Thứ Ba, Tháng Năm 30, 2023
spot_img
HomeViệc làmCác ngành công nghiệp Việt Nam năm 2023 - Dự đoán hướng...

Các ngành công nghiệp Việt Nam năm 2023 – Dự đoán hướng phát triển tương lai

Các ngành công nghiệp là một nhóm ngành nghề chủ chốt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển đời sống kinh tế – xã hội của một quốc gia. Bài viết sau đây của Mua Bán sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh việc định nghĩa các ngành công nghiệp, so sánh ngành công nghiệp với các ngành kinh tế khác, giới thiệu các ngành công nghiệp trọng điểm và dự đoán các ngành công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

Tóm Tắt Nội Dung

I. Các ngành công nghiệp là gì? 

Bản chất của các ngành công nghiệp là tạo ra những sản phẩm dựa trên hoạt động khai thác và chế biến, sản xuất
Bản chất của các ngành công nghiệp là tạo ra những sản phẩm dựa trên hoạt động khai thác và chế biến, sản xuất

Các ngành công nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ chung một nhóm ngành nghề có tính chất tương tự nhau, góp phần tạo nên vật chất, của cải, đóng góp cho sự phát triển xây dựng nền kinh tế xã hội. Như vậy, thuật ngữ các ngành công nghiệp nói chung nên được hiểu theo nghĩa như thế nào để đầy đủ và trọn vẹn nhất? 

Trước hết, cần hiểu bản chất của các ngành công nghiệp là tạo ra những sản phẩm dựa trên hoạt động khai thác và chế biến, sản xuất: 

  • Những nguồn tài nguyên có sẵn trong thiên nhiên mà các ngành nông – lâm – ngư nghiệp chưa tác động vào. 
  • Chế biến các chế phẩm được tạo thành dựa trên các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp để tạo ra những thành phẩm. 
  • Nghiên cứu, cải tiến, sản xuất, phát minh các loại máy móc, thiết bị, công nghệ mới có thể ứng dụng vào quy trình sản xuất 

Các ngành công nghiệp có thể được thực hiện dưới quy mô lớn hoặc nhỏ, hình thức, địa điểm làm việc, yêu cầu và quy trình thực hiện công việc cũng sẽ có sự khác biệt đối với từng ngành nghề cụ thể.

Tuy nhiên nhìn chung tất cả các ngành công nghiệp ngày nay đều được thực hiện dưới sự giám sát của con người cùng với sự hỗ trợ của các loại dụng cụ, máy móc. Do đó, đây là các ngành nghề có mối liên hệ mật thiết, gắn liền với sự phát triển của cả một nền kinh tế ở mỗi quốc gia.  

Xem thêm: Sản xuất là gì? Những điều cần biết về hoạt động sản xuất

II. Tầm quan trọng của ngành công nghiệp đối với kinh tế Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý I năm 2023, số lượng tăng thêm của toàn ngành công nghiệp giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các ngành chủ lực như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã sụt giảm 0,37%; ngành khai khoáng giảm 5,6%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 0,32%…

Tính chung trong quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân chính là do tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới còn chậm, giá nhiên liệu đầu vào ở mức cao, mức độ lạm phát cao, thắt chặt chính sách tiền tệ tại các nước khác, sức mua trong nước vẫn còn yếu… Tuy nhiên, ngành công nghiệp vẫn đóng góp rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm trong thời kì hậu đại dịch COVID-19.

Cũng trong năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái tăng ở 48 địa phương và giảm ở 15 địa phương. Đây cũng là một dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp khi bước sang quý II/2023. 

