Friday, April 26, 2024
spot_img
HomeNhà đấtĐôi nét về kiến trúc nhà cổ Việt Nam khiến bạn chìm...

Đôi nét về kiến trúc nhà cổ Việt Nam khiến bạn chìm đắm

Kiến trúc nhà cổ ở Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ những văn hóa phương Đông và phương Tây, sự giao thoa giữa các nét văn hóa dần dần đã chuyển biến thành một nét đặc trưng trong nền kiến trúc cổ Việt Nam. Vậy hãy cùng Cẩm nang Mua bán khám phá xem nền kiến trúc nhà cổ Việt Nam có gì hấp dẫn nhé.

Những nét đặc trưng cơ bản về kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu từng cấu trúc trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam có những nét đặc trưng nào nhé.

Gian nhà

Điểm mấu chốt của kiến trúc nhà cổ Việt Nam chính là được xây dựng không gian nhà đa chiều và rộng rãi, hòa hợp với đời sống thiên nhiên lành mạnh. Thiết kế nhà cổ việt nam Việt Nam luôn có ít nhất là 3 gian và nhiều nhất tùy theo khả năng giàu có của gia chủ và thường  buộc phải có gian chính là phòng khách, gian phụ được gọi là bếp, gian ngủ là điều thiết yếu.

Bức màn sẽ là vách ngăn giữa các gian trong nhà, người xưa luôn quan niệm rằng không gian nhà ở phải luôn thoáng khí và hòa hợp với không gian bên ngoài nhất có thế. Các gian nhà cổ ở Việt Nam luôn được quay về hướng Nam để phù hợp với khí hậu tốt cũng như điềm lành từ thiên nhiên.

Các loại xà

Xà là vật liệu quen thuộc của người xưa trong việc xây dựng giúp liên kết giữa các cột trụ, cột đinh cho nhà thêm chắc chắn. Và kiến trúc nhà cổ Việt Nam cũng không ngoại lệ.

  • Xà thượng chịu một lực quan trọng và nó giúp liên kết các cột cái của nhà, xà này thường ngang ngửa với chiều dài của ngôi nhà.
  • Xà nách nối cột con với cột cái tạo nên một độ cong và dốc cho hệ thống mái.
  • Xà tử thượng giúp liên kết các cột con ở phía trên gần đỉnh mái để giữ thăng bằng cho phần mái nhà.
  • Xà tử hạ chịu trách nhiệm liên kết các cột con của phần dưới của các khung ở độ cao vừa phải phù hợp với cửa.
  • Xà ngưỡng giúp cho việc nối các vị trí của cột con ở ngưỡng cửa ra vào, gọi là hệ thống bức bàn.
  • Xà hiên nối các phần cột ở phía hiên nhà thêm phần chắc chắn và giúp ngôi nhà trải dài ra hơn.
  • Cuối cùng là xà nóc được đặt cao nhất trong ngôi nhà chính là ở phần đỉnh mái.
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Kết cấu mái

Kết cấu mái là một điều gì đó rất cổ điển trong mô hình nhà cổ Việt Nam mà người xưa rất thích thực hiện để khiến cho nó trở thành điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà.

  • Đầu tiên không thể thiếu đó chính là “hoành”, đây được gọi là các dầm chính đặt nằm xuống và bao phủ toàn bộ chiều dài cũng như chiều rộng của ngôi nhà. 
  • Đui là một loại dầm nhưng được đặt phía trên để dựng đứng mái nhà lên phía trên và giao với lại hoành.
  • Mè là những dầm phụ nhỏ giao với đui và hoành, khoảng cách phù hợp để có thể lợp ngói những khoảng trống để tạo thành một vòm mái hoàn chỉnh.
  • Gạch màn là nguyên vật liệu chủ yếu thời bấy giờ được lợp trên lớp mè và được nung lên, bao phủ cả phần mái và tạo độ phẳng. Ngoài ra còn có các công dụng như chống nắng nóng, chống dột và bão.
  • Cuối cùng là lớp ngói mũi hài được lợp phía trên gạch màn và luôn có lớp đất sét đóng cục để tăng thêm độ chắc chắn cho mái nhà.

