Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến cụm từ giá niêm yết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên rất nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa cụm từ này. Khi được hỏi đến, đa số mọi người đều trả lời chung chung, rất khái quát. Do đó bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức để trả lời câu hỏi giá niêm yết là gì và giải quyết những vấn đề xoay quanh giá niêm yết.
Giá niêm yết là gì?
Giá niêm yết là gì? Có phải tất cả các cửa hàng phải bán đúng một mức giá này? Câu hỏi này khiến nhiều người băn khoăn.
Trong tiếng anh, giá niêm yết được gọi là listed price. Tức là giá của người bán cung cấp công khai đến khách hàng. Hiểu nôm na, giá niêm yết là mức giá mà cơ quan tổ chức hay các cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh đưa ra và thông báo cho khách hàng một cách công khai. Mức giá này đề cập đến giá mua và giá bán hàng hóa dịch vụ.
Trên thị trường, mức giá niêm yết sẽ được thể hiện dưới dạng bảng giá. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh lấy giá niêm yết tiến hành in lên bao bì của sản phẩm. Theo quy định của pháp luật, giá niêm yết phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể, tránh các trường hợp gây khó hiểu, nhầm lẫn cho người mua hàng.
Thông thường giá niêm yết được áo dụng với đối tượng khách hàng mua hàng hóa với số lượng không nhiều và mua lẻ tẻ từng chút một. Do vậy, để thu hút khách hàng, các cá nhân, doanh nghiệp có xu hướng giảm giá hàng hóa, sản phẩm thấp hơn giá niêm yết. Điều này lại vô tình làm tăng tính cạnh tranh với các cửa hàng, doanh nghiệp khác cũng bán những loại hàng hóa tương tự.
Tình trạng thay đổi bán giá thấp hơn với giá niêm yết được công bố chủ yếu xảy ra ở các cửa hàng nhỏ, lẻ. Trong các siêu thị, trung tâm thương mại hay tập đoàn lớn, tình trạng này sẽ không diễn ra thường xuyên. Tại đây họ thường bán đúng giá niêm yết trên sản phẩm.
Giá niêm yết có đặc điểm gì?
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu giá niêm yết là gì. Vậy giá niêm yết sản phẩm có đặc điểm gì, chắc hẳn nhiều người không tìm hiểu kĩ.
- Giá niêm yết dựa vào chi phí phát triển sản phẩm của doanh nghiệp
- Giá trung bình của các sản phẩm trên thị trường hiện nay.
- Giá niêm yết được công khai rõ ràng, cụ thể với tất cả mọi người.
- Đồng tiền niêm yết là đồng Việt Nam, trừ các trường hợp có quy định riêng biệt.
Trong trường hợp một sản phẩm mới tung ra thị trường, chưa có căn cứ để xác định giá niêm yết là gì thì doanh nghiệp muốn bám sát giá nhất có thể coi như một biện pháp để đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên tắc này chỉ áp dụng trong trường hợp sản phẩm mới của doanh nghiệp không có chất lượng tương tự trên thị trường; nhu cầu của mặt hàng chưa cao tới mức khách hàng phải mong đợi giảm giá.
Tại Muaban.net bạn có thể tìm kiếm việc làm qua các tin đăng mới nhất. Tham khảo ngay tại đây:
Cách thức đặt giá niêm yết
Hiện nay cách thức đặt giá niêm yết được quy định rất rõ ràng.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành niêm yết giá rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng. Các chủ kinh doanh cần in, dán giá lên bảng hoặc bao bì,… hoặc các cách thức khác để cho khách hàng biết và để thuận tiện cho việc giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Các loại hàng hóa do Nhà nước quy định thì người kinh doanh phải niêm yết đúng mới giá này. Các loại hàng không do Nhà nước niêm yết thì giá được niêm yết theo chủ thể kinh doanh quyết định. Ví dụ: Các mặt hàng như xăng dầu, sắt thép,… phải bán đúng giá mà nhà nước đã niêm yết.
