Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc quản lý thông tin cũng được thực hiện thông qua một hệ thống được xây dựng bởi con người, gọi là hệ thống thông tin. Các thông tin có tính bảo mật cao chẳng hạn như thông tin trong lĩnh vực kế toán đòi hỏi phải được quản lý bởi hệ thống thông tin đảm bảo an toàn. Vậy hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin vận hành theo nguyên lý nào? Cùng Muaban.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin hay Information System được hiểu là tập hợp các thành phần được tích hợp với nhau đảm nhiệm vai trò thu nhập, xử lý và lưu trữ dữ liệu cũng như cung cấp thông tin về sản phẩm.
Doanh nghiệp sẽ dựa vào hệ thống thông tin để quản trị các hoạt động kinh doanh, tương tác với khách hàng và nhà cung cấp của họ. Hệ thống thông tin sẽ giúp họ nắm rõ tình hình doanh nghiệp để có những hướng đi phù hợp trong tương lai, giúp gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, hệ thống còn giúp doanh nghiệp điều hành chuỗi cung ứng liên tổ chức cũng như thị trường điện tử.
Cấu trúc của hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin được cấu thành từ 3 thành phần chính bao gồm:
- Phần cứng: là các phương tiện kỹ thuật hoặc thiết bị dùng để lữu cũng như xử lý thông tin theo yêu cầu. Chẳng hạn như: máy tính, các thiết bị ngoại vi hỗ trợ nhập, xuất và lưu trữ thông tin
- Phần mềm: bao gồm các chương trình máy tính, các phần mềm ứng dụng, chuyên dụng dành cho người dùng
- Dữ liệu: là thông tin và con người.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông tin là gì?
Hệ thống thông tin được xây dựng sẽ hoạt động theo nguyên lý sau:
- Cho phép người dùng nhập dữ liệu vào hệ thống. Các dữ liệu đó phải được nhập vào các biểu mẫu nhất định có sẵn trên hệ thống thông tin. Những dữ liệu nhập vào sẽ được hệ thống ghi nhớ bằng các vật mang tin đọc được bằng máy như: băng, đĩa…
- Hệ thống sẽ được cài đặt các phần mềm xử lý dữ liệu hoặc các lệnh có thể thực hiện các thao tác như: phân tích, tính toán, tóm tắt, phân loại và sắp xếp để xử lý dữ liệu của người dùng thành thông tin và lưu trữ theo hệ thống.
- Sau khi thông tin đã được hệ thống lưu trữ và ghi nhớ. Mỗi khi người dùng có yêu cầu hệ thống sẽ cung cấp các sản phẩm thông tin theo yêu cầu đó bằng các hình thức như: thông qua biểu mẫu, thông báo, đồ thị hoặc báo cáo trên màn hình máy tính. Người dùng có thể xem hoặc in ra.
- Hệ thống thông tin sẽ có trách nhiệm lưu trữ những thông tin dữ liệu trên. Đây cũng là chức năng đóng vai trò quan trọng giúp công ty nắm bắt tình hình kinh doanh hiện tại. Các dữ liệu sẽ được lưu trữ trong hệ thống dưới dạng các file, các tệp riêng biệt cho từng nội dung khác nhau
- Cuối cùng là chức năng kiểm tra hoạt động của hệ thống. Hệ thống thông tin quản lý sẽ phản hồi về quá trình hoạt động cũng như lưu trữ dữ liệu, các loại dữ liệu ra và hệ thống để người dùng có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy.
>>>Xem thêm: Ngành điện tử viễn thông học trường nào tốt? Tổng hợp 20+ trường đại học
Phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ an toàn
Theo Khoản 2 Điều 21 Luật an toàn thông tin mạng thì hệ thống thông tin sẽ được phân loại theo cấp độ an toàn như sau:
- Cấp độ 1: là cấp độ mà khi hệ thống bị phá hoại sẽ gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên không gây tổn hại đến lợi ích cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội cũng như an ninh quốc gia
- Cấp độ 2: đây là cấp độ mà khi hệ thống bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Đồng thời cũng ảnh hưởng tới lợi ích công cộng. Tuy nhiên, nó không làm tổn hại đến an ninh quốc gia, quốc phòng, an toàn và trật tự xã hội.
- Cấp độ 3: là cấp độ mà khi hệ thống thông tin bị phá hoại sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sản xuất và lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, quốc phòng
- Cấp độ 4: ở cấp độ 4, khi hệ thống thông tin bị phá hoại sẽ khiến lợi ích công cộng, an toàn và trật tự xã hội bị tổn hại một cách nghiêm trọng. Bên cạnh đó, quốc phòng và an ninh quốc gia cũng bị ảnh hưởng không hề nhẹ.
- Cấp độ 5: là cấp độ mà khi hệ thống bị phá hoại sẽ gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng cũng như an ninh quốc gia.
Biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quản lý là gì?
Quy định tại Điều 23 Luật an toàn thông tin cho các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin bao gồm:
- Ban hành các quy định về đảm bảo an toàn thông tin mạng trong xây dựng, thiết kế, vận hành, quản lý, sử dụng, nâng cấp cũng như hủy bỏ hệ thống thông tin
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo tiêu chuẩn, biện pháp quản lý, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng để tránh các nguy cơ phá hoại cũng như khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng nếu có.
- Giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các quy định và tiến hành đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý cũng như kỹ thuật đã được áp dụng.
- Giám sát an toàn cho toàn bộ hệ thống thông tin.
Tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng của nhiều ngành nghề khác trên website Muaban.net để tìm kiếm một công việc phù hợp cho mình |
Các đặc trưng của hệ thống thông tin hiện đại
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy khái niệm hệ thống thông tin là gì. Tuy nhiên, để vận hành hệ thống một cách mượt mà nhất, bạn cần hiểu được điểm đặc trưng của một hệ thống thông tin hiện đại ngày nay.
Hệ thống thông tin quản lý được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và cấu thành bởi nhiều hệ thống con. Các hệ thống con này sẽ kết nối và tương tác với nhau đảm bảo cho việc liên lạc giữa các lĩnh vực khác nhau trong cùng 1 tổ chức.
Hệ thống thông tin được phát triển nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định cũng như kiểm soát thông tin doanh nghiệp. Hệ thống sẽ cung cấp cho từng thành viên trong tổ chức những thông tin mà họ cần và kiểm soát lĩnh vực mà thành viên đó đang chịu trách nhiệm
Hệ thống thông tin là hệ thống gì? Hệ thống thông tin là một kết cấu hệ thống mềm dẻo với khả năng tiến hóa nhanh. Một hệ thống thông tin hiện đại phải sở hữu khả năng thay đổi mềm dẻo và dễ dàng mở rộng để phù hợp với sự phát triển và biến đổi hàng ngày của tổ chức.
Tuyển sinh ngành hệ thống thông tin
Ngành hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin là ngành học cung cấp những kiến thức về chế tạo và khai thác Hệ thống thông tin. Người học ngành này sau khi hoàn thành chương trình sẽ có thể nắm vững những kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến chế tạo, quản lý, vận hành cũng như kiểm tra hệ thống thông tin quản lý. Vậy ngành hệ thống thông tin thi khối nào?
Hệ thống thông tin thi khối nào?
Các khối thi ngành Hệ thống thông tin bao gồm:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D10: Toán – Địa lý _ Tiếng Anh
- D96: Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Anh
- D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành hệ thống thông tin?
Điểm chuẩn ngành hệ thống thông tin còn tùy thuộc vào tổ hợp xét tuyển cũng như trường mà bạn chọn. Hệ thống thông tin quản lý là một trong những ngành học được đánh giá có điểm chuẩn khá cao so với các ngành khác. Điểm chuẩn ngành này thường dao động trong khoản 16 – 22 điểm tùy trường và tùy mặt bằng chung của năm thi tuyển.
Các trường đào tạo ngành hệ thống thông tin?
Hệ thống thông tin quản lý là ngành học khá phổ biến hiện nay nên đa số các trường đều có đào tạo ngành này. Tuy nhiên một số trường tiêu biểu có thể kể đến như: Đại chọ Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học Ngân hàng TP. HCM…
>>>Xem thêm: REVIEW top trường đào tạo công nghệ thông tin Hà Nội
Hệ thống thông tin ra trường làm gì?
Sau khi nắm được khái niệm hệ thống thông tin là ngành gì chắc chắn bạn cũng đã có hình dung về những công việc mà sau khi tốt nghiệp mình có thể tiếp nhận. Tuy nhiên để giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống thông tin là hệ thống gì cũng như các công việc xoay quanh nó thì cùng tham khảo những vị trí mà bạn có thể ứng tuyển sau tốt nghiệp dưới đây nhé!
Business Analyst (BA)
BA là những người đảm nhiệm vai trò nói chuyện với người dùng hệ thống, thông qua đó hiểu rõ nhu cầu của họ. Từ những thông tin đã thu thập được, BA sẽ tiến hành viết thành tài liệu và gửi về cho đội ngũ lập trình viên. Lúc này đội ngũ lập trình viên có nhiệm vụ xây dựng phần mềm theo thiết kế và yêu cầu mà BA đã đưa ra. Ở vị trí này nếu có từ 1 – 4 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực thì mức lương dao động khoảng 10 – 24 triệu đồng/tháng.
Data Engineer
Data Engineer là những người sẽ tiến hành xây dựng, kiểm tra, duy trình kiến trúc tổng hợp của hệ thống; lưu trữ và xuất dữ liệu từ những hệ thống được tạo bởi các Kỹ sư phần mềm.
