Ngày nay nghề diễn giả đang dần trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy diễn giả là gì và để trở thành một diễn giả truyền cảm hứng giỏi thì bạn cần có những tố chất gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!
Giới thiệu diễn giả là gì?
Diễn giả được biết tới là những người sở hữu năng lực chuyên môn cao ở một lĩnh vực nào đó, họ có mức độ nổi tiếng nhất định; diễn giả thường xuyên thực hiện các chương trình diễn thuyết, hùng biện hoặc các buổi trao đổi với một nhóm người, một tập thể công chúng.
Các nội dung mà diễn giả truyền đạt về một lĩnh vực cụ thể với mục đích đưa các kiến thức chuyên môn chuyển hóa thành năng lượng tích cực, giúp người nghe có được sự cổ vũ, nỗ lực và động lực mạnh mẽ hơn.
Diễn giả tiếng anh là gì? Diễn giả tiếng anh là Speaker, Public Speaker hay Motivational Speaker được giải nghĩa là những người diễn giảng tại nơi công cộng hoặc người truyền cảm hứng.
Mô tả công việc của diễn giả là gì?
Khi hiểu được diễn giả là gì? Chúng ta cũng cần biết thêm về các công việc của diễn giả là gì?
Mỗi diễn giả trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có tính chất công việc khác nhau, dưới đây là mô tả tổng quan công việc của diễn giả bạn có thể tham khảo.
- Thảo luận chi tiết về chủ đề diễn thuyết – lĩnh vực diễn thuyết với đơn vị tổ chức sự kiện.
- Nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết, thu thập thông tin để có dữ liệu cho bài diễn thuyết ấn tượng hơn.
- Lên dàn ý và kịch bản chương trình, thống nhất nội dung với đơn vị tổ chức.
- Diễn tập, hoàn thiện bài diễn thuyết.
- Kiểm tra âm thanh, micro, thiết bị sân khấu đồng thời làm quen với sân khấu.
- Giới thiệu diễn giả và diễn thuyết với nội dung.
- Tương tác cùng khán giả, đưa ra câu trả lời cho thắc mắc của khán giả.
Ở Việt Nam, nghề diễn giả có đang thực sự là nghề tiềm năng?
Tại Việt Nam, nghề diễn giả hiện chưa phát triển và được nhiều người biết tới như các quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên trong những năm gần đây nghề diễn giả cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ tạo được ấn tượng mạnh với khán giả. Có rất nhiều các chương trình với sự góp mặt của nhiều diễn giả nổi tiếng giúp truyền động lực, tạo cảm hứng công việc và cuộc sống. Chính vì thế, nghề diễn giả đang mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những người có đam mê.
>>>Xem thêm: Kỹ Năng Là Gì? 3 Kỹ Năng Quan Trọng Bạn Cần Phải Biết
Những kỹ năng cần thiết của một diễn giả truyền cảm hứng giỏi
Nghề diễn giả là gì? Người truyền cảm hứng là gì? Bên cạnh lượng kiến thức lĩnh vực tốt thì để trở thành diễn giả truyền cảm hứng giỏi bạn cũng cần trang bị nhiều kỹ năng cần thiết.
Biết lựa chọn cách dẫn dắt vào trong mỗi câu chuyện
Kỹ năng cần có của một diễn giả là gì? Kỹ năng đầu tiên một diễn giả truyền cảm hứng giỏi cần có là biết lựa chọn cách dẫn dắt người nghe vào trong mỗi câu chuyện được kể. Bởi vì khi người nghe được lắng mình trong câu chuyện của diễn giả họ sẽ cảm thấy hấp dẫn hơn, không nhàm chán và có động lực hơn.
Có cá tính và cái tôi cá nhân
Diễn giả là người có cá tính và cái tôi cá nhân. Diễn giả thường có những nét cá tính riêng trong tính cách và phong cách của mình như cá tính mạnh mẽ, nét điềm tĩnh hay ôn hòa,… điều này giúp tạo ấn tượng tốt hơn với khán giả, truyền được cảm hứng và sự hứng thú mạnh mẽ.