Ý nghĩa của giá niêm yết là gì?
Từ việc hiểu được giá niêm yết là gì, có thể thấy đây là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Vậy ý nghĩa lớn nhất của giá niêm yết là gì? Tại sao cần niêm yết giá?
- Việc niêm yết giá nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Thông qua đó sẽ thiết lập trật tự của hoạt động mua bán trên thị trường.
- Là giải pháp hạn chế việc lợi dụng cung cầu trên thị trường. Nhiều chủ kinh doanh có thể lợi dụng điều bất thường của thị trường để bán phá giá.
- Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau phát triển.
Giá niêm yết có bao gồm VAT (thuế) hay không
Theo sau câu hỏi giá niêm yết là gì thì chúng ta lại đặt câu hỏi liệu rằng giá niêm yết đã bao gồm thuế giá trị gia tăng hay không. Trên thực tế, hiện nay các chủ thể kinh doanh có quyền quyết định việc niêm yết giá. Tuy nhiên trên thị trường cũng có những quy định ngầm và họ sẽ phải phụ thuộc vào những quy định này.
Các chủ cửa hàng có thể nâng giá niêm yết nên cao hơn nhưng điều này lại mang lại rủi ro là ít khách hàng đến mua và bán được ít hàng hơn. Có thể dễ thấy nhất là tại các sạp hàng ngoài chợ. Các sạp hàng này bán hàng hóa có giá chênh lệch không nhiều. Ai cũng muốn bán được nhiều hàng để có lợi nhuận cao nhất.
Vậy một loại hàng hóa bán ra đã có thuế VAT hay chưa. Câu trả lời là rồi. Theo quy định của pháp luật tại nghị định 177 năm 2013 của luật giá đã quy định rõ ràng về việc niêm yết giá. Cụ thể: giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí hay lệ phí (nếu có). Người mua chỉ cần trả tiền theo giá đã niêm yết; không phải trả thêm bất kì khoản thuê phí nào. Trừ trường hợp có các phí phát sinh khác như phí vận chuyển từ của hàng đến nơi mong muốn (nếu có).
>>>Tham khảo: Sales Executive là gì? Mô tả công việc cụ thể và mức lương bất ngờ của 1 Sale Executive
Những nơi buộc phải có giá niêm yết
Các địa điểm bắt buộc phải thực hiện niêm yết giá bao gồm như sau:
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh có quầy giao dịch và bán hàng hóa.
- Tại các siêu thị, trung tâm thương mại
- Các chợ theo quy định của pháp luật, của hàng quầy hàng, nơi phát sinh các giao dịch để thực hiện việc mau bán hàng hóa, dịch vụ
- Tại các địa điểm hội chợ trưng bày triển lãm
- Một số địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
Sự khác nhau giữa giá niêm yết và giá bán
Hiện nay các quy định về giá niêm yết được thể hiện rất rõ ràng. Tuy nhiên nhiều người dân bình thường chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với pháp luật và hiểu được các quy định này. Vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa câu hỏi giá niêm yết là gì, giá bán là gì.
Khác với giá niêm yết đã đề cập ở trên, giá bán được hình thành trong quá trình bán hàng hóa cho các bên trung gian; không bao gồm hoạt động bán hàng đến tay người tiêu dùng trực tiếp cuối cùng.
Quy định nếu đặt sai giá niêm yết
Tình trạng không niêm yết giá, niêm yết giá để qua mặt lực lượng chức năng, đằng sau lại bán một giá khác là thực trạng xảy ra khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Chính vì không hiểu được ngọn ngành giá niêm yết là gì. Động cơ của hành động này là để lách luật, kiếm tiền Nếu trường hợp nghiêm trọng, có thể xay ra đôi co, tranh chấp giữa bên mua và bên bán.