Cột nhà 

Cột chính là phần thất yếu trong việc trụ đỡ toàn bộ sức nặng của ngôi nhà. Tùy theo mức độ to lớn của ngôi nhà mà người xưa lựa chọn những cây cột đứng to, tròn hoặc thanh mảnh để phù hợp và chống đỡ một cách vững vàng nhất. Có các loại cột được phổ biến như sau:

  • Cột cái là thành phần trụ lực giữa đầu và đuôi để tạo chiều sâu cho ngôi nhà, thường cột cái phải luôn được đặt ở vị trí chính xác và vững vàng nhất.
  • Cột con là những cột ngắn hơn, dùng để nối với các khớp từ phần mái xuống phần thân của ngôi nhà, dùng xà nách để nối cột con với cột cái. Chủ yếu dùng để cố định cho phần mái.
  • Cột hiên dùng để làm trụ đỡ phía trước hiên nhà giúp cho toàn bộ hệ thống bệ đỡ của căn nhà thêm phần cứng cáp.
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Các chi tiết khác

  • Cửa bức bàn là vật dụng giữa gian nhà và ngăn cách giữa hoạt động bên trong và bên ngoài.
  • Con tiện gỗ thuộc về phần nội thất nhà cổ Việt Nam, dùng tăng tính thẩm mỹ cho những ngôi nhà cổ thời xưa và chúng vẫn còn được lưu giữ nét đẹp đó cho đến ngày nay mà chúng ta thường thấy đặc biệt ở cầu thang.
  • Bờ nóc là phần trên cùng của mái được đắp chắc chắn và là nơi thường được trang trí các linh vật phong thủy.
  • Đầu đao được ví như một chiếc lưỡi đao dài, nằm ở trên phần mái có đường cong rõ nét và hớt cong lên trên ở các góc mái, tạo cho ngôi nhà luôn có điểm nhấn đặc sắc.

Điểm khác biệt giữa nhà cổ Việt Nam so với phương Đông và Trung Quốc

So với phương Đông

Được ví như là cái nôi của nền kiến trúc thế giới, những thiết kế phương Đông khác biệt trong cách trang trí cũng như sử dụng vật liệu, xây dựng theo kiểu hình tháp và ưa chuộng độ cao hơn là những thiết kế nhà cổ ở Việt Nam. Đối với phong cách nhà cổ Việt Nam thì theo chiều hướng đơn giản, rộng rãi và hòa hợp với thiên nhiên, đối với phong cách phương Đông thì họ luôn xây theo chiều hướng phức tạp và trang trí rất nhiều, vật liệu chủ yếu của nhà cổ phương Đông là gạch, đất sét,… còn nhà cỗ Việt Nam thì là gỗ, ngói.

So với Trung Quốc

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các mẫu nhà cổ Việt Nam đối với Trung Quốc đó chính là không gian. Trung Quốc luôn thiết kế mẫu nhà theo hướng không gian đóng và xây mọi bức tường thành xung quanh, chỉ hoạt động vỏn vẹn trong chiếc sân giữa nhà. Trong khi đó, nhà cổ Việt Nam lại được xây dựng theo hướng mở, sử dụng các sân bao quanh nhà, thoáng đãng với thiên nhiên và dễ dàng ra vào. Sự sáng tạo nghệ thuật trong kiến trúc Trung Quốc là những chi tiết, hoa văn nhỏ còn đối với kiến trúc cổ Việt Nam thì quan trọng về mặt hình khối.

Điều kiện tự nhiên cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này, các vật liệu xây dựng nhà của Trung Quốc thường cách nhiệt và họ xây rất ít cửa sổ, họ luôn dành chỗ để xây thêm hầm lò, bếp than,…Đối với Việt Nam thì ngược lại, dân ta luôn xây theo hình thức càng nhiều cửa sổ bao nhiêu, càng thoáng mát bấy nhiêu.

