Hiện nay đã có rất nhiều người hoàn thành chương trình học nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học với hệ đào tạo học tại chức. Đây là một hệ còn khá xa lạ đối với nhiều người lần đầu nghe đến, họ thường đặt ra câu hỏi về hình thức đào tạo này. Nắm bắt được nhu cầu đó, Mua Bán sẽ cùng bạn tìm hiểu học tại chức là gì? Hệ vừa học vừa làm là gì? Đại học tại chức là gì? thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về học tại chức
Theo như một số giảng viên chia sẻ, hệ đại học tại chức được xuất phát từ chương trình “chính sách” sau ngày giải phóng để tạo đầy đủ điều kiện học tập, học những cán bộ đã “hy sinh” việc học vào công cuộc chiến đấu và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Học tại chức là gì?
Học tại chức được hiểu đơn giản là một hình thức đào tạo chuyên biệt, chính điều này khiến nó có đôi chút khác biệt so với việc đào tạo chính quy. Thông thường, chương trình đào tạo này được dùng phổ biến cho những người hiện đang đi làm nhưng vẫn muốn học thêm để nâng cao kiến thức chuyên môn cho mình.
Những người theo học tại chức thường có mong muốn có cơ hội được thăng tiến lên các vị trí cao hoặc tìm được công việc tốt hơn cho bản thân với chuyên ngành khác. Bằng đại học tại chức mang giá trị ngang bằng với bằng đại học chính quy theo đúng quy định mà pháp luật ban hành.
Học tại chức mấy năm?
Thông thường, tại chức sẽ học trọng tâm và học nhanh hơn chính quy: kéo dài từ 1-2 năm tùy theo số lượng buổi học của bạn.
Tại sao nên theo học bằng tại chức?
Hình thức đào tạo này cực kỳ phù hợp với các đối tượng đã đi làm và không có thời gian theo học vào ban ngày. Các lớp học tại chức thường sẽ bố trí lịch học vào buổi tối và các ngày cuối tuần. Điều này giúp cho bạn không hề bị gián đoạn công việc. tiết kiệm được thời gian mà vẫn có thể đảm bảo lượng kiến thức chuyên ngành hỗ trợ bản thân thăng tiến trong công việc.
Ngoài ra, học bằng tại chức vẫn đảm bảo được giá trị ngang với bằng đại học chính quy nên việc bạn muốn tìm kiếm thêm những cơ hội việc làm hấp dẫn cho bạn thân là điều có thể.
Nếu như bạn muốn làm việc trong những đơn vị coi trọng bằng cấp thì hãy chuẩn bị sẵn cho mình 1 tấm bằng học tại chức nhé.
Học bằng tại chức có giá trị như thế nào?
Vẫn có khá nhiều người cho rằng bằng đại học tại chức không được sử dụng nhiều so với bằng đại học chính quy. Đối với phương pháp đào tạo tấm bằng này, nhà trường sẽ có quy định và thời gian riêng để phù hợp với những đối tượng muốn tham gia khóa học. Những người đăng ký học tấm bằng này thường là những người có chí tiến thủ lớn, kiên trì, cố gắng trong cả việc học lẫn việc làm để nâng cao giá trị bản thân.
Thực tế, vẫn còn khá nhiều nhà tuyển dụng có suy nghĩ tấm bằng tại chức sẽ không có giá trị bằng tấm bằng đại học chính quy. Đây cũng được xem là một nhược điểm lớn của bằng tại chức. Tuy nhiên tấm bằng tại chức vẫn được nhà nước công nhận là có hình thức đào tạo, chất lượng, giá trị ngang với bằng đại học chính quy nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Mức học phí học tại chức
Theo như quy định đã được công bố từ Bộ giáo dục và Đào tạo thì mức học phí theo học giao động từ 100.000 – 350.000 VND/tháng/người. Đây là mức phí khá phù hợp với rất nhiều người có nhu cầu muốn học chuyên sâu thêm.
Quy định về thời gian học tại chức ra sao?
Đào tạo học tại chức chủ yếu dành cho người đã có công việc ổn định, có nhu cầu học lên cao hơn. Đa số người học tại chức thường học buổi tối vì đây được xem là thời gian mà nhiều người tận dụng để có thể chăm chỉ học tập sau khi đã sắp xếp được công việc chính của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Học dược thi khối nào? Top 10 trường Đại học có ngành dược nổi tiếng
Cập nhật thông tin mới về hệ đào tạo tại chức
Hệ đào tạo này phù hợp với hầu hết mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tôn giáo,… đặc biệt là những người vừa đi học vừa đi làm. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu không thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, bị xét xử, bị tước quyền thi, bị truy tố hình sự chưa được công an phê duyệt thì sẽ không được đăng ký học.
Điều kiện đăng ký
- Đã có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở chính quy, bằng trung tâm học nghề, cao đẳng hoặc đại học.
- Nộp hồ sơ theo đầy đủ yêu cầu, hợp lệ và đúng hình thức mẫu, đóng phí học đầy đủ.
