Feedback là gì? Đây là một thuật ngữ có lẽ rất quen thuộc đối với những người đang kinh doanh trực tiếp hay trên các sàn thương mại điện tử. Việc để lại Feedback cũng có thể là thói quen khi mua hàng của rất nhiều người. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến sự tồn tại cũng như ý nghĩa của thuật ngữ này. Họ nên tìm hiểu dần về những thuật ngữ mới để bắt kịp với thời đại số công nghiệp 4.0. Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu ý nghĩa của Feedback nhé!
Tìm hiểu về Feedback
Khái niệm Feedback là gì?
Feedback là gì? Feedback có nguồn gốc được ghép lại từ hai từ feed và back. Dịch theo nghĩa gốc của Feed sẽ là đưa ra hay cung cấp, Back là trở lại, phản hồi lại. Vậy nên, Feedback sẽ mang nghĩa là đưa ra phản hồi.
Feedback là một thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ. Thể hiện hành vi phản hồi về một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ của người trải nghiệm.
Những phản hồi thường được thể hiện qua tin nhắn, thư điện tử (EMail), lời phản hồi trực tiếp,… hay qua những nền tảng trực tuyến khác nhau.
Phân biệt các loại feedback
Direct feedback là gì?
Direct feedback là gì? Direct feedback dịch ra tiếng Việt có nghĩa là phản hồi trực tiếp. Ví dụ như khi khách hàng đến mua hàng tại một cửa hàng nào đó, họ đưa ra những ý kiến bao gồm cả tích cực lẫn tiêu cực về sản phẩm mà họ vừa mua. Những phản hồi trực tiếp đến nhân viên, quản lý cửa hàng hay công ty mà không cần thông qua trung gian hay bên thứ ba sẽ được gọi là Direct feedback.
Việc phản hồi trực tiếp không chỉ giúp khách hàng được tư vấn, chăm sóc kỹ lưỡng hơn, nhanh hơn mà còn giúp các công ty hay cửa hàng nhận được những phản hồi sớm để có thể nhanh chóng cải thiện cũng như phát triển sản phẩm.
>>> Tham khảo thêm: Fanpage là gì? Tổng hợp các kiến thức cơ bản về Fanpage
Constructive feedback là gì?
Constructive feedback là gì? Constructive feedback dịch ra tiếng Việt có nghĩa là phản hồi mang tính đóng góp xây dựng. Khách hàng sẽ đưa ra những phản hồi về chất lượng sản phẩm, thái độ bán hàng của nhân viên, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… Từ đó các công ty, doanh nghiệp, các cửa hàng có thể cải thiện cũng như phát triển tốt hơn.
Những phản hồi này là điều vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh,… có thể nắm bắt tâm lý người tiêu dùng tốt hơn, từ đó mang đến những dịch vụ, sản phẩm chất lượng hơn, phù hợp với người tiêu dùng.
Negative feedback là gì?
Negative feedback là gì? Negative feedback dịch ra tiếng Việt có nghĩa là phản hồi tiêu cực. Những phản hồi này thường có xu hướng tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, tập đoàn.
Khách hàng thường đưa ra những phản hồi tiêu cực khi không được đáp ứng nhu cầu về chất lượng hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp hay không hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn,…
Những người mua hàng khác thường sẽ dựa vào các phản hồi của khách hàng trước và cân nhắc xem có nên sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp nào đó hay không. Vậy nên có thể nói, các phản hồi, đặc biệt là những phản hồi tiêu cực có ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp.
Haptic feedback là gì?
Haptic feedback là gì? Haptic feedback dịch ra tiếng Việt có nghĩa là phản hồi xúc giác. Đây là một loại phản hồi cảm ứng phổ biến nhất với mẫu rung. Đây có thể coi là cách để tương tác với công nghệ, thích nghi với những thay đổi trong thời đại công nghiệp 4.0, thời đại số bằng xúc giác thay vì thính giác hay các giác quan khác.
Công nghệ tân tiến này có thể dễ dàng tìm được trong hầu hết các thiết bị di động, bộ điều khiển, thiết bị đeo được, điện thoại di động hay thậm chí đến cả những đồ công nghệ cố định như máy chơi game hay ô tô. Người dùng có thể dễ dàng cảm nhận được loại phản hồi này khi họ bấm phím trên điện thoại thông minh.
>>> Tham khảo thêm: Mua đồ trên mạng: Cứ phải thật cẩn thận để tránh mất tiền oan
Ý nghĩa của Feedback là gì?
Nội dung của các Feedback thường là những tư vấn mà khách hàng gặp phải trong quá trình mua hàng hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Từ đây, các công ty cung cấp có thể lắng nghe, tiếp thu, cải thiện cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, từ đó tăng lượng khách hàng đồng thời tăng doanh thu, lợi nhuận.
Feedback thường được sử dụng trong lĩnh vực nào?
