Từ khóa “Entrepreneur” đã và đang xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn kinh tế. Vậy Entrepreneur là gì? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu về Entrepreneur trong bài viết này nhé!
I. Entrepreneur Là gì?
1. Khái niệm?
Theo định nghĩa của từ điển Cambridge, Entrepreneur có nghĩa là một người, một cá nhân tự mình phát triển và điều hành một doanh nghiệp của chính họ. Những người này được gọi là doanh nhân. Họ là người lãnh đạo và cũng là người đưa ra mọi ý tưởng hoạt động cho tổ chức của họ. Những người này sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro và khó khăn trong việc kinh doanh.
>>> Xem thêm: Những cách khởi nghiệp hay và xu hướng khởi nghiệp bạn nên biết
2. Ví dụ Entrepreneur nổi tiếng tại Việt Nam
- Mr. Phạm Đức Anh – Nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Cổ phần ViCare
ViCare là công ty cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc y tế trực tuyến được thành lập từ năm 2015 bởi Mr. Phạm Đức Anh. Công ty hiện đã và đang kết nối với hơn 50.000 bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc.
- Mr. Vũ Quang Trung – Người tạo dựng và điều hành Websosanh
Từ còn khi ngồi trên ghế nhà trường, chàng kỹ sư công nghệ thông tin Vũ Quang Trung đã kiên trì học hỏi và tự mình huy động vốn để thành lập Websosanh.vn vào tháng 04/2014. Đến nay, trang web này đã được coi là một trong những trang tra cứu giá cả lớn nhất Việt Nam.
- Mr. Đỗ Ngọc Lâm – Đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Vuihoc
Vuihoc là công ty khởi nghiệp trên nền tảng giáo dục từ năm 2019 bởi hai nhà sáng lập là ông Đỗ Ngọc Lâm và bà Đỗ Minh Thu. Hiện, Mr. Lâm đang là giám đốc điều hành và đưa công ty đạt nhiều thành tựu lớn như cung cấp hơn 150 khóa học với gần 9.000 bài giảng ở dạng video cùng kho tàng bài tập đồ sộ phù hợp cho học sinh từ cấp 1 đến hết cấp 3.
Tham khảo thêm tin đăng việc làm kinh doanh chất lượng
3. Entrepreneurship là gì?
Trong khi Entrepreneur được dịch là doanh nhân thì Entrepreneurship được dịch là “tinh thần khởi nghiệp” hay “tinh thần làm chủ”. Có thể hiểu nôm na danh từ này là trạng thái sẵn sàng xây dựng và điều hành một doanh nghiệp mới với những mạo hiểm và rủi ro trước mắt.
Theo Giáo sư Kinh tế nổi tiếng tại Đại học Harvard, ông Howard H. Stevenson, “Tinh thần khởi nghiệp là sự dấn thân theo đuổi các cơ hội mới vượt quá các nguồn lực bị kiểm soát”.
Còn theo định nghĩa của kinh tế học thì Entrepreneurship là sự dịch chuyển các nguồn lực kinh tế như đất đai, tài nguyên thiên nhiên và vốn để tạo ra lợi nhuận. Để thành công chiến thắng các đối thủ trên thương trường thì một Entrepreneur (doanh nhân) cần chuẩn bị sẵn sàng một tầm nhìn kinh doanh cụ thể bao gồm cả các cách ứng phó với khó khăn và việc chấp nhận rủi ro đối với doanh nghiệp của chính mình.
Xem thêm: 20 Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân Và Cách Xác Định Chuẩn Nhất
4. 7 kiểu Entrepreneur
Mỗi người doanh nhân sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau. Dưới đây là 7 kiểu Entrepreneur phổ biến:
- Người độc lập
- Người tìm kiếm tự do
- Người sáng tạo
- Người nắm bắt cơ hội nhạy bén
- Người truyền lửa
- Digital nomad (người làm việc online qua thiết bị công nghệ chứ không ở một nơi cố định)
- Legacy (người kế thừa)
5. Entrepreneur khác gì với Startup
Có rất nhiều người lầm tưởng rằng Entrepreneur và Startup là giống nhau nhưng sự thật không phải vậy. Entrepreneur được hiểu là lập nghiệp, tức nghĩa là người doanh nhân xây dựng lên một công ty và công ty này có thể phát triển lên thành một doanh nghiệp cực kỳ lớn. Trong khi đó, Startup được hiểu là khởi nghiệp, tức nghĩa là một doanh nghiệp sáng tạo hoạt động dựa trên một ý tưởng mới mà chưa từng có doanh nghiệp nào có.