Một giọng nói truyền cảm và cách diễn đạt dễ hiểu
Để trở thành nhà diễn giả nổi tiếng thì chất giọng cần có của một diễn giả là gì? Bạn cần có giọng nói truyền cảm và lối diễn đạt dễ hiểu cho người nghe. Một giọng nói truyền cảm, nhịp độ câu từ thay đổi lên xuống theo luồng câu chuyện và cung bậc cảm xúc bài diễn thuyết giúp người nghe ấn tượng và không nhàm chán.
Tạo được sự kết nối
Một diễn giả truyền cảm hứng cho người nghe giỏi là người tạo được sự kết nối. Các kỹ năng cần có như biết cách hoạt náo đám đông, khuyến khích khán giả đặt câu hỏi, khuyến khích sự giao tiếp tranh luận, biết lắng nghe, biết chia sẻ hay thậm chí là giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể là rất cần thiết.
Bạn biết đấy, việc đứng trước đám đông về thuyết trình hay nói về lĩnh vực nào đó để người nghe ấn tượng, không nhàm chán thực sự không phải là điều dễ dàng.
Luôn có sự sáng tạo
Diễn giả cũng cần có sự sáng tạo và nó rất quan trọng. Hãy thử tưởng tượng trong buổi diễn thuyết với chủ đề nhàm chán, đi theo khuôn mẫu sẽ khó tạo ấn tượng cho khán giả. Lúc này người diễn giả cần đưa ra những ý tưởng sáng tạo giúp chương trình thú vị hơn, tạo ấn tượng cho người nghe.
>>>Xem thêm: Kỹ sư nông nghiệp là gì? 4 lưu ý khi học kỹ sư nông nghiệp
Có sự hài hước
Sự hài hước của diễn giả là gì? Bạn đừng nghĩ lúc nào bạn cũng thể hiện mặt hài hước này hay khiến bài diễn thuyết của mình như chương trình hài hước, điều này là hoàn toàn không đúng.
Tuy nhiên, bạn có thể lồng ghép sự hài hước trong bài diễn thuyết của mình chắc chắn sẽ thu hút hơn rất nhiều. Có thể là một hành động, một câu nói hoặc thậm chí là một mẩu chuyện nhỏ đem lại tiếng cười.
Luôn có mục tiêu và sống hết mình với đam mê
Diễn giả nên là người sống có mục tiêu và hết mình với đam mê. Nghề diễn giả được biết tới như những người truyền nhiệt, truyền động lực cho nên chính bản thân người diễn giả cũng cần có mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống, công việc, họ cũng cần sống hết mình với đam mê, không bỏ cuộc.
Điều này chính là bài học, là câu chuyện đầu tiên khiến cho khán giả lắng nghe bài diễn thuyết và sự chia sẻ của người diễn giả.
Luôn biết cách thay đổi những quy tắc về trang phục
Người diễn giả cũng cần xây dựng hình tượng tốt, hiểu được những quy tắc trang phục và luôn thay đổi để phù hợp với môi trường. Lựa chọn trang phục phù hợp vừa giúp hình ảnh thương hiệu cá nhân tốt hơn lại giúp chương trình diễn thuyết ấn tượng tốt với khán giả. Hãy chỉn chu, xem quy tắc trang phục và vấn đề thiết yếu cho hình ảnh của người diễn giả.
Tham khảo thêm một số tin đăng tuyển dụng việc làm ngay tại website Muaban.net |
Có những câu chuyện để kể
Để tránh sự nhàm chán và khó hiểu trong các chương trình thì người diễn giả thường xuyên lồng ghép các câu chuyện vào chương trình. Các câu chuyện này có thể về chủ đề động lực, mẩu chuyện cười, câu chuyện cảm động,… tuy nhiên dù là nội dung nào cũng thường để lại ấn tượng mạnh với người nghe giúp niềm cảm hứng và động lực mạnh mẽ hơn.
Thông thường các diễn giả sẽ kể những câu chuyện về trải nghiệm cuộc đời của chính họ hoặc những câu chuyện họ chứng kiến, những bài học được rút ra từ cuộc sống.
>>>Xem thêm: Nghề Account là gì ? – Sự lựa chọn tuyệt vời cho các bạn giỏi ngoại giao
Những vị trí việc làm diễn giả phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là những vị trí việc làm diễn giả phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo.