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Các kiến trúc nhà cổ Việt Nam nổi bật nhất

Kiến trúc nhà cổ tại Hà Nội

Kiến trúc nhà cổ tại Hà Nội là kiểu nhà ống lâu đời, mái nhọn. Ảnh hưởng một chút từ kiến trúc Pháp cho đến bấy giờ. Những nét hoa văn trên đó thường sắc sảo và mang tính nghệ thuật cao. Thường được sơn bằng vôi màu vàng nhạt, cam và ban công ôm trọn vào cửa trên lầu. Đặc biệt là những căn nhà cổ Hà Nội luôn luôn có lầu và rất hiếm khi bắt gặp mô hình nhà cấp 4 tại đây.

Kiến trúc nhà cổ tại Bắc Ninh

Người Bắc Ninh cực chuộng nhà cổ 5 gian thông hiên và có một sân lớn ở giữa, kiểu nhà ở này đã bị ảnh hưởng văn hóa từ những ngôi đền, chùa lớn từ xa xưa. Nhà ở không chỉ mang nét truyền thống của người dân nơi đây mà nó còn được trang trí với những nét hoa văn cầu kì tượng trương cho những văn hóa dân ca quan họ, những tôn giáo mà người dân thờ phụng.

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Kiến trúc nhà cổ tại Thái Bình

Kiến trúc nhà cổ ở Thái Bình đa số luôn mang đậm kiến trúc Phật Giáo, những phần lợp ngói và gạch luôn được hợp thành chắc chắn và đặc biệt phần đường cong trên các góc mái luôn được trang trí những linh vật của Phật Giáo, phần thiết kế các gian thông hiên không khác gì với lại kiến trúc nhà ở Bắc Ninh.

Kiến trúc nhà cổ tại Huế

Nổi tiếng với biệt danh “nhà vườn”, từ xa xưa người Huế đã rất chuộng phong cách kiến trúc nhà vườn và hầu như 80% nhà cổ ở Huế đều phải có sân vườn ở bất cứ góc nào, tạo nên vẻ đẹp thơ mông của cố đô. Các tiểu tiết ở những hoa văn trên bức tường, trên mái, trên trụ cột đều được chạm khắc tinh xảo thể hiện tay nghề cực cao của người dân xứ Huế. Đặc biệt là các góc mái không nhọn và uốn cong như kiến trúc ở Thái Bình mà nó chỉ vừa đủ để tôn lên nét độc đáo của ngôi nhà.

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Tham khảo thêm các kiến trúc nhà đẹp tại website Muaban.net dưới đây:

Bán đất ở đô thị khu E Nam Sài Gòn, Xã Phong Phú, Bình Chánh, 192m2
1
  • Hôm nay
  • Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh
Bán nhà Đường 33, P.Bình Trưng Tây, Q.2, đường 6m, DT 6x10m, 3.5 lầu
13
  • Hôm nay
  • Phường Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức - Quận 2
Bán văn phòng hạng A, toà nhà Gold Tower Hoàng Huy, số 275 Nguyễn Trãi
5
  • Hôm nay
  • Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Bán căn hộ Sunshine City, diện tích 103m2 3 phòng ngủ,Tây Hồ, Hà Nội
2
  • Hôm nay
  • Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ
Biệt thự KDC Khang Điền, 3 tầng, 250m2 sử dụng, giá thương lượng mạnh.
12
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Bán nhà phân lô LK phố Thịnh Liệt, vị trí đắc địa, 65 m2, 3 tầng+ tum
1
  • Hôm nay
  • Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
Bán nhà mặt tiền kinh doanh, số 878 Đường An Dương Vương, P.13, Q.6
19
  • Hôm nay
  • Phường 13, Quận 6
Tôi chính chủ cần bán đất thổ cư
3
  • Hôm nay
  • Xã Mỹ Hạnh Bắc, Huyện Đức Hoà
Bán nhà phố Minh Khai, Hai Bà Trưng, nhà 2 mặt đường
1
  • Hôm nay
  • Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng
Chính chủ cần bán nhà đường Âu Cơ, Tân Bình, 4,28x10m, trệt, 2lầu, 4PN
5
  • Hôm nay
  • Phường 10, Quận Tân Bình
BÁN GẤP  2PN, 2 WC 68M2 Terra Mia View sông , BAO SỔ, BAO PHÍ BẢO TRÌ
5
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
LÔ ĐẤT ĐẸP 103M2 TRUNG TÂM THỦ ĐỨC - GIÁ NHỈNH 3 TỶ
3
  • Hôm nay
  • Phường Long Trường, TP. Thủ Đức - Quận 9
Bán 2 lô đất lô góc mặt tiền sát biển - ngay trung tâm Phan Rí Cửa
7
  • Hôm nay
  • Thị trấn Phan Rí Cửa, Huyện Tuy Phong
Bán nhà mặt tiền chợ Bà Hom, Đường số 5, Phường Tân Tạo A, Bình Tân
4
  • Hôm nay
  • Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân
Cần bán đất chính chủ, giấy tờ hợp lệ.
14
  • Hôm nay
  • Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh
Chính chủ bán nhà mặt phố Thụy Khuê, DT 304 m2, gần trường, chợ, BV
16
  • Hôm nay
  • Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ
Chủ kẹt tiền bán gấp nhà Trần Huy Liệu, Phú Nhuận DT 65m2 Giá 2 tỷ 860
5
  • Hôm nay
  • Phường 15, Quận Phú Nhuận
Đất Củ Chi có nhà nghỉ gỗ nghỉ dưỡng
10
  • Hôm nay
  • Xã Trung Lập Thượng, Huyện Củ Chi
Chuyển nhượng 9000m2 Đất sản xuất kinh doanh khu công nghiệp Lai Xá
1
  • Hôm nay
  • Xã An Khánh, Huyện Hoài Đức
Bán Biệt Thự Gần 300m Phú Mỹ Hưng giá 36.8 Tỷ
8
Bán Biệt Thự Gần 300m Phú Mỹ Hưng giá 36.8 Tỷ
  • 144 m² -
  • 5 PN -
  • 4 WC
36 tỷ 800 triệu
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM

5 ngôi nhà cổ Việt Nam lâu đời và đẹp nhất

Căn nhà cổ 300 năm tuổi tọa lạc tại Hà Nội

Được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông, gồm có 5 gian thờ và một khoảng sân trước nhà. Chủ yếu đặt rất nhiều kiệu, bia đá, mâm đồng. Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc đó chỉ là ngả màu theo thời gian.

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Nhà cổ Bình Thủy 100 năm tuổi

Đây là một ngôi nhà cổ nổi tiếng ở miền Tây sông nước, được rất nhiều đoàn làm phim ưa chuộng, căn nhà này đã qua tu sửa nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống từ lúc mới xây đến bây giờ. Nó là một sự kết hợp kiến trúc Đông – Tây tôn lên vẻ đẹp trong sáng và thoáng mát của khí hậu miền Nam.

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Nhà cổ Công Tử Bạc Liêu xây dựng năm 1919

Đây được xem là một trong những kiến trúc nhà cổ Việt Nam sang chảnh nhất, mang đậm bản sắc Pháp, đến từ từng đường nét hoa văn, từng khung cửa hay thậm chí là những bờ tưởng đều được chạm khắc mang đến cảm giác vương giả, quý phái.

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Nhà cổ Phùng Hưng Hội An

Ngôi nhà đã có tuổi đời hơn 1 thế kỷ và là nơi trao đổi, buôn bán lụa tơ tằm lúc bấy giờ. Nổi tiếng trong khu phố cổ Hội An với nét kiến trúc cầu kì, mang đậm bản sắc độc đáo của những nội thất nhà cổ Việt Nam.

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Nhà vườn An Hiên ở Huế

Được xây dựng từ năm 1895 rộng 5000m2 với phong thái nhà vườn quý tộc, đây được xem là một dinh phủ dành cho giới thượng lưu thời bấy giờ. Thuộc kiến trúc cổ đậm chất xứ Huế đánh dấu sự hòa hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên. 

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Như vậy bài viết trên đã cho thấy được nội dung về kiến trúc nhà cổ Việt Nam và mang đến nhiều nét đẹp cổ điển trong mắt các bạn. Truy cập ngay những tin đăng về Mua bán nhà đất để cập nhật những thông tin nhà đất tại Tphcm và Hà nội mới nhất.

>>>Xem thêm bài viết liên quan

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