Lựa chọn kích thước cửa sổ cũng là một cách áp dụng phong thủy khá phổ biến trong xây dựng. Vậy bạn nên chọn cửa có kích thước như thế nào và cần lưu ý gì khi xây cửa sổ phong thủy? Bài viết dưới đây của Mua và Bán sẽ giúp bạn làm rõ những thông tin này nhé!
I. Tìm hiểu hướng và vị trí xây cửa sổ theo phong thủy
Trước khi lựa chọn kích thước cửa sổ, đầu tiên bạn cần quan tâm đến hướng và vị trí đặt cửa sổ để không phạm lỗi phong thủy. Dưới đây là một số diễn giải về hướng mà bạn nên lưu ý:
- Ý nghĩa cửa sổ hướng Đông Bắc: chứa đựng nhiều sát khí, nên hạn chế mở cửa nếu không cần thiết.
- Ý nghĩa cửa sổ hướng Đông và Đông Nam: có nhiều tia tử ngoại, nên dùng cửa sổ màu xanh dương và cửa chớp để hạn chế tối đa tác động.
- Ý nghĩa cửa sổ hướng Tây: nên dùng cửa sổ có màu nâu, màu tro, cần xây có mái che và cửa sổ để tránh nắng chiếu trực tiếp.
- Ý nghĩa cửa sổ hướng Tây Nam: không nên xây cửa sổ quá lớn, cửa sổ nên có màu đỏ hoặc nâu.
- Ý nghĩa cửa sổ hướng Tây Bắc: không nên mở cửa sổ này nếu không thật sự cần thiết; cửa nên có màu nâu, nâu đỏ, bạc, xám ghi.
- Ý nghĩa cửa sổ hướng Nam: nên chọn kích thước cửa sổ lớn; cửa sổ nên dùng màu nâu đỏ, xanh dương.
- Ý nghĩa cửa sổ hướng Bắc: kích thước cửa sổ hướng này nên nhỏ, không nên mở thường xuyên; cửa sổ nên dùng màu đen và xanh dương đậm.
>>>Tham khảo thêm: Năm 2023 xây nhà hướng nào tốt? Chọn hướng xây nhà thu hút vượng khí
II. Một số kích thước cửa sổ chuẩn theo phong thủy
Tùy thuộc vào kích thước phòng, bạn sẽ chọn loại cửa sổ tương ứng. Ví dụ nếu phòng nhỏ hơn 15m2 thì nên dùng cửa sổ 1 cánh hoặc 2 cánh, phòng có diện tích lớn hơn thì có thể dùng đến cửa 3 cánh hoặc 4 cánh. Ngoài ra, bạn còn có thể chọn loại cửa sổ theo ý nghĩa của chúng như:
- Cửa 1 cánh: còn được gọi là cửa sổ Bối Âm, thường được dùng ở những nơi không quan trọng như tầng hầm, nhà kho tối, cửa nằm hướng Bắc.
- Cửa 2 cánh: theo phong thủy là Nghênh Phúc Trường Thọ, có ý nghĩa sống lâu và đón phúc đến trăm tuổi.
- Cửa 3 cánh: Cửa 3 cánh là Tam Dương Khai Thái mang ý nghĩa “3 con dê mang lại điều tốt đẹp” theo quan niệm Trung Hoa.
- Cửa 4 cánh: gợi liên tưởng đến Tứ Quý, mang ý nghĩa của sự đủ đầy và trường tồn cùng đất trời.
>>>Tham khảo thêm: Nhà Hướng Đông Nam Có Tốt Không? Những Điều Phong Thủy Cần Biết
Khi chọn kích thước cửa sổ nhà ở, người ta thường chọn kích thước theo thước Lỗ Ban. Thước Lỗ Ban giúp bạn xác định được đâu là cung tốt – xấu, hợp phong thủy, được dùng nhiều trong xây dựng nhà ở và mộ phần. Dưới đây là một số kích thước cho cửa sổ theo thước Lỗ Ban thường dùng nhất:
1. Kích thước cửa sổ theo thước Lỗ Ban
Kích thước cửa sổ theo thước Lỗ Ban được chia ra làm kích thước cửa thông dụng và kích thước cửa phong ngủ:
Kích thước cửa sổ thông dụng
Kích thước cửa sổ thông dụng (chiều rộng x chiều cao, đơn vị: cm): 47×59, 61×62, 69×69, 85×88, 89×89, 108×125, 125×133, 126×144.