Như vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung: 

  • Luôn chiếm giữ vị trí quan trọng, thị phần lớn trong cơ cấu GDP
  • Có đóng góp rất lớn trong việc giữ vững sự tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh hậu đại dịch
  • Là ngành nghề chủ chốt cung cấp mọi sản phẩm, thiết bị cần thiết phục vụ cho đời sống và các ngành kinh tế khác

Xem thêm: tuyển dụng việc làm mới nhất năm 2023

TUYỂN NAM/NỮ LĐPT LÀM VIỆC TẠI KHO
1
TUYỂN NAM/NỮ LĐPT LÀM VIỆC TẠI KHO 7.800.000 - 9.200.000 đ/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cần tìm thêm người: phụ đóng gói và kiểm hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tập hóa Ngọc Cúc đang cần 3 bạn phụ bán hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Tại chi nhánh mới cần bổ sung thêm phụ kho
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
CỬA HÀNG BÁCH HÓA TIỆN LỢI CẦN 3 BẠN LÀM  TẠI CỬA HÀNG
1
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM

III. Phân biệt ngành công nghiệp với các ngành kinh tế khác

Sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng mang ý nghĩa biểu thị cho trí thông minh nhân loại
Sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng mang ý nghĩa biểu thị cho trí thông minh nhân loại

1. So sánh các ngành công nghiệp với các ngành nông nghiệp 

Các ngành nông nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển từ xa xưa. Quy trình làm việc ban đầu chủ yếu dựa vào sức người, kết hợp với chu trình phát triển, sinh trưởng tự nhiên của các loài động vật – thực vật – thủy hải sản nhằm tạo ra các sản phẩm. Tuy nhiên chất lượng của thành phẩm không quá đồng đều, khó kiểm soát bởi điều kiện sản xuất còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. 

Các ngành công nghiệp ra đời mang đến bước tiến lớn cho các ngành nông nghiệp: Các loại máy móc được sản xuất bởi công nghiệp góp phần hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp tối giản hóa quy trình, cải thiện chất lượng sản phẩm. 

Sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng mang ý nghĩa biểu thị cho trí thông minh nhân loại, đánh dấu bước ngoặc con người có thể làm chủ thiên nhiên, chủ động hơn trong quá trình sản xuất và phát triển nền kinh tế. 

Các ngành công nghiệp mang đến giá trị cho xã hội bằng cách tạo nên các sản phẩm phục vụ cho đời sống, nhu cầu của con người
Các ngành công nghiệp mang đến giá trị cho xã hội bằng cách tạo nên các sản phẩm phục vụ cho đời sống, nhu cầu của con người

2. So sánh các ngành công nghiệp với các ngành xây dựng 

Ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ và hỗ trợ cho việc phát triển ngành xây dựng. Về bản chất, ngành công nghiệp đi theo quy trình khai thác, chế biến, cải tạo và sản xuất, còn ngành xây dựng thực hiện theo quy trình lắp, ghép các vật liệu có sẵn nhằm tạo thành một sản phẩm mới. 

Đối với ngành công nghiệp, địa điểm sản xuất và địa điểm tiêu dùng là khác nhau và có thể linh hoạt di dời tùy theo nhu cầu, quy mô, điều kiện sản xuất. Các sản phẩm công nghiệp thường được sản xuất hàng loạt với số lượng rất lớn, áp dụng quy trình kỹ thuật tương đương và ổn định. 

Ngược lại, địa điểm sản xuất và tiêu dùng đối với các sản phẩm thuộc ngành xây dựng hoàn toàn là một và rất khó để di dời, thay đổi. Các sản phẩm thuộc ngành xây dựng không thể sản xuất hàng loạt, kích thước, cấu tạo của từng sản phẩm có thể có sự tương đồng nhưng không thể hoàn toàn y hệt nhau như các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp. 

3. So sánh các ngành công nghiệp với các ngành vận tải 

Các ngành công nghiệp có mối liên hệ mật thiết với các ngành vận tải. Ngành vận tải giúp vận chuyển nguồn nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. Sau đó vận chuyển các thành phẩm công nghiệp từ nơi sản xuất đến địa điểm tiêu thụ hoặc trực tiếp đến tay người tiêu dùng. 

