Nhiều bạn trẻ đam mê ngành Kinh doanh quốc tế, nhưng lại cảm thấy bối rối khi chưa hiểu rõ về ngành này. Vậy ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì? Mức lương ngành nghề này ra sao? Tất tần tật thông tin về Ngành Kinh doanh quốc tế trong bài viết sau.
1. Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?
Ngành Kinh doanh quốc tế là ngành học nghiên cứu và thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại giữa các quốc gia. Bao gồm các hoạt động chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Một số hình thức trong hoạt động kinh doanh quốc tế phổ biến:
- Xuất nhập khẩu hàng hoá: Đây là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá giữa các quốc gia.
- Đầu tư trực tiếp vào nước ngoài (FDI): là hoạt động đầu tư vào một quốc gia khác để thành lập doanh nghiệp, hoặc ngược lại.
- Cấp phép, nhượng quyền thương mại: Cấp phép hoặc cấp quyền thông qua thoả thuận hợp đồng cho phép công ty nước ngoài sử dụng các sản phẩm/dịch vụ/quy trình từ một quốc gia khác.
Ngoài ra còn có một số hình thức hoạt động khác.
Có thể bạn quan tâm: Ngành Kinh Doanh Là Gì? Xu Hướng Nghề Nghiệp Tiềm Năng Hiện Nay
2. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các vị trí liên quan đến ngành học này. Dưới đây là một số vị trí liên quan:
2.1. Chuyên viên xuất nhập khẩu
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu thị trường quốc tế để xác định nhu cầu của khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.
- Tìm kiếm và đánh giá các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp.
- Lập các hồ sơ xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc gia nhập khẩu/xuất khẩu.
- Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải, bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.
- Theo dõi và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng nơi, đúng thời gian và trong tình trạng tốt nhất.
Mức lương khởi điểm từ 7 – 12 triệu đồng/tháng.
2.1. Chuyên viên kinh doanh quốc tế
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu thị trường quốc tế để xác định tiềm năng thị trường và cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp với mục tiêu và chiến lược chung của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng tại thị trường quốc tế.
- Tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với khách hàng quốc tế.
- Theo dõi và giám sát việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ và thu hồi đầy đủ khoản thanh toán.
Mức lương khởi điểm từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
2.3. Chuyên viên marketing quốc tế
Mô tả công việc:
- Nghiên cứu thị trường quốc tế để xác định nhu cầu, thị hiếu và hành vi của khách hàng tiềm năng.
- Phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến thị trường quốc tế, bao gồm môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và công nghệ.
- Xây dựng chiến lược marketing quốc tế phù hợp với mục tiêu và chiến lược chung của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động marketing quốc tế, bao gồm quảng cáo, PR, xúc tiến thương mại, marketing nội dung, marketing mạng xã hội và marketing qua email.
- Đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing quốc tế.
- Phát triển và quản lý thương hiệu của doanh nghiệp tại thị trường quốc tế..
Mức lương khởi điểm từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
2.4. Chuyên viên tài chính quốc tế
Mô tả công việc:
- Lập kế hoạch tài chính quốc tế phù hợp với mục tiêu và chiến lược chung của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá rủi ro tài chính quốc tế, bao gồm rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro quốc gia và rủi ro thanh khoản.
- Theo dõi và giám sát tình hình tài chính quốc tế và điều chỉnh chiến lược tài chính phù hợp khi cần thiết. Cập nhật các thay đổi về chính sách kinh tế, luật pháp tài chính và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Chuẩn bị các báo cáo tài chính quốc tế theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan quản lý liên quan.