- Tuân theo nguyên tắc các quy định trong quá trình đăng ký và chương trình học theo nhà trường và bộ Giáo dục & Đào tạo.
>>> Xem thêm: Những quy định mới nhất về trường đại học liên thông ngành Dược 2022
Hồ sơ đăng ký
- Tiến hành làm đơn nhập học theo mẫu quy định sẵn. Nếu như người chưa có việc làm thì phải xin giấy xác nhận của UBND thành phố, ngược lại người đã có việc làm thì xin giấy xác nhận của người đứng đầu nơi bạn làm việc. Thời hạn 6 tháng để nộp.
- Làm đơn đăng ký xét tuyển hệ tại chức theo mẫu mà nhà trường cấp.
- Chuẩn bị 2 tấm hình 3×4, ghi rõ đầy đủ thông tin sau tấm hình.
- Bản gốc và bản sao của bản kết quả học tập.
- Hai tờ phong bì có ghi rõ họ tên và địa chỉ để nhà trường có thể gửi kết quả về.
Ưu nhược điểm khi học tại chức
Ưu điểm khi học tại chức
Nếu đã quyết định theo học bằng tại chức, bạn sẽ nhận được nhiều giá trị và ưu điểm của hình thức này:
- Nếu bạn tốt nghiệp đại học tại chức đạt mức khá, tốt thì tấm bằng này vẫn có giá trị cao hơn tấm bằng tốt nghiệp chính quy với chất lượng đầu ra kém.
- Nếu như đem tấm bằng đại học tại chức đi so sánh với tấm bằng chính quy thì bạn có thể thấy được sự chênh lệch về giá trị. Nó có thể đúng khi và chỉ khi so sánh 2 tấm bằng với nhau, kết hợp trình độ, năng lực cùng kinh nghiệm thì bạn sẽ thấy được tấm bằng nào sẽ giúp bạn có cơ hội xin được nhiều việc làm hơn.
- Bạn còn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian khi học tại chức với thời gian đào tạo ngắn, ưu tiên học các kiến thức quan trọng. Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp kiến thức chuyên môn với kiến thức đang học trong quá trình đào tạo để có thể phục vụ tốt công việc của mình.
Nhược điểm khi học tại chức
Bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức đào tạo tại chức cũng sẽ có những bất lợi:
- Chất lượng đào tạo tại chức sẽ bị ảnh hưởng bởi sinh viên có học lực hoặc trình độ kém do không có khả năng thi vào trường đại học chính quy, nên họ thường sẽ có tâm lý chọn học tại chức chỉ để tạm bợ khiến cho chất lượng không tốt.
- Vừa học – vừa làm cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công việc của họ.
- Một số trường đào tạo hệ tại chức chỉ cần lấy đủ số lượng chứ không chọn lọc kỹ cùng với đội ngũ giảng viên chưa đủ trình độ cũng kéo theo nhiều hạn chế xảy ra đối với hình thức đào tạo này.
- Chất lượng đầu vào cũng bị hạn chế cộng thêm chương trình đào tạo bị cắt xén đi nhiều so với lại hệ đào tạo chính quy nên chất lượng đào tạo cũng bị ảnh hưởng khá lớn.
Top các trường đại học bằng tại chức?
Nếu bạn có mong muốn theo học tại chức thì sẽ có rất nhiều lựa chọn tại các trường sau, một số gợi ý trường cho bạn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội:
Hà Nội
Bạn có thể học tại chức tại Hà Nội với nhiều trường có tiếng như:
- Đại học Hà Nội
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Đại học Công Đoàn
Ngoài ra cũng còn rất nhiều trường khác, hầu hết các trường đều có chương trình đào tạo tại chức để bạn có thể đăng ký khi có nhu cầu muốn nâng cao kiến thức chuyên ngành của bạn.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tại đây cũng có nhiều trường tuyển sinh như:
- Đại học Tài chính
- Đại học Mở
- Đại học Bách Khoa TPHCM
- Đại học Kinh tế TPHCM
- Đại học Luật TPHCM
- Đại học Văn hóa TPHCM
Tùy thuộc vào chuyên ngành mà bạn chọn để bạn đưa ra những phương pháp tối ưu nhất cho bản thân để theo học.
>>>Xem thêm: Học phí Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Bằng tại chức có khác gì so với bằng chính quy hay không?
Giống nhau
- Đào tạo theo hình thức chất lượng và đạt chuẩn của Bộ giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hiện nay.
- Người theo đại học và tại chức đều phải hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo, tích lũy kiến thức đủ số tín chỉ theo quy định nhà trường.
- Sinh viên theo học cần phải thực hiện quá trình thi tuyển và chọn lọc điểm số tùy theo ngành học.
- Ngoài ra, hệ đào tạo chính quy hay tại chức đều được các cơ quan nhà nước và các đơn vị tuyển dụng công nhận có giá trị ngang bằng nhau.
Khác nhau
- Mọi công tác tuyển sinh, chất lượng đào tạo, điểm thi đầu vào cũng như kết quả đầu ra hoàn toàn khác nhau.
