Bằng) 500.000đ
Thuê xe máy 700.000đ
Xăng 500.000đ
Chi phí lưu trú 1.200.000đ
Ăn uống 1.000.000đ
Vé đi tham quan các danh lam thắng cảnh 200.000đ
Mua quà tặng 800.000đ
Tổng chi phí dự kiến 4.900.000đ

Xem thêm: Sơn La Có Gì Chơi? Top 30+ Địa Điểm Check-in Hot Trend Tại Sơn La

IX . Kinh nghiệm để có chuyến tham quan du lịch Cao Bằng trọn vẹn

Để có chuyến đi du lịch Cao Bằng được diễn ra suôn sẻ, Mua Bán sẽ tổng hợp lại cho một số kinh nghiệm sau cho bạn:

  • Chuẩn bị quần áo gọn nhẹ và thuận tiện cho việc đi lại. Đặc biệt, khi thời tiết ở Cao Bằng chuyển sang mùa đông, bạn cũng cần chuẩn bị thêm áo khoác để giữ ấm cho cơ thể khi ra ngoài trời.
  • Đem theo các vật dụng cần thiết như nón, áo bông, thuốc, bản đồ, đen pin, ô cầm tay, bình xịt côn trùng và lều (nếu có cắm trại qua đêm).
  • Kiểm tra xe được thuê thật kỹ trước khi di chuyển đến các địa điểm tham quan tránh bị hư hỏng ở dọc đường.
  • Hạn chế tăng tốc xe ở các khúc cua, đường đèo hiểm trở.
  • Tìm hiểu về các phong tục tập quán của người địa phương, tránh phạm phải những điều tố kỵ khi tham quan.
  • Luôn đi theo đoàn người trong trường hợp tham quan những địa điểm hẻo lánh, không có người dân gần đó để tránh bị lạc do không biết đường.

X. Một số đặc sản Cao Bằng làm quà

Miến dong Phia Đén

Miến dong Phia Đén được xem như là một món ăn tinh hoa của người dân xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Miến dong nơi đây nổi tiếng nhờ vào nguyên liệu chính để chế biến là tinh bột của củ rong riềng đỏ nguyên chất và khâu chế biến, phơi khô ở một môi trường không ô nhiễm.

miến dong phia đén
Miến dong Phia Đén làm quà biếu ý nghĩa cho những du khách quay trở về từ Cao Bằng (Nguồn sưu tầm)

Khi ăn vào, bạn sẽ cảm nhận sợi miến dai, thơm mà không có bất kỳ đâu so sánh được. Đặc biệt, loại đặc sản này rất tốt cho những người ăn kiêng, mỡ máu và huyết áp cao.

Bò gác bếp

Trong thời gian trở lại đây, không chỉ người đồng bào dân tộc Tày, Nùng mà những người sành ăn ở phương xa khi tới Cao Bằng đều yêu thích món bò gác bếp.

thịt bò gác bếp
Thịt bò dai ngọt là điểm hấp dẫn với bất kỳ du khách nào (Nguồn sưu tầm)

Thịt bò gác bếp được xẻ ra thành từng lát nhỏ, sau đó được đem đi ướp với hỗn hợp muối, nước cốt gừng và rượu trắng. Ướp xong sẽ dùng lạt tre tươi xâu thành từng xiên rồi treo lên gác bếp cho đến khi thịt khô ám khói lửa có màu nâu sậm.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Tháng 9 -10 là thời điểm thu hoạch hạt dẻ Trùng Khánh. Nếu bạn đang ghé qua Cao Bằng ở thời điểm này, thì đặc sản này có thể làm quà tặng lý tưởng cho gia đình, bạn bè khi quay trở về từ chuyến du lịch Cao Bằng.

hạt dẻ trùng khánh
Đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh (Nguồn sưu tầm)

Khác với hạt dẻ ở các khu vực khác, hạt dẻ Trùng khánh thường to đều, lớn hơn gấp 5-6 lần hạt dẻ rừng. Hạt có lớp vỏ màu nâu sẫm, xen kẽ trên vỏ là lớp lông tơ màu trắng nhạt, vỏ lụa mỏng và nhân có màu vàng.

Cốm Trùng Khánh

Không chỉ riêng hạt dẻ, cốm cũng là món ăn quảng bá tiếng tăm của Trùng Khánh vươn ra ngoài địa phương. Thời điểm thích hợp để mua món ăn này về làm quà biếu là vào cuối tháng 7 – đầu tháng 8 âm lịch, lúc này tiết trời ở Cao Bằng đã chuyển sang mùa thu.

cốm trùng khánh
Hương cốm Trùng Khánh có màu xanh tươi sẽ làm xôn xang bao con tim của thực khách (Nguồn sưu tầm)

Bánh khảo Thông Huề

Nhắc đến xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), thì không thể không nhớ đến bánh Khảo tại địa phương này.

bánh khảo thông huề
Bánh khảo Thông Huề là món quà quê dung dị, được nhiều du khách ưa chuộng (@Hitour)

Khi thưởng thức món bánh theo từng phong chữ nhật, bạn dễ cảm nhận được hương vị đậm đà của bột nếp, xen lẫn vị ngọt của đường phên. Hơn nữa, theo chia sẻ kinh nghiệm của người địa phương, món ăn này thưởng thức tuyệt nhất khi dùng với tách trà ấm.