Nhiều người thường thắc mắc rằng ý nghĩa của Feedback là gì và chúng thường được sử dụng trong các lĩnh vực nào? Trong thời đại công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chóng, mỗi người đều có thể dễ dàng đăng tải các phản hồi của bản thân về một thông tin hay đánh giá về một lĩnh vực bất kỳ.
Bạn có thể bắt gặp các dòng feedback ở mọi nơi trên các nền tảng từ việc đánh giá một ứng dụng, đánh giá chất lượng sản phẩm trên các kênh bán hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử, phản hồi về một món ăn tại nhà hàng nào đó, hay thái độ phục vụ của nhân viên trong bất kỹ cửa hàng nào,…
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng feedback là gì?
Trong nhiều trường hợp, cùng là một lời phản hồi, nhận xét, nó có thể sẽ tốt đối với doanh nghiệp này, tuy nhiên lại không tốt đối với doanh nghiệp khác.
Có thể hiểu đơn giản, khi bạn sử dụng một dịch vụ hay đặt hàng mua một loại hàng hóa, sản phẩm nào đó nhưng không vừa ý với dịch vụ hay sản phẩm bị hỏng, lỗi. Lúc đó, bạn rất tức giận và không hài lòng về điều này, bạn đã chụp ảnh lại và dự định sẽ đánh giá công khai cửa hàng đó.
Dòng feedback lúc này chắc chắn sẽ là tin xấu với cửa hàng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của sản phẩm, người bán. Tuy nhiên đối với các khách hàng khác thì đó sẽ là phản hồi tốt để họ có thể dựa vào đó đưa ra quyết định có nên mua hàng qua mạng của cửa hàng, người bán đó hay là không.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tin đăng về việc làm tại website Muaban.net dưới đây: |
Lợi ích khi khách hàng để lại feedback
Các doanh nghiệp, những người kinh doanh, chủ các cửa hàng, các shop online đều rất mong chờ được đón nhận các feedback của người tiêu dùng. Bởi những lời phản hồi dù có ngắn gọn đơn giản hay cầu kỳ hoa mỹ thì chúng cũng sẽ giúp họ quảng bá sản phẩm của mình đến đông đảo người dùng hơn. Bên cạnh đó các dòng feedback còn cho thấy chất lượng của mặt hàng đang được bày bán, giúp tăng độ tin cậy cho sản phẩm đồng thời tăng uy tín cũng như doanh thu cho doanh nghiệp hay người bán.
Ngoài ra, những feedback này cũng sẽ giúp cho người bán, doanh nghiệp nhận ra những thiếu sót trong khâu quản lý, bán hàng, dịch vụ,… từ đó cải thiện cách thức vận hành sao cho phù hợp với tâm lý số đông khách hàng.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp, cửa hàng phát triển tốt hơn cũng như có được niềm tin của người tiêu dùng. Vậy nên, bất cứ tổ chức, người bán hàng hay doanh nghiệp nào cũng mong muốn lấy được những feedback tốt từ người tiêu dùng, khách hàng của mình.
Cách thu hút những feedback tích cực từ khách hàng
Cách để có thể lấy được feedback tích cực? Câu hỏi này được các doanh nghiệp, những người bán hàng hay các tổ chức kinh doanh vô cùng quan tâm. Để có được Feedback, các doanh nghiệp, người bán hàng sẽ phải nghiên cứu thị trường từ đó kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với số đông người dân.
Có thể thu thập feedback trực tiếp mỗi khi khách hàng sử dụng dịch vụ hay mua sản phẩm tại cửa hàng thông qua phiếu góp ý, hòm thư góp ý. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo ra những Fanpage trên Facebook hay các nền tảng mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Instagram, Tiktok, Tiki, Lazada, Sendo,… để khách hàng có thể phản hồi lại về chất lượng dịch vụ, sản phẩm.
Cách phản hồi lại khi nhận được feedback của khách hàng
Khi nhận được phản hồi, nhận xét của khách hàng, cách xử lý các feedback là: Đầu tiên, hãy phản hồi feedback mà khách hàng đã đưa ra dù nó có tiêu cực và cảm ơn khách hàng đã để lại nhận xét.
- Nếu nhận được Feedback tiêu cực, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao từ đó đưa ra quyết định để xử lý vấn đề một cách khéo léo.
- Đối với những Feedback mang tính tích cực, bạn cần duy trì và phát huy tốt hơn.
Đặc biệt, bạn phải chân thành cảm ơn điều tuyệt vời này.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến khái niệm Feedback là gì sẽ cung cấp kiến thức hữu ích đến bạn đọc. Ngoài ra, Muaban.net có rất nhiều thông tin bổ ích hay chia sẻ kinh nghiệm hoặc khi bạn muốn tìm việc làm, hãy ghé website để có thêm rất nhiều sự lựa chọn.
>>> Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn cách mua hàng trên Taobao chi tiết cho người mới
- Bí quyết để kinh doanh thực phẩm online luôn cháy hàng
- Seeding là gì? Hướng dẫn seeding bán hàng hiệu quả