4. So sánh các ngành công nghiệp với các ngành thương nghiệp  

Các ngành công nghiệp mang đến giá trị cho xã hội bằng cách tạo nên các sản phẩm có giá trị, phục vụ cho đời sống, nhu cầu của con người. Tuy nhiên, các sản phẩm của ngành công nghiệp sẽ không thể đến được tay của người tiêu dùng và tạo nên giá trị kinh tế nếu không nhờ sự giúp sức của các ngành thương nghiệp. 

Các ngành thương nghiệp đóng vai trò như một bước chuyển tiếp, giúp phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trên thị trường và thu về lợi nhuận cho ngành công nghiệp. 

5. So sánh các ngành công nghiệp với các ngành dịch vụ  

Khác với các ngành công nghiệp tạo ra cho con người các sản phẩm phục vụ đa dạng các nhu cầu. Các ngành dịch vụ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phi vật chất dưới hình thức là các hoạt động nhằm đáp ứng được một số nhu cầu cần thiết nào đó. 

Xem thêm >>> Cập nhật top 10 ngành nghề hot nhất trong tương lai

IV. Tổ chức ngành công nghiệp tại Việt Nam 

Tổ chức ngành công nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang chú trọng việc huy động hiệu quả mọi nguồn lực kinh tế trong nước lẫn ngoài nước
Tổ chức ngành công nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang chú trọng việc huy động hiệu quả mọi nguồn lực kinh tế trong nước lẫn ngoài nước

1. Tổ chức ngành công nghiệp là gì?

Tổ chức ngành công nghiệp là một hoạt động nghiên cứu về các chính sách điều tiết, phát triển, cạnh tranh, chống độc quyền, từ đó đưa ra các ý kiến đóng góp, bổ sung giúp cải thiện chính sách của quốc gia, quản lý giá cả, đưa ra các phúc lợi kinh tế nhằm mang đến sự phát triển cho các ngành công nghiệp. 

2. Những nội dung nghiên cứu của tổ chức ngành công nghiệp

Tổ chức ngành công nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu các nội dung chi tiết sau đây:

  • Nguồn lực thị trường
  • Thị trường sản phẩm
  • Quản lý giá sản phẩm
  • Các mặt hàng tiêu dùng lâu bền
  • Các sản phẩm hàng tiêu dùng trải nghiệm
  • Thị trường thứ cấp, sơ cấp và mối liên hệ giữa chúng
  • Các phương án chống độc quyền trong công nghiệp giúp cạnh tranh lành mạnh
  • Các chính sách khác góp phần phát triển, cải thiện các ngành công nghiệp

3. Tổ chức ngành công nghiệp tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Tổ chức ngành công nghiệp tại Việt Nam hiện nay đang chú trọng việc huy động hiệu quả mọi nguồn lực kinh tế trong nước lẫn ngoài nước, giúp tiếp tục phát huy tiềm năng, tái cơ cấu và hiện đại hóa các ngành công nghiệp ở Việt Nam và cụ thể là thực hiện các mục tiêu chính sau đây:

  • Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mới, có kỹ năng, năng lực sáng tạo cũng như tinh thần kỷ luật. 
  • Tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện chuyển giao công nghệ giúp đẩy mạnh tiềm năng phát triển và tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp nổi trội như chế biến nông, lâm, thủy hải sản, chế tạo cơ khí, hóa dược, viễn thông, khai thác nguồn năng lượng mới và phát triển năng lượng tái tạo.  
  • Tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, đầu tư vào chất lượng sản phẩm để có thể vươn tầm thế giới. 

V. Các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò và đặc điểm gì?

Các ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành công nghiệp có tiềm lực to lớn, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế
Các ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành công nghiệp có tiềm lực to lớn, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế

1. Ngành công nghiệp trọng điểm đảm nhiệm vai trò như thế nào

Các ngành công nghiệp có vai trò quan trọng là tiếp cận, khai thác những nguồn nguyên vật liệu mà ngành nông nghiệp chưa thể khai thác, tạo nên những sản phẩm đa dạng, thiết thực, phù hợp với mọi nhu cầu trong đời sống, sản xuất các công cụ lao động để phục vụ cho nhiều ngành kinh tế, sản xuất khác nhau. 