Để cho bạn dễ hình dung, Mua Bán mang đến cho bạn ví dụ như sau. Một chủ quán cà phê mở ra quán do chính họ quản lý đã được gọi là Entrepreneur. Trong khi đó, để được gọi là một doanh nghiệp Startup (khởi nghiệp), công ty cần phải có một điểm khác lạ mà chưa ai từng làm. Một doanh nghiệp Startup có thể kể đến ở Việt Nam đó là Grab, kẻ đi đầu áp dụng công nghệ vào việc di chuyển.
II. 4 kỹ năng vàng cho một Entrepreneur thành công
Để trở thành một Entrepreneur thành công là một quá trình dài rèn luyện và học tập giúp phát triển bản thân. Quãng đường đó không hề đơn giản nên rất dễ khiến bạn nản chí và bỏ cuộc. Vậy một người Entrepreneur thực thụ cần có được những đức tính, kỹ năng nào? Hãy cùng Mua Bán điểm qua 4 kỹ năng vàng cho Entrepreneur gồm: phẩm chất cá nhân, kỹ năng tương tác, kỹ năng tư duy logic và sáng tạo, kỹ năng thực hành.
>>> Xem thêm: Kinh doanh nông nghiệp là gì? 4 tiêu chí cần có khi theo đuổi công việc này
1. Phẩm chất cá nhân
Muốn chiến thắng được bất cứ kẻ địch nào thì trước hết ta phải chiến thắng được chính bản thân mình. Nếu bạn muốn trở thành một Entrepreneur thành công, trước hết bạn cần phải hội tụ được các đức tính sau:
- Tinh thần lạc quan: Khả năng lạc quan khi đối mặt với các rủi ro, khó khăn là một trong những tính cách rất cần cho bất cứ doanh nhân nào. Khi lập nghiệp, chắc chắn người điều hành nó phải đối diện với rất nhiều thử thách, vì vậy nên bạn cần một cái đầu lạnh để dẫn dắt tổ chức của mình vượt qua mọi biến cố.
- Tầm nhìn: Khả năng quan sát và nhìn nhận các vấn đề, cơ hội cũng là một kỹ năng rất cần thiết cho người làm kinh doanh. Một người sếp có tầm nhìn sẽ tạo ra được lợi thế để phát triển doanh nghiệp của mình và không bỏ lỡ những cơ hội sắp đến.
- Chủ động: Chủ động giải quyết công việc hay chủ động tìm đến cơ hội chính là một đức tính nữa cần có cho một Entrepreneur. Đừng thụ động chờ đợi một điều gì đó sẽ đến mà hãy đứng dậy và kiếm tìm nó trước tiên.
- Khao khát nắm quyền kiểm soát: Đã là người điều hành đồng nghĩa với việc bạn phải kiểm soát mọi thứ trong tay. Nếu bạn là người không thích nắm quyền thì chắc chắn bạn không hợp để trở thành một Entrepreneur.
- Nỗ lực và kiên trì: Sẵn sàng làm việc với 200% sức lực và không bao giờ bỏ cuộc trong một thời gian dài là điều vô cùng cần ở một người lập nghiệp. Chỉ có nỗ lực và kiên trì thì bạn mới có thể đạt được mục tiêu của bản thân và đưa doanh nghiệp của mình vươn xa.
- Chấp nhận rủi ro: Ngay từ khái niệm về Entrepreneurship, cụm từ “rủi ro” đã được nhắc đến. Như vậy chẳng có gì lạ khi tinh thần sẵn sàng đương đầu với thử thách là cần thiết đối với những người lập nghiệp. Nếu bạn là tuýp người dễ stress, sợ thất bại thì chắc chắn bạn sẽ không thể chịu được những áp lực nặng nề trong công việc của một người sếp.
- Khả năng phục hồi: Song hành với tinh thần lạc quan thì khả năng tự chữa lành cho bản thân cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Sau những mệt nhọc của thương trường, bạn cần tự chữa lành cho bản thân, vực lại tinh thần, quay trở về trạng thái chiến đấu nhanh nhất có thể.
2. Kỹ năng tương tác
Là người dẫn đầu một tổ chức, bạn cần phải làm việc với rất nhiều người trong đó có đối tác, cấp dưới, khách hàng, nhà đầu tư… Vậy nên rèn luyện khả năng tương tác với đa dạng đối tượng là điều cần thiết. Dưới đây, Mua Bán sẽ điểm qua một vài kỹ năng tương tác mà một Entrepreneurship cần có:
- Kỹ năng lãnh đạo và tạo động lực: Không ngoa khi so sánh nhà lãnh đạo giống như một bảo mẫu và nhân viên là những đứa trẻ. Sếp có trách nhiệm dẫn dắt, dạy dỗ và bảo vệ những đứa trẻ của mình. Vì vậy nên kỹ năng lãnh đạo là vô cùng quan trọng để dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng. Trong khi đó, việc biết cách tạo động lực sẽ giúp đối phương làm việc và cống hiến tốt hơn.