Tương Mẹc Cảng

Tương Mẹc Cảng là một loại gia vị được chế biến cầu kỳ, đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo của người làm. Loại nước chấm này được tạo ra từ sự kết hợp độc đáo từ những nguyên liệu tự nhiên như lúa mì, ngải đắng và đặc biệt là ánh nắng mặt trời.

tương mẹc cảng
Tương Mẹc Cảng được chế biến công phu trước khi bày bán (Nguồn sưu tầm)

Quýt Trà Lĩnh

Quýt Trà Lĩnh là giống quýt đặc biệt ở Cao Bằng nhờ vào độ chua ít, vị ngọt đặc trưng, hàm lượng chất dinh dưỡng cao và mọng nước. Cứ vào thời điểm tháng 10 – 12 dương lịch, quýt sẽ tới mùa chín rổ và có thể thu hoạch đem bán khắp nơi.

quýt trà lĩnh
Quýt Trà Lĩnh ngày càng phủ sóng trên cả nước (@Baobienphong)

Nếp Pì Pất

Người ta thường ví von “Cao Bằng gạo trắng nước trong” vì địa phương này luôn có nhiều giống lúa nếp nổi tiếng thơm ngon và một trong số đó là nếp Pì Pất trứ danh ở huyện Hòa An. Trong tiếng Tày, “Pì Pất” có nghĩa mỡ vịt bởi khi nấu chín gạo “Pì Pất” sẽ rất giống với mỡ vịt như thường thấy.

gạo nếp pì pất
Gạo nếp Pì Pất đều hạt, có màu trắng ngần sau khi xát gạo (Nguồn sưu tầm)

Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, gạo nếp Pì Pất thường có đặc điểm nổi bật như hình thù đều hạt, không gẫy, hàm lượng protein cao,… Loại gạo nếp này thường được dùng làm nguyên liệu chế biến xôi, bánh gai hay bánh trôi.

Thạch đen

Thạch đen hay còn gọi là sương sáo, một món thanh nhiệt thường được ăn kèm với nước đường hoặc chè, rất quen thuộc đối với người dân Cao Bằng trong những ngày nắng nóng chói chang ở nơi đây.

thạch đen cao bằng
Các món ăn kèm với thạch đen Cao Bằng (Nguồn sưu tầm)

Nếu bạn muốn mua về làm quà cho người thân, thì chợ phiên Đông Khê ở huyện Thạch An sẽ là địa điểm mà bạn cùng lưu lại trong kế hoạch chuyến đi tới Cao Bằng.

Lạp xưởng hun khói

Từ lâu, lạp xưởng hun khói là món ăn truyền thống thường xuất hiện nhiều trong những bữa ăn thịnh soạn của người Cao Bằng khi chiêu đãi khách quý tới chơi.

đặc sản lạp xưởng hun khói
Lạp xưởng hun khói mang đậm hương vị núi rừng Cao Bằng (Nguồn sưu tầm)

Điểm khác biệt rõ rệt giữa món lạp xưởng hun khói Cao Bằng và ở các vùng khác là thịt được lấy từ những chú lợn được thả đi ăn những nguồn thức ăn tự nhiên ở những vùng đất cao, khác hẳn với đặc điểm chăn nuôi công nghiệp như ở vùng đồng bằng.

Mận Bảo Lạc

Theo người dân địa phương, mận Bảo Lạc thường được gọi là mận máu. Quả có lớp vỏ nhẵn bóng, to bằng đầu ngón chân cái và khi ăn vào sẽ có vị ngọt đậm, mọng nước.

mận bảo lạc
Quả mận Bảo Lạc có hàm lượng vitamin rất cao (@dacsancaobang)

Lê Đông Khê

Năm 2020, lê Đông Khê đã được xếp vào danh sách 50 loại trái cây ngon của Việt Nam và gây tiếng vang lớn cho vùng gieo trồng lâu đời là thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An (Cao Bằng).

lê đông khê
Lê Đông Khê khi sai quả có vỏ mỏng vàng và tròn đều (@dacsancaobang)

Khi thưởng thức sẽ có vị luôn ngọt, một tí chua xen lẫn mà chỉ có ở những vườn lê được trồng tại vùng thổ nhưỡng như ở Cao Bằng mới có được

Mác mật

Từ xa xưa, quả mác mật là loại quả mọc tự nhiên ở các sườn núi đá và được người dân địa phương sử dụng như loại gia vị trong món số món ăn đặc trưng ở vùng cao như heo quay lá mác mật, cá rán sốt mác mật,…

mác mật
Quả Mác Mật tăng tính thơm ngon cho các món ăn đặc trưng ở mảnh đất Cao Bằng (@Vietnamnet)

Măng ớt

Không chỉ có những món đặc sản nổi tiếng từ gạo trắng gây tiếng vang cho vùng đất Cao Bằng, mà còn có một gia vị khác làm say lòng du khách gần xa là măng ngâm ớt.

măng ngâm ớt
Món măng ngâm ớt sẽ làm cho du khách quên đi cái lạnh ở vùng cao (@Vietnamnet)

Người dân ở đây thường ăn kèm măng ớt với món bánh cuốn canh, phở hay một số món nước khác nhằm tăng hương vị đậm đà cho món ăn trong những ngày đông giá rét ở vùng cao.

XI. Lời kết

Với những thông tin đã chia sẻ, Muaban.net hy vọng bạn sẽ có được những kinh nghiệm du lịch Cao Bằng suôn sẻ và khám phá những điều thú vị từ mảnh đất Đông Bắc này.

Tham khảo thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