- Diễn giả lĩnh vực khởi nghiệp, lĩnh vực làm giàu, lĩnh vực kinh doanh: Thường là chủ doanh nghiệp, nhà kinh doanh thành công,…
- Diễn giả tâm lý như nhà tâm lý học, nhà sư,…
- Diễn giả về sách thường là tác giả viết sách
- Diễn giả về lĩnh vực nhân sự
- Diễn giả về chứng khoán thông thường là các nhà đầu tư, giám đốc quỹ đầu tư
- Diễn giả về môi trường
- Diễn giả về lĩnh vực giáo dục
- Diễn giả về lĩnh vực công việc như marketing, nghệ thuật bán hàng
- Diễn giả về vấn đề tâm linh
Dù là diễn giả ở lĩnh vực nào thì các nhà diễn giả cũng cần có lĩnh vực chuyên môn tốt về lĩnh vực đó để có thể thuyết trình, truyền động lực cho khán giả.
Mức thu nhập của một diễn giả
Thông thường, mức thu nhập của các diễn giả sẽ ít được chia sẻ công khai. Với các chương trình thuyết giảng nổi tiếng với nhiều bài học và kỹ năng sống khác nhau thì mức thu nhập của diễn giả cũng khác nhau.
Các diễn giả nổi tiếng có thể có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng cho một chương trình diễn thuyết. Tuy nhiên những nhà diễn thuyết mới vào nghề thì thu nhập chỉ khoảng từ vài chục triệu đồng.
Hiện nay với nhiều diễn giả thì nghề diễn giả chỉ được coi như đam mê và sự yêu thích khi họ thành công với lĩnh vực mình theo đuổi. Họ thường muốn chia sẻ điều đó với mọi người, tạo động lực và đưa ra những bài học hữu ích.
Giới thiệu một vài diễn giả nổi tiếng Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam cũng có rất nhiều nhà diễn giả nổi tiếng, dưới đây là một số diễn giả nổi tiếng Việt Nam. Các vị diễn giả này không chỉ là người thuyết trình, người truyền cảm hứng mà họ còn là chủ doanh nghiệp, nhà cố vấn kinh doanh, tác giả sách nổi tiếng.
- Tiến sĩ Lê Thẩm Dương nổi tiếng với các chương trình về kiến thức và chuyên môn. Các bài giảng ấn tượng như Quản trị cuộc đời, Tư duy sáng tạo, Ý nghĩa của màu sắc và sức mạnh của đồng tiền,…
- Diễn giả Trần Đăng Khoa nổi tiếng với bài giảng kỹ năng sống và làm việc.
- Diễn giả Quách Tuấn Khanh – Ông là một diễn giả nổi tiếng trong lĩnh vực Phát triển con người.
- Francis Hùng (Vương Hữu Hùng) nổi tiếng là diễn giả chuyên về lĩnh vực bán hàng, kinh doanh.
- Diễn giả Nguyễn Hữu Trí người sáng lập chương trình Awake your Power, người huấn luyện chương trình “7 thói quen để thành đạt” của Franklincovey Group.
- Phan Quốc Việt diễn giả nổi tiếng chuyên về lĩnh vực kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng cá nhân như đàm phán, quản trị nhân sự,…
- Tuệ Nghi (Phan Thanh Bảo Ngọc) nữ diễn giả được biết đến nhiều nhất với cương vị là một doanh nhân tài sắc vẹn toàn. Với trải nghiệm cuộc sống của mình, vượt qua khó khăn Tuệ Nghi đã truyền được cảm hứng cho rất nhiều người trẻ đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên.
Bài viết trên đây đã miêu tả chi tiết về nghề diễn giả để trả lời cho câu hỏi nghề diễn giả là gì? Qua đó cho thấy, muốn trở thành một diễn giả truyền cảm hứng tốt bạn cần có những tố chất cũng như tài năng nhất định. Mong rằng, những nội dung này có thể giúp bạn định hình được công việc diễn giả. Bạn đừng quên truy cập website Muaban.net để cập nhật các thông tin mới nhất nhé!
>>> Xem thêm:
- Nguyên tắc Pareto là gì? Khái niệm và 5 ứng dụng trong thực tiễn
- Assistant là gì? Một Assistant thành công trong ngành Nhà Hàng Khách Sạn cần những kỹ năng gì?
- Nhân viên điều phối đơn hàng là gì? 6 kỹ năng quan trọng bạn cần có!