Kích thước này có thể dùng trong cửa sổ của các phòng khác nhau như phòng khách, phòng ngủ chính, phòng bếp, hành lang,…
Kích thước cửa sổ phòng ngủ
Phòng ngủ được chia ra làm 3 loại gồm phòng ngủ thông thường, phòng ngủ cho con nhỏ và phòng ngủ cho con đã lớn/phòng ngủ khách. Kích thước cụ thể như sau:
- Kích thước cho cửa sổ phòng ngủ thông thường: 82×190, 104×210, 124×230.
- Kích thước cho cửa sổ phòng ngủ cho con đang đi học: 82×190, 106×210, 126×230.
- Kích thước cửa sổ phòng ngủ cho con đã đi làm/phòng ngủ khách: 85×190, 105×210, 120×230.
2. Kích thước cửa sổ 1 cánh chuẩn phong thủy
Cửa sổ 1 cánh thường được dùng nhiều cho các phòng có kích thước nhỏ như nhà kho, gác mái, tầng hầm, hành lang và trên những bức tường hẹp. Kích thước cửa sổ 1 cánh mở ra ngoài nên có kích thước chiều rộng x chiều cao như sau: 47×59, 61×62, 66×69, 85×88, 89×89, 108×125, 125×133, 120×144.
3. Kích thước cửa sổ 2 cánh chuẩn phong thủy
Sau đây là kích thước cửa sổ 2 cánh thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7451:2004:
- Kích thước cho cửa sổ 2 cánh hất ra ngoài (mm):
- Kích thước cho cửa sổ 2 cánh mở ra ngoài (mm):
- Kích thước cửa sổ 2 cánh mở vào trong (mm):
- Kích thước cho cửa sổ 2 cánh trượt (mm):
Có thể bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà cho riêng mình, có thể tham khảo qua này nhé:
4. Kích thước cửa sổ 3 cánh chuẩn phong thủy
Cửa sổ 3 cánh gồm hai loại tương ứng với các kích thước như:
- Kích thước cửa sổ 3 cánh hất ra ngoài (mm):
- Kích thước cho cửa sổ 3 cánh trượt (mm):
5. Kích thước cửa sổ 4 cánh chuẩn phong thủy
- Kích thước cửa sổ 4 cánh mở ra ngoài:
- Kích thước cho cửa sổ 4 cánh trượt:
III. Sự khác biệt về tỷ lệ số đo kích thước cửa sổ theo khu vực
Mỗi khu vực sẽ có tỷ lệ kích thước của cửa sổ với diện tích phòng khác nhau. Nguyên nhân là do khác biệt về khí hậu, hướng gió, nhiệt độ và các yếu tố thời tiết khác. Do đó, các nước gần khu vực xích đạo thường có tỷ lệ nhỏ hơn để giảm bớt cường độ ánh sáng chiếu vào phòng.
Dưới đây là tỷ lệ kích thước cửa sổ tương ứng với diện tích phòng ở các khu vực châu Á:
- Tỷ lệ 1:6 đối với các nước thuộc khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.
- Tỷ lệ 1:7 đối với các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan,…
- Tỷ lệ 1:8 đối với các nước Nam Á như Ấn Độ và Nepal.
IV. Khoảng cách giữa mép dưới cửa sổ và sàn nhà như thế nào?
Khoảng cách từ mép dưới cửa sổ đến sàn nhà nên nằm trong khoảng 83 – 220cm. Giới hạn này có ý nghĩa phong thủy như sau:
- Chiều cao trên 2,2m: phạm phải Phản Quang Sát khiến gia chủ mất ngủ, đau đầu, dễ bị tai nạn.
- Chiều cao dưới 0,83m: không khí khó lưu thông, mùa đông dễ nhiễm lạnh, mùa hè thường bức bối, gia chủ khó tích trữ tài sản.
Khoảng cách này còn phụ thuốc vào chiều cao của cửa sổ. Chiều cao của cửa sổ lại được tính dựa vào độ rộng của phòng hay còn gọi là chiều sâu hiệu quả, được tính bằng khoảng cách từ bức tường đặt cửa sổ đến bức tường phía đối diện. Ví dụ nếu chiều sâu hiệu quả là 2m thì chiều cao cửa sổ nên nằm trong khoảng 0,86 – 0,96m.