Mức lương khởi điểm từ 8.5 – 13.5 triệu đồng/tháng
Ghi chú: Mức lương chỉ mang tính chất tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: Quốc Tế Học Là Gì? 6 Con Đường Dành Cho Tân Cử Nhân Quốc Tế Học
3. Chương trình đào tạo kinh doanh quốc tế cập nhật 2024
TT |
Môn học |
Tín chỉ |
1. Khối kiến thức đại cương |
||
1 |
Pháp luật đại cương |
2 |
2 |
Toán ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh |
3 |
3 |
Kinh tế vĩ mô |
3 |
4 |
Kinh tế vi mô |
3 |
5 |
Quản trị học |
3 |
6 |
Tin học văn phòng |
3 |
7 |
Kinh tế chính trị Mác – Lenin |
2 |
8 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
2 |
9 |
PRE-IELTS 1 |
3 |
10 |
PRE-IELTS 2 |
2 |
11 |
Giao tiếp kinh doanh |
3 |
12 |
Triết học Mác – Lenin |
3 |
13 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
14 |
IELTS Beginners 1 |
3 |
15 |
IELTS Beginners 2 |
2 |
16 |
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam |
2 |
17 |
IELTS Pre-intermediate 1 |
3 |
18 |
IELTS Pre-intermediate 2 |
2 |
19 |
IELTS Intermediate 1 |
3 |
20 |
IELTS Intermediate 2 |
2 |
2. Khối kiến thức ngành |
||
20 |
Luật kinh doanh |
3 |
21 |
Thống kê trong kinh doanh và kinh tế |
3 |
22 |
Thị trường và các định chế tài chính |
3 |
23 |
Nhập môn kinh doanh |
3 |
24 |
Hành vi tổ chức |
3 |
25 |
Hệ thống thông tin quản lý |
3 |
26 |
Marketing căn bản |
3 |
27 |
Nguyên lý kế toán |
3 |
28 |
Kinh doanh quốc tế |
3 |
29 |
Tiếng Anh kinh doanh |
3 |
3. Khối kiến thức chuyên ngành |
||
Môn học bắt buộc |
||
30 |
Kinh tế quốc tế |
3 |
31 |
Tài chính doanh nghiệp |
3 |
32 |
Quản trị kinh doanh quốc tế |
3 |
33 |
Quản trị đa văn hoá |
3 |
34 |
Giao dịch thương mại quốc tế |
3 |
35 |
Logistics và thương mại quốc tế |
3 |
36 |
Kinh doanh xuất nhập khẩu |
3 |
37 |
Thanh toán trong ngoại thương |
3 |
38 |
Đàm phán kinh doanh |
3 |
39 |
Vận tải đa phương thức |
3 |
40 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
41 |
Đề án kinh doanh quốc tế |
2 |
42 |
Khóa luận tốt nghiệp |
10 |
Môn học tự chọn |
||
43 |
Đầu tư quốc tế |
3 |
44 |
Kế toán quản trị |
3 |
45 |
Quản trị quan hệ khách hàng |
3 |
46 |
Thương mại điện tử |
3 |
47 |
Quản trị chiến lược toàn cầu |
3 |
48 |
Marketing dịch vụ |
3 |
49 |
Marketing kinh doanh (B2B) |
3 |
50 |
Hành vi người tiêu dùng |
3 |
(Nguồn tham khảo: ĐH Kinh tế Đà Nẵng, 2024)
Xem thêm: Thương mại quốc tế là gì? Ngành thương mại quốc tế học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
4. Các trường Đại học và Cao đẳng đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế
Một số trường đại học và cao đẳng hàng đầu ở Việt Nam đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế. Các trường này cung cấp chương trình học chất lượng, bao gồm cả lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Đại học Ngoại thương
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM
- Trường Đại học Mở TPHCM
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Cao đẳng Kinh tế đối ngoại
- Cao đẳng Công thương TPHCM
- Cao đẳng Kinh tế TPHCM
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số việc làm Kinh doanh quốc tế tại đây: |
Xem thêm: Ngành Quan Hệ Quốc Tế Là Gì? Top 5 Vị Trí Việc Làm HOT Nhất
5. Sự khác biệt giữa Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế
Kinh doanh quốc tế và Kinh tế quốc tế là hai lĩnh vực có liên quan tới hoạt động kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt về phạm vi và mục tiêu chính.
Kinh doanh quốc tế | Kinh tế quốc tế |
|
|