Các ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành công nghiệp có tiềm lực to lớn, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường công nghiệp quốc tế. Việc xác định và tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm là các khai thác tiềm lực quốc gia vô cùng hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp nói riêng và toàn bộ các ngành kinh tế khác. 

2. Những đặc điểm giúp xác định các ngành công nghiệp trọng điểm

Các ngành công nghiệp trọng điểm được xác định bao gồm những đặc điểm chính như sau:

  • Đây là những ngành công nghiệp được xác định chiếm thế mạnh về lâu về dài khi xét trên khía cạnh nguồn nhân lực lao động và tài nguyên thiên nhiên. 
  • Các ngành công nghiệp trọng điểm mang lại giá trị kinh tế cao, quy trình sản xuất không độc hại, thân thiện với môi trường, góp phần giúp hiện đại hóa đời sống con người. 
  • Ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành công nghiệp khác, là một mắt xích quan trọng giúp cung cấp nguồn nguyên vật liệu hoặc tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp khác phát triển. 

VI. Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta 

Tại Việt Nam, các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta được xác định bao gồm các ngành thuộc lĩnh vực khai thác, sản xuất và chế tạo
Tại Việt Nam, các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta được xác định bao gồm các ngành thuộc lĩnh vực khai thác, sản xuất và chế tạo

Các ngành công nghiệp trọng điểm được hiểu là các ngành công nghiệp chiếm thị phần kinh tế lớn, có tính cạnh tranh mạnh mẽ, đóng góp vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền công nghiệp nói chung.

Để xác định được các ngành công nghiệp trọng điểm ở một quốc gia, cần xem xét nhiều yếu tố: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực xã hội, định hướng của quốc gia,… Tại Việt Nam, các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta được xác định bao gồm các ngành thuộc lĩnh vực khai thác, sản xuất và chế tạo. Lý do là vì Việt Nam có một lợi thế vô cùng to lớn về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, “rừng vàng biển bạc”. 

1. Công nghiệp năng lượng 

Công nghiệp năng lượng gồm các ngành nào? Công nghiệp năng lượng gồm các phân ngành: Sản xuất điện lực, khai thác nguyên liệu và khai thác nhiên liệu. Ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển với các nguồn khoáng sản tự nhiên như các mỏ than đá ở Quảng Ninh, các mỏ dầu khí tại khu vực thềm lục địa phía Nam như Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều khu vực có địa hình thuận lợi giúp phát triển ngành công nghiệp thủy điện. 

2. Công nghiệp sản xuất các vật liệu xây dựng 

Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển, xây dựng đất nước, thu hút được rất nhiều nguồn vốn đầu tư ngoại tệ từ nước ngoài: Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện, nhiều dự án xây dựng các khu dân cư, thương mại, trung tâm giáo dục, thể thao, chăm sóc sức khỏe,… mọc lên ngày càng nhiều kéo theo sự phát triển của ngành bất động sản và ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. 

3. Công nghiệp cơ khí, điện tử 

Ngành công nghiệp cơ khí, điện tử đóng một vai trò vô cùng quan trọng, chủ chốt trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Đây là các ngành đảm nhiệm vai trò chế tạo những sản phẩm thiết bị, máy móc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản lẫn các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ có ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, các ngành công nghiệp và kinh tế khác có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực cũng như mang lại hiệu suất cao hơn, chất lượng sản phẩm đảm bảo hơn. 

4. Công nghiệp dầu khí 

Ngành công nghiệp dầu khí chiếm một thị phần to lớn trong ngành công nghiệp năng lượng, đóng vai trò là ngành nghề cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất, cung cấp xăng và nguồn nhiên liệu để phục vụ cho đời sống sinh hoạt, sản xuất và phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. 

5. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 

Công nghiệp năng lượng nước ta gồm các phân ngành khai thác nguyên liệu, khai thác nhiên liệu và sản xuất điện. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản chính là một phần của ngành khai thác nguyên – nhiên liệu. Không những vậy, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản còn có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của ngành cơ khí, điện tử.  Ngoài ra, đây cũng là ngành nghề quan trọng, chủ chốt gây nên sự ảnh hưởng nhất định đối với nhiều ngành công nghiệp – kinh tế khác. 

Sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản bao gồm: Sắt, than đá, dầu khí, kim loại màu, vàng, đá quý, đá vôi, đá ốp lát, đá xây dựng, một vài loại hóa chất công nghiệp,… Tất cả các sản phẩm này đều là nguồn nguyên liệu thành phần quan trọng của nhiều hoạt động sản xuất, xây dựng, chế tạo khác phục vụ cho đời sống nói chung. 

6. Công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su 

Ngành công nghiệp hóa chất là một trong số các ngành công nghiệp nhẹ, lấy nguyên liệu từ ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, áp dụng quy trình, phương pháp tinh chế nhằm chuyển đổi các nguyên liệu dưới dạng thô thành những sản phẩm đa dạng có thể ứng dụng trong đời sống, sản xuất như hóa dầu, cao su, polyme, gốm sứ, sáp, chất béo, chất nổ, dầu, hương liệu, nước hoa,… 

VII. Các ngành công nghiệp đang phát triển vượt bậc tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 4 ngành công nghiệp chủ lực hiện đang có sự phát triển vượt bậc
Hiện nay, Việt Nam có 4 ngành công nghiệp chủ lực hiện đang có sự phát triển vượt bậc

Hiện nay, Việt Nam có 4 ngành công nghiệp chủ lực hiện đang có sự phát triển vượt bậc và rất được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ về vốn lẫn các chính sách đất đai, tạo điều kiện kết nối và huy động nguồn vốn từ nước ngoài: 

  • Ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm
  • Ngành công nghiệp cơ khí – điện tử
  • Ngành công nghiệp hóa chất, phân bón và cao su
  • Ngành công nghệ thông tin 

Các ngành công nghiệp sẽ phát triển theo chiều hướng như thế nào trong tương lai?

Có 5 ngành công nghiệp được dự đoán sẽ có bước phát triển vô cùng rực rỡ
Có 5 ngành công nghiệp được dự đoán sẽ có bước phát triển vô cùng rực rỡ

Ngoài các ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm hiện nay, sự dự đoán về các ngành công nghiệp tương lai sẽ dần chiếm lĩnh thị trường và gây nên sức ảnh hưởng to lớn cho các ngành công nghiệp khác cũng là thông tin được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là 5 ngành công nghiệp được dự đoán sẽ có bước phát triển vô cùng rực rỡ:

  • Ngành công nghiệp giúp truyền tải giọng nói của con người trên các giao thức IP (VoIP)
  • Ngành công nghiệp thương mại thực tuyến 
  • Ngành công nghệ sinh học 
  • Ngành công nghiệp năng lượng thay thế 
  • Ngành công nghiệp trò chơi điện tử, một trong số các ngành công nghiệp văn hóa đang phát triển nổi trội nhất

Trên đây là toàn bộ những thông tin mới nhất xoay quanh chủ đề các ngành công nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên thường xuyên cập nhật các tin đăng về tuyển dụng, tìm việc làm tại Muaban.net nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm:

Bảo Nghi – Content Writer 

Bảo Nghi
Xin chào, mình là Bảo Nghi - một Freelance Content Writer với hơn 2 năm kinh nghiệm. Hy vọng có thể mang lại cho bạn nhiều giá trị hữu ích thông qua các bài viết của mình được đăng tải tại Muaban.net.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img

ĐỪNG BỎ LỠ