GPA là gì? GPA là một trong những khái niệm quen thuộc đối với học sinh và sinh viên. Nó có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình rèn luyện và đánh giá kết quả học tập. Tại Việt Nam, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ và có nhiều bạn chưa thực sự hiểu chính xác về nó. Để tìm hiểu tất tần tật về GPA, hãy cùng muaban.net khám phá kỹ hơn qua bài viết dưới đây!
GPA là gì?
GPA là điểm gì? Tuy lạ mà quen, bất kỳ ai trong chúng ta cùng từng biết đến cụm từ điểm trung bình khi đi học. Vậy GPA là gì? GPA là tên gọi tắt của cụm từ Grade Point Average. Đây là điểm trung bình các môn học và là chỉ số đánh giá kết quả học tập qua các bậc học của học sinh, sinh viên.
Ở Việt Nam, đôi lúc mọi người chỉ dùng cụm từ điểm trung bình để nhắc đến GPA. Chính vì vậy, đôi khi có nhiều bạn còn chưa quen với thuật ngữ GPA hoặc Grade Point Average. Nhưng đối với những bạn đang có ý định đi du học thì GPA cực kỳ quan trọng. Vì tại các trường quốc tế, họ sẽ dựa vào chỉ số này để đánh giá và xét tuyển học sinh, sinh viên. Phần lớn các trường tuyển sinh du học hiện nay đều yêu cầu học viên có GPA ở mức 6.0 trở lên.
Xem thêm: Thang điểm đại học là gì? Quy đổi điểm hệ 10 sang hệ 4 như thế nào?
Weighted GPA là gì?
Weighted GPA được biết đến là chỉ số đo điểm GPA có trọng số. Weighted GPA được xét theo độ khó của từng khóa học khác nhau. Nó được tính theo thang điểm từ 0 – 5.0.
Nếu bạn đang theo học ở lớp AP (Advanced Placement) và bạn đạt điểm A. Thì điểm Weighted GPA bạn đạt được tương đương với GPA 5.0. Nếu học ở lớp Honor (Nâng cao), với điểm đạt điểm là A thì bạn có GPA 4.5. GPA là gì? Với lớp IP (Bình thường) thì tương đương với GPA 4.0.
GPA out of là gì?
GPA out of là một thuật ngữ dùng để phân chia các chỉ số trong thang điểm GPA. Điểm GPA là gì? Trong các chỉ số sẽ lựa chọn ra một con số nhằm đại diện cho một thang điểm. Ví dụ như nếu GPA out of của bạn là 4 thì GPA sẽ được tính theo thang điểm 4. Còn nếu GPA out of của bạn là 10 thì GPA cũng sẽ được tính theo thang điểm 10 tương ứng.
Cumulative GPA là gì?
GPA là gì và Cumulative GPA là gì? CGPA là tên gọi viết tắt của cụm từ Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average.
Đây là thuật ngữ dùng để tính điểm trung bình tích lũy của học sinh, sinh viên qua các bậc học. CGPA và GPA là hai chỉ số có điểm khác biệt với nhau. CGPA là điểm trung bình tích lũy toàn bộ khóa học còn GPA chỉ dùng để đánh giá điểm trung bình của một học kỳ.
CPA là gì?
CPA cũng là một trong khái niệm dùng để đánh giá điểm học tập của học viên. Rất nhiều trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang sử dụng thuật ngữ này để đánh giá học tập. Đây cũng là lý do tại sao sinh viên có nhiều thắc mắc xoay quanh CPA.
Trên thực tế, CPA có ý nghĩa và tính chất tương tự như Cumulative GPA (điểm tích lũy trung bình toàn khóa). Nhưng trong một số trường hợp, CPA cũng được hiểu giống như điểm trung bình của một học kỳ.
>>> Tham khảo thêm: Bật mí những kiến thức bổ ích khi du học Singapore
Thang điểm GPA là gì?
Thang điểm GPA hiện đang được đa số các trường đại học cao đẳng sử dụng phổ biến là thang điểm 4. Đây là một cách chấm điểm theo hệ thống giáo dục quốc tế. Một số trường tính theo cách tính thông thường khi cấp bằng cũng cần có cách quy đổi điểm theo thang điểm GPA.