- Kỹ năng giao tiếp: Bất cứ công việc nào cũng yêu cầu khả năng giao tiếp, Entrepreneur cũng không ngoại lệ. Vì phải thường xuyên gặp gỡ đối tác, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… nên các giám đốc điều hành phải mài dũa kỹ năng này rất nhiều.
- Kỹ năng lắng nghe: Song hành với việc nói, lắng nghe cũng là một điều cần quan tâm. Một người biết cách lắng nghe và thấu hiểu đối phương sẽ dễ dàng chiếm được sự tin tưởng của người đó, đồng thời bạn cũng có thể khai thác được nhiều điều từ họ.
3. Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo
Là người đưa ra những quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp, bạn luôn cần suy nghĩ một cách có logic nhằm đảm bảo không đưa ra bước đi sai lầm. Thêm vào đó, sự sáng tạo sẽ là bệ phóng để đưa công ty của bạn đi xa hơn, phát triển hơn với những ý tưởng hay ho. Tuy nhiên, để đảm bảo những ý tưởng đó không đi chệch hướng, các Entrepreneur luôn phải kết hợp sự sáng tạo cùng tư duy logic.
4. Kỹ năng thực hành
Học luôn đi đôi với hành, hãy thực hiện những kế hoạch hay những ý tưởng của mình để biết được tính thực tế của nó. Hãy áp dụng những bài học mà bạn đã tìm hiểu, tích cóp được để hoàn thành mục tiêu mà bạn đề ra.
III. Các loại hình Entrepreneur phổ biến
1. Kinh doanh nhỏ
Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam ta đều là các tổ chức kinh doanh nhỏ đến siêu nhỏ. Sở dĩ có nhiều hộ kinh doanh nhỏ được thành lập là vì người Việt ta có tinh thần lập nghiệp rất cao. Những cá nhân thường sẽ đầu tư mở một cơ sở nhỏ để tự quản lý và thu lợi nhuận. Họ không kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài mà hầu hết là vốn tự thân hoặc vay ngân hàng.
Các ví dụ điển hình về hộ kinh doanh nhỏ thường thấy là các quán cà phê, tiệm tạp hóa, shop thời trang,…
>>> Xem thêm: Cách cúng khai trương kinh doanh chuẩn bài để làm ăn phát đạt
2. Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng
Loại hình doanh nghiệp này gồm những công ty được xây nên bởi những ý tưởng độc đáo và đã nắm chắc được tầm nhìn trong việc kinh doanh. Các tổ chức này không ngừng đổi mới với một sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt giúp họ phát triển và không ngừng mở rộng quy mô.
Những công ty có khả năng tăng trưởng thường sẽ kêu gọi vốn đầu tư từ các ông lớn để thực hiện hóa ý tưởng của họ. Nhờ đó mà các công ty này thường có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.
3. Khởi nghiệp trong công ty lớn
Ở những công ty, tập đoàn lớn, giám đốc điều hành có thể phát hiện ra một thị trường tiềm năng mới mà công ty chưa khai thác sau đó đề xuất ý tưởng với ban lãnh đạo để phát triển nó sẽ được gọi là khởi nghiệp trong công ty lớn. Hầu hết các tổ chức đã lớn mạnh sẽ đổ tiền vào phát triển khoa học công nghệ để góp phần bổ sung cho sản phẩm hoặc dịch vụ chủ đạo của họ.
4. Khởi nghiệp hướng xã hội
Những tổ chức được thành lập với mục đích vì cộng đồng sẽ được xếp vào nhóm khởi nghiệp hướng xã hội. Những công ty này tập trung vào việc tạo ra lợi ích cho xã hội và nhân loại thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
IV. Tổng kết
Mua Bán đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Entrepreneur là gì?” kèm theo đó là những thông tin liên quan hết sức bổ ích trong bài viết này. Hy vọng rằng chúng có thể giúp bạn xác định được hướng đi phù hợp cho quyết định kinh doanh của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các tin đăng về việc làm mới nhất tại trang Muaban.net. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp!
>>> Tham khảo thêm:
- 18+ ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên có khả năng thành công cao nhất
- Khởi nghiệp là gì? Làm thế nào để khởi nghiệp thành công?