V. Những ảnh hưởng nếu lựa chọn kích thước cửa sổ không hợp tiêu chuẩn
Luật phong thủy trong bố trí nhà ở không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn có tính thẩm mỹ và logic. Do đó, nếu không lựa chọn kích thước cửa sổ đúng tiêu chuẩn sẽ gây ra nhiều bất tiện, mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt trong gia đình.
1. Về mặt thẩm mỹ
Kích thước cửa sổ sai tiêu chuẩn có thể khiến căn phòng mất cân đối. Ví dụ như cửa sổ quá lớn so với tường, cửa sổ quá cao hoặc quá thấp,… Chúng sẽ gây rối mắt và mất thẩm mỹ đáng kể cho ngôi nhà của bạn.
2. Ánh sáng
Nếu chọn kích thước cửa sổ mà không tính đến các yếu tố khác như diện tích phòng và chiều cao sẽ gây ra nhiều bất tiện. Chẳng hạn, nếu cửa sổ quá nhỏ với căn phòng sẽ bị thiếu sáng, gây ẩm mốc và thiếu sức sống. Ngược lại, nếu như cửa sổ quá lớn sẽ làm mất đi sự riêng tư và bị nóng vào những ngày hè.
Khoảng cách từ mép dưới cửa sổ đến sàn nhà quá cao sẽ dễ bị nắng gắt chiếu vào bên trong. Khoảng cách này mà quá thấp thì hơi đất dễ tràn vào, khiến chủ nhà dễ sinh bệnh.
3. Cấu trúc ngôi nhà
Khi lên ý tưởng, kiến trúc sư sẽ bố trí cửa sổ phù hợp với mục đích sử dụng của chủ nhà. Do đó, họ có thể không tuân theo kích thước tiêu chuẩn nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu sau này chủ nhà muốn thay đổi mục đích sử dụng thì sẽ phải thay đổi lại kích thước cửa sổ. Việc này sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí sửa chữa.
VI. Một số lưu ý khi lựa chọn kích thước cửa sổ theo phong thủy như thế nào?
Để có thể chọn kích thước cửa sổ theo phong thủy, bạn nên quan tâm đến các yếu tố khác của căn nhà. Sau đây là các lưu ý về kích thước cửa sổ đẹp cho bạn:
1. Kích thước cửa sổ nhỏ hơn cửa chính và không được quá to
Theo quy tắc phong thủy nhà ở, cửa chính phải là cửa lớn nhất để đón vận khí tốt. Do đó, cửa sổ và các cửa phụ không được lớn hơn cửa chính, không được quá to vì sẽ làm thất thoát tài lộc, sinh khí. Với cùng lý do này, cửa sổ sau nhà cũng không nên lớn hơn cửa sổ trước nhà bạn.
2. Không nên xây nhiều cửa sổ ở cùng một khu vực
Xây nhiều cửa sổ trong cùng một khu vực cũng giống như xây một cửa sổ quá lớn. Bởi vì khu vực này sẽ phải chịu nhiều ánh sáng hơn, mất thẩm mỹ và sinh hoạt bất tiện.
Nếu khu vực này đủ rộng lớn, bạn cũng có thể xây nhiều cửa sổ ở các hướng khác nhau với kích thước và hướng hợp phong thủy.
Lời kết
Hi vọng bài viết về kích thước cửa sổ có thể giúp bạn ứng dụng khi xây nhà. Như đã chia sẻ ở trên, luật phong thủy vận dụng nhiều yếu tố thực tiễn. Do đó, bạn cũng nên sử dụng các gợi ý trên nếu thực sự phù hợp với sở thích và nhu cầu của bạn.
Ngoài ra, Muaban.net còn có nhiều bài viết hay về áp dụng phong thủy trong nhà ở. Bạn hãy thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích này nhé!
>>> Xem thêm:
- Cách chọn và xem biển số xe hợp tuổi, hợp phong thủy năm 2023
- Xem tuổi xây nhà năm 2023 cho 12 con giáp – Tuổi nào làm nhà được?
- Phong Thủy Phòng Ngủ Vợ Chồng và một số điều cấm kỵ cần lưu ý