Đối với những bạn du học sinh tại các quốc gia phương Tây sẽ sử dụng thang GPA bằng chữ. GPA là gì? Thang điểm bằng chữ Letter Grade (A, B, C, D, F) sẽ đánh giá chính xác kết quả học tập. Điều này không gây áp lực cho sinh viên và giảm tải việc phân cấp tính điểm trong giáo dục. Ở Việt Nam hiện nay cũng đang sử dụng 3 thang điểm phổ biến như sau:
Thang điểm 10
Đây là một thang điểm được sử dụng phổ biến tại các cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông. Ngoài ra, một số trường đại học và cao đẳng cũng đang sử dụng song song thang điểm này với thang điểm 4.
Cách đánh giá kết quả học tập ở các trường tiểu học, trung học thông qua thang điểm 10:
Học lực | Mức GPA | Điều kiện đi kèm |
Giỏi | 8.0 trở lên | Toán và Văn đạt tối thiểu 8.0, các môn còn loại từ 6.5 trở lên |
Khá | 6.5 trở lên | Toán và Văn đạt tối thiểu 6.5, các môn còn loại từ 5.0 trở lên |
Trung bình | 5.0 trở lên | Toán và Văn đạt tối thiểu 5.0, các môn còn loại từ 3.5 trở lên |
Yếu | 3.5 trở lên | Tất cả các môn từ 2.0 trở lên |
Kém | Dưới 3.5 |
Thang điểm chữ
GPA là gì? Bên cạnh thang điểm 10, thì tại các trường quốc tế và đại học, cao đẳng còn áp dụng thang điểm bằng chữ. Thang điểm này giúp học sinh, sinh viên dễ dàng tính điểm hơn. Thang điểm này được tính như sau:
- Học lực loại Giỏi ~ thang điểm A.
- Học lực loại Khá ~ thang điểm B.
- Học lực loại Trung bình ~ thang điểm C.
- Học lực loại Yếu ~ thang điểm D.
- Nếu không đạt bạn sẽ bị thang điểm F.
Thang điểm 4
Thang điểm này thường được sử dụng để tính GPA của học kỳ, năm học hoặc toàn khóa. GPA là gì? GPA theo thang điểm 4 thường được áp dụng nhiều tại các trường đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó, các trường đào tạo quốc tế cũng thường lựa chọn phương thức tính điểm này.
- Học lực loại Xuất sắc sẽ có thang điểm từ 3.60 – 4.00.
- Học lực loại Giỏi sẽ có thang điểm từ từ 3.20 – 3.59.
- Học lực loại Khá có thang điểm từ từ 2.50 – 3.19.
- Học lực loại Trung bình có thang điểm từ từ 2.00 – 2.49.
- Đối với loại Yếu sẽ sẽ có thang điểm dưới 2.00.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm, bạn có thể truy cập trực tiếp tại đây:
Cách tính điểm GPA tại Việt Nam
Hầu hết các trường tại Việt Nam đều tính điểm dựa trên thang điểm trong hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, nó cũng có sự khác biệt giữa các cấp học và giữa quốc tế và trường tư thục. GPA là gì?
Hệ Đại học
Mỗi trường đại học sẽ có những cách tính điểm khác nhau. GPA là gì? Vì vậy, cách tính điểm GPA của hệ đại học cũng có một số điểm khác biệt. Thông thường, các trường hiện nay sẽ áp dụng cách tính điểm theo hệ thống giáo dục Quốc tế.
Bên cạnh đó, điểm trung bình các môn thường được tính trên nhiều tiêu chí. Trong đó, 10% là điểm chuyên cần, 20% bài thi giữa kỳ và 70% bài thi cuối (tiểu luận, bài kết thúc môn). Các tiêu chí này sẽ thay đổi theo từng môn học và định hướng của giảng viên.
Hệ Trung học phổ thông
Điểm GPA cấp 3 là gì? GPA điểm trung học phổ thông ở Việt Nam thường sử dụng thang điểm 10. Cách tính điểm được tổng kết dựa trên ba năm học của học sinh. Chẳng hạn, nếu tổng kết 3 năm trung học phổ thông của bạn lần lượt là 6.8 – 7.2 – 7.9. GPA của bạn ở hệ trung học phổ thông sẽ được tính như sau:
GPA=(6.8 + 7.2 + 7.9)/3 = 7.3. Vậy GPA trung bình hệ trung học phổ thông của bạn sẽ là 7.3.