- Hệ tại chức là chương trình đào tạo chủ yếu dành cho người vừa học vừa làm. Còn hệ chính quy dành cho những người mới tốt nghiệp THPT và những thí sinh muốn học đại học, cao đẳng,…
- Hệ tại chức đào tạo chủ yếu vào buổi tối, còn hệ chính quy thì đào tạo vào ban ngày.
Tham khảo thêm một số tin đăng tuyển dụng việc làm bán thời gian phù hợp với sinh viên ngay tại website Muaban.net |
Giải pháp nâng cao chất lượng bằng tại chức hiện nay?
Do có sự phân biệt giữa bằng tại chức và bằng chính quy nên sẽ có nhiều doanh nghiệp không hào hứng. Đặc biệt là các cơ quan nhà nước hầu như không nhận ứng viên dùng bằng tại chức để xin việc. Vậy nền cần phải gạt bỏ việc phân biệt bằng tại chức và bằng chính quy để có thể đảm bảo công bằng.
Từ cơ quan nhà nước?
- Bộ Nội vụ cần phải có những chính sách thay đổi một số quy chế cũng như chế độ tuyển dụng các đội ngũ cán bộ, các công viên chức. Không được phân biệt đối xử với những người có bằng cấp khác nhau. Phải dựa trên năng lực cũng như khả năng thực tế để có thể đánh giá khách quan thay vì chỉ dựa vào bằng cấp.
- Bộ Lao động và Thương binh xã hội cũng cần phải xem xét chế độ lương thưởng đối với lại những người có bằng chức. Mức lương bị hạn chế bởi bằng cấp là trở ngại vô cùng lớn và không công bằng nếu như năng lực người học tại chức cao hơn người học chính quy.
- Cần phải đánh giá năng lực và trả lương theo đúng với thực lực cũng mỗi người để có thể tạo điều kiện phát triển hết mức và cạnh tranh công bằng.
>>>Xem thêm: Có nên học cao đẳng không? Học Cao đẳng có tương lai không?
Từ phía cá nhân người học?
- Ngoài nhà nước cần phải có chính sách phù hợp và bác bỏ sự phân biệt đối với lại bằng chính quy và tại chức thì người học tại chức cũng cần phải có sự cố gắng, cải thiện kỹ năng để bản thân mình đạt chất lượng đào tạo tốt nhất.
- Hoàn thành đầy đủ các chương trình đào tạo đã đề ra. Nhận thức rõ được giá trị của việc học và kết hợp ứng dụng thực tế hoàn thiện bản thân.
Cơ hội nghề nghiệp khi có bằng tại chức?
Hiện nay, bằng tại chức đã và đang ngày càng phổ biến trên thị trường việc làm. Các doanh nghiệp xét ứng tuyển bằng này nằm ở mức tương đối, nâng cao thêm cơ hội cho người lao động.
Khả năng xin việc làm
- Thực chất, tấm bằng này không chỉ phản ánh quá trình học tập của sinh viên mà còn nói lên quá trình làm việc của người đó. Làm được tốt công việc được giao không còn do bằng cấp quyết định.
- Tuy nhiên, theo thể chế quy định ở Việt Nam thì chứng chỉ theo đúng quy định vẫn được ưu tiên hàng đầu khi tiến hành đi phỏng vấn xin việc làm.
- Điều này cũng khá dễ hiểu vì trong quá trình tham gia khóa vừa học vừa làm, sinh viên không chỉ tiếp thu được những kiến thức trên lớp mà họ còn phải tiếp tục công việc của mình nhằm nâng cao trình độ cũng như kỹ năng của bản thân.
- Nhưng không phải vì thế mà bằng tại chức không được ưu tiên, tùy vào doanh nghiệp bạn xin vào, tùy vào năng lực của bạn mà đối tác xem để lựa chọn. Chính vì vậy, nếu bạn có học bằng tại chức thì cũng không có gì phải tự ti, lo ngại cả.
Mức lương khi có bằng tại chức
Mức lương sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc chuyên ngành đó của bạn. Thông thường, người mới ra trường sẽ có mức lương từ 200 – 600 USD/tháng. Người làm việc có kinh nghiệm nhiều năm sẽ có mức lương khá cao có thể lên đến 1000 USD/tháng. Tất cả tùy thuộc vào quyết tâm cũng như năng lực của bạn.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau giải thích được vấn đề “Học tại chức là gì? Tấm bằng này có giá trị thực tế như thế nào?” mà nhiều người còn chưa hiểu, phân vân. Mua Bán hy vọng với bài viết trên có thể diễn tả cho bạn dễ hiểu phần nào về tấm bằng học này. Hãy cứ học để rèn luyện thêm kỹ năng cho bản thân mình, học – học nữa – học mãi để vươn đến thành công. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để đọc thêm nhiều điều hay nữa nhé!
>>> Xem thêm: Đại Học Đại Nam Có Tốt Không? 8 Lý Do Nên Học Tại Đại Nam