Các trường hợp đặt giá niêm yết sai quy định đều bị xử lý nghiêm. Cá nhân kinh doanh thực hiện hành vi niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn sẽ chịu mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi đưa tin sai sự thật về tình hình giá cả thị trường, hàng hóa, dịch vụ.
Đối với tổ chức có hành vi niêm yết giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn sẽ chịu mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, tổ chức bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi đưa tin sai sự thật về tình hình giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ . Mức phạt được căn cứ tại tại khoản 2, Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
Biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả: Bên bán buộc phải trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết. Trong trường hợp không xác định được khách hàng là ai thì số tiền trả lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Giá niêm yết chứng khoán là gì?
Giá niêm yết chứng khoán được hiểu là giá chào mua cao nhất và chào bán thấp nhật được ra. Mức giá này cũng được công khai minh bạch trên thị trường giao dịch để tiến hành mua bán chứng khoán.
Ở thời kì sơ khai ban đầu, giá niêm yết chứng khoán được ghi trực tiếp trên giấy. Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy mức giá này ở màn hình vi tính. Như vậy ngoài khái niệm giá niêm yết là gì, chúng ta biết thêm một loại nữa là giá niêm yết chứng khoán là gì.
>>>Đọc thêm: GCSE là gì? Những lợi ích không ngờ của GCSE cho con đường sự nghiệp
Cách thức tiến hành niêm yết chứng khoán
Niêm yết lần đầu (Initial Listing)
Niêm yết lần đầu là việc doanh nghiệp được phép mang chứng khoán đăng kí niêm yết giá cho giao dịch chứng khoán đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp phát hành. Yêu cầu là doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về niêm yết mà pháp luật quy định.
Niêm yết bổ sung (Additional Listing)
Niêm yết bổ sung là việc sở giao dịch chứng khoán đồng ý cho một doanh nghiệp niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mà doanh nghiệp này mới phát hành. Mục đích phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp là để tăng vốn, sát nhập, chi trả cổ tức cho cổ đông, thực hiện quyền trái phiếu…
Thay đổi niêm yết (Change Listing)
Trường hợp thay đổi niêm yết xảy ra khi một doanh nghiệp niêm yết thực hiện thay đổi tên giao dịch, khối lượng cổ phiếu, mệnh giá hoặc thay đổi toàn bộ tổng giá trị cổ phiếu được niêm yết
Niêm yết lại (Relisting)
Niêm yết lại là trường hợp khi một công ty được phép tiến hành tiếp tục thực hiện niêm yết trở lại các chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết trước đây. Những chứng khoán trước đây bị hủy bỏ niêm yết có thể do nguyên nhân không đáp ứng được tiêu chuẩn để duy trì niêm yết.
Niêm yết cửa sau (Back door Listing)
Niêm yết của sau là trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sát nhập hoặc tham gia vào một hiệp hội với một tổ chức nhóm không niêm yết. Kết quả cuối cùng là các tổ chức không niêm yết có quyền kiểm soát tổ chức niêm yết.
Niêm yết từng phần, toàn phần (Dual Listing & Partial Listing)
Là việc doanh nghiệp tiến hành niêm yết tất cả các cổ phiếu khi đã công khai phát hành ra công chúng trên sở giao dịch chứng khoán trong và ngoài nước. Niêm yết từng phần hay xảy ra ở các công ty lớn nằm trong sự kiểm soát của chính phủ.
Thông qua bài viết trên đây chúng tôi đã giải thích khái niệm giá niêm yết là gì cũng như giới thiệu đến các bạn giá niêm yết trong lĩnh vực chứng khoán. Để tìm hiểu sâu hơn vào lĩnh vực liên quan, hãy truy cập vào muaban.net để năm bắt những thông tin mới nhất bạn nhé.
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Bạn có biết 8 loại chứng chỉ hành nghề kế toán
- BPO là gì? Lợi ích tuyệt vời BPO mang lại cho doanh nghiệp