Kỹ sư quản lý hệ thống
Ngành hệ thống thông tin là gì? Ngành hệ thống thông tin có làm kỹ sư được không? Câu trả lời là có nhé.
Kỹ sư quản lý hệ thống thông tin là vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp. Họ là những người sẽ chịu trách nhiệm thiết kế phần mềm, quản trị mạng, vận hành và giám sát hệ thống cũng như bảo mật thông tin dữ liệu cho công ty. Mức lương cho vị trí này thường dao động trong khoảng từ 8 – 15 triệu/đồng.
Nhân viên kinh doanh phần mềm
Nếu hiểu được hệ thống thông tin là gì, có kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin cũng như khả năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng thì bạn có thể phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh phần mềm. Vị trí này có mức thu nhập tương đối hấp dẫn dựa trên doanh thu mà bạn mang về cho công ty. Mức lương của nhân viên kinh doanh phần mềm thường dao động trong khoảng từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.
Giảng viên ngành công nghệ thông tin
Ngoài các công việc liên quan đến kỹ thuật phần mềm hay kinh doanh thì tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin quản lý bạn còn có thể trở thành một giảng viên. Giảng viên chuyên đào tạo các môn liên quan đến chuyên ngành hệ thống thông tin tại các cơ sở giáo dục.
Tố chất của một người làm ngành hệ thống thông tin?
Đây là một trong những ngành nghề liên quan đến chế tạo, vận hành hệ thống và phần mềm liên quan. Do đó, để thích nghi với ngành hệ thống thông tin một cách tốt nhất thì ngoài kiến thức chuyên môn, bạn nên chuẩn bị cho mình những tố chất sau đây:
- Chuẩn bị một niềm đam mê mãnh liệt đồng thời có niềm yêu thích đặc biệt dành cho công nghệ cũng như phần mềm
- Có khả năng sáng tạo, tư duy nhạy bén
- Rèn được tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong công việc
- Ham học hỏi và khả năng chịu được áp lực cao trong công việc
- Có khả năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm tốt.
>>>Xem thêm: Học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì? Liệu bạn có phù hợp
Tiềm năng ngành hệ thống thông tin?
Nhu cầu tuyển dụng hiện nay?
Một cuộc khảo sát nhỏ vào năm 2014 cho thấy hệ thống thông tin là một trong những ngành khá triển vọng. Một cử nhân hệ thống thông tin quản lý có thể tìm thấy công việc ở các ngân hàng, các công ty về lĩnh vực viễn thông; các doanh nghiệp phần mềm dịch vụ, sàn thương mại điện tử hoặc từ các công ty sản xuất.
Hầu như vị trí này luôn được tuyển dụng trên thị trường trong mọi thời điểm. Do đó, khi học ngành hệ thống thông tin bạn không phải quá lo về vấn đề tìm việc làm sau khi ra trường. Thay vào đó, hãy chú trọng kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết của mình.
Mức lương ngành hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin là một ngành nghề khá hot hiện nay. Do đó, mức lương cho ngành này khá hấp dẫn, phổ biến nhất là mức lương trong khoảng 8 – 15 triệu tùy theo năng lực cũng như kỹ năng làm việc của mỗi cá nhân.
>>>Xem thêm: Mức lương của ngành hệ thống thông tin 2022 là bao nhiêu?
Tiềm năng phát triển
Không những ở hiện tại mà trong tương lai, hệ thống thông tin cũng có tiềm năng phát triển rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống được rất nhiều công ty cũng như doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác nhau săn đón. Đặc biệt là những công ty về phần mềm, về quản trị dữ liệu hoặc có nguồn dữ liệu lớn cần lưu trữ và xử lý.
Hệ thống thông tin đóng vai trò như thế nào trong đời sống hiện tại?
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hệ thống thông tin đóng vai trò khá quan trọng trong việc hỗ trợ con người lưu trữ và truy xuất thông tin. Điển hình có thể kể đến như:
- Hệ thống thông tin đóng vai trò như cầu nối trung gian giữa các tổ chức kinh tế với môi trường. Là cầu nối giữa các hệ thống con quyết định với hệ thống công tác nghiệp.
- Vai trò đối ngoại: giúp cá nhân, tổ chức tìm kiếm thông tin từ môi trường bên ngoài đồng thời đưa thông tin từ hệ thống ra môi trường bên ngoài.
- Là cầu nối giúp các bộ phận trong tổ chức liên lạc với nhau; cung cấp thông tin cho hệ quyết định và hệ tác nghiệp
Qua bài viết trên, Muaban.net hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc ngành hệ thống thông tin là gì? Đây là một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn hiện nay, bạn có thể rèn luyện thêm kỹ năng để tạo cho mình cơ hội nghề nghiệp tốt nhất nhé.