Quy đổi GPA Việt Nam sang hệ giáo dục Mỹ
Hầu hết các trường tại Việt Nam, GPA thường được tính theo thang điểm 10. Tuy nhiên, đối với hệ giáo dục Mỹ thì điểm trung bình sẽ được tính theo thang điểm 4. Hơn thế nữa, cách tính điểm tại các trường Đại học Mỹ có phần phức tạp đối với sinh viên.
Bạn đang có nhu cầu du học tại các trường có hệ giáo dục Mỹ thì nên tìm hiểu trước cách tính điểm này. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường sử dụng thang điểm chữ để tính điểm. Ngoài sử dụng A – B – C – D – F, trường còn chia nhỏ các mức ra như A+, A , A-… GPA là gì? Cách tính điểm này nhằm đánh giá hiệu quả học tập của sinh viên một cách chính xác nhất.
Ngoài ra, có rất nhiều trường đại học ở Mỹ sử dụng thang điểm 4 và thang điểm 10 để tính GPA. Vì vậy, bạn cũng không cần chuyển sang GPA hệ Mỹ để làm hồ sơ du học. Bởi khi giữ nguyên theo thang điểm 10 thì điểm trung bình sẽ có giá trị hơn.
GPA quan trọng như thế nào khi du học?
GPA là gì? GPA là một tiêu chí quan trọng mà các trường lựa chọn để đánh giá học sinh, sinh viên. Đặc biệt, khi các trường tuyển sinh du học sinh thì đây là tiêu chí tiên quyết để họ nhận hồ sơ. Hầu hết các trường tuyển du học sinh đều yêu cầu GPA tối thiểu ở mức 7.0 trở lên. Trong đó, các trường top đầu thường yêu cầu GPA cao hơn kèm theo các yêu cầu khác.
Đối với du học Mỹ, ngoài GPA thì điểm ngôn ngữ mà một yêu cầu quan trọng đi kèm. Bạn phải có thêm các chứng chỉ tiếng Anh như SAT, TOEFL, IELTS, GMAT, GRE. Nó giúp bạn dễ dàng thông qua và có thể học tập, giao tiếp dễ dàng hơn.
GPA thấp liệu có xin được học bổng?
Như đã giới thiệu ở trên, các trường đều có quy định cao về GPA khi tuyển du học sinh. GPA là gì? Đây là một trong những điều kiện tiên quyết đối với hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nếu bạn có các điều kiện phù hợp để xin được học bổng du học thì GPA thấp không thành vấn đề.
Một trong số những điều kiện mà bạn có thể xin học bổng như tham gia các giải đấu thể thao, đạt giải thưởng trong các cuộc thi. Ngoài ra, các trường còn cấp học bổng cho các sinh viên đã có kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ tốt.
GPA thấp ảnh hưởng như thế nào đến quá trình du học?
Rất nhiều học sinh và sinh viên đang có nhu cầu đi du học để cải thiện kiến thức của bản thân. Tuy nhiên, nếu GPA thấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình du học. Bởi lẽ thì bạn cần đáp ứng GPA mà các trường đề ra. Thông thường, điểm GPA tối thiểu các trường đưa ra thường rơi vào mức 6.0 cho đến 7.0. Để ước mơ du học trở thành hiện thực thì bạn cần cố gắng nâng cao điểm GPA của mình.
Có được thi lấy điểm GPA không?
GPA là gì? GPA là điểm trung bình tích lũy qua từng học kỳ, năm học và niên khóa. Chính vì vậy, không có một kỳ thi nào tổ chức để thi lấy điểm GPA. Để nâng cao GPA, bạn có thể tham gia học cải thiện hoặc học các lớp học bổ sung. Điều này giúp bạn cải thiện điểm trung bình của các môn. Sau đó, nó cũng giúp bạn cải thiện được điểm GPA của các học kỳ.
KẾT LUẬN
Trên đây là tất cả các vấn đề xoay quanh GPA là gì? Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về GPA và những lợi ích mà nó mang lại trong quá trình học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy trao đổi với chúng tôi ngay dưới đây.
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ,…. tại muaban.net. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Chi phí bạn cần biết trước khi du học Nhật Bản
- Du học Úc dễ dàng với 2 bí kíp cầm tay