Designer là một ngành nghề thuộc lĩnh vực sáng tạo và là một xu hướng nghề nghiệp mới. Vậy designer là gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, và những kỹ năng cần thiết để trở thành một designer là gì? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
I. Designer là gì?
1. Khái niệm về nghề designer
Designer là người lên kế hoạch về mặt hình thức hoặc cấu tạo của một sự vật, sự việc trước khi nó được thực hiện, bằng cách chuẩn bị các bản vẽ. Trong thực tế, bất cứ ai tạo ra các đối tượng, sản phẩm, quy trình, trò chơi, đồ họa, dịch vụ hoặc kinh nghiệm hữu hình hoặc vô hình đều có thể được gọi là designer.
Một nhà thiết kế đóng một vai trò quan trọng trong một công ty sáng tạo. Sử dụng các yếu tố như Typography, minh họa, nhiếp ảnh và bố cục, một nhà thiết kế luôn có một bộ óc cực kỳ sáng tạo có thể hấp thụ xu hướng thị giác và triển khai chúng theo những cách mới mẻ và thú vị.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 40+ phần mềm chỉnh sửa video tiện lợi, đơn giản, miễn phí tốt nhất trên điện thoại, máy tính hiện nay
2. Ý nghĩa của design là gì?
Nếu bạn đã hiểu được khái niệm design là gì, vậy bạn có thể thấy Design mang đến ý nghĩa đại diện cho một sản phẩm truyền tải được những thông điệp và mong muốn của người thực hiện ra nó.
Bên cạnh đó, có thể thấy được sự hiện diện của từ “design” ở bất cứ đâu trong cuộc sống của chúng ta, tất cả những vật phẩm mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày đều là sản phẩm của sự thiết kế ra chúng. Những thiết kế này còn mang ý nghĩa tượng trưng cho một cá thể riêng biệt, làm cho người xem nhìn vào là nhận ra được danh tính ngay. Điển hình là những thiết kế hoa sen, nón lá của người Việt Nam. Vì vậy rất khó để có thể cắt nghĩa từ này cho cụ thể một thứ nào đó, thay vào đó thì “Design” đại diện chung cho những lĩnh vực trong cuộc sống.
II. Công việc của một Designer sẽ như thế nào?
Một designer phải luôn cập nhật các xu hướng của ngành để vượt lên đối với các đối thủ cạnh tranh và liên tục sản xuất các nội dung trực quan tuyệt vời để tạo ra một loạt các ý tưởng, chọn những ý tưởng tốt nhất và bán chúng cho khách hàng của mình.
III. Cơ hội nghề nghiệp của Designer
1. Các lĩnh vực designer làm việc
Design là một ngành có cơ hội nghề nghiệp vô cùng đa dạng. Dưới đây là các lĩnh vực bạn có thể tham khảo.
1.1 Graphic designer – Nhà thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa là nghề nghiệp bao gồm các dự án truyền thông trực quan nhằm truyền các thông điệp cụ thể đến các nhóm xã hội, với các mục tiêu cụ thể. Nhà thiết kế đồ họa sẽ là người sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng để tạo thành các sản phẩm giúp truyền tải các thông điệp, nội dung.
Nhà thiết kế đồ họa thường sẽ là người thiết kế các ấn phẩm như tạp chí, báo, quảng cáo, logo, poster, bìa sách…
1.2 Fashion designer – Thiết kế thời trang
Các nhà thiết kế thời trang làm việc theo nhiều cách khác nhau khi thiết kế các mảnh và phụ kiện của họ như nhẫn, vòng tay, dây chuyền và hoa tai. Vì thời gian cần thiết để đưa một bộ quần áo ra thị trường, các nhà thiết kế phải dự đoán những thay đổi đối với mong muốn của người tiêu dùng. Các nhà thiết kế thời trang có trách nhiệm tạo ra vẻ ngoài cho các sản phẩm may mặc riêng lẻ, liên quan đến hình dạng, màu sắc, chất liệu vải, họa tiết, đường may,…
>>> Đọc thêm: Phong cách thiết kế shop phụ kiện thời trang thu hút nhất năm nay
1.3 Interior designer – Thiết kế không gian nội thất
Thiết kế nội thất là nghệ thuật và khoa học nâng cao nội thất của một tòa nhà để đạt được môi trường khỏe mạnh và thẩm mỹ hơn cho những người sử dụng không gian. Một nhà thiết kế nội thất là người có kế hoạch, nghiên cứu, điều phối và quản lý các dự án nội thất.
Thiết kế nội thất là một nghề nhiều mặt bao gồm phát triển khái niệm, lập kế hoạch không gian, kiểm tra trang web, lập trình, nghiên cứu, giao tiếp với các bên liên quan của một dự án, quản lý xây dựng và thực hiện thiết kế.
1.4 Industrial designer – Thiết kế công nghiệp
Thiết kế công nghiệp là một quá trình thiết kế áp dụng cho các sản phẩm vật lý sẽ được sản xuất bằng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đó là hành động sáng tạo để xác định hình thức và tính năng của sản phẩm, nó được diễn ra trước khi sản xuất sản phẩm cuối cùng. Thiết kế công nghiệp giúp sản phẩm sau khi tung ra thị trường có thể đáp ứng tốt những nhu cầu, mong muốn cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, giúp mang tới cho sản phẩm một diện mạo hoàn hảo nhất.
1.5 UI UX designer – Thiết kế giao diện/ trải nghiệm
Nói đơn giản thì việc thiết kế giao diện/ trải nghiệm là cách giúp kết nối khách hàng và các lập trình viên bằng cách tìm hiểu những insight của khách hàng và biến nó thành những tính năng, giao diện cho sản phẩm. Thiết kế giao diện/ trải nghiệm đẹp sẽ giúp tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng và giúp thể hiện những ưu điểm, tính năng vượt trội của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
1.6 Website designer – Thiết kế trang web
Khác với Website Developer, người thiết kế trang web sẽ là người thiết kế các yếu tố trực quan như chữ, màu sắc, hình ảnh, bố cục các nội dung,… sao cho trang web trông thu hút và đẹp mắt nhất. Nói đơn giản thì web developer là người lập trình, viết code để trang web có thể vận hành với các tính năng khác nhau. Còn người thiết kế trang web sẽ chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh trực quan. Một website chất lượng cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cả người lập trình và người thiết kế web.
1.7 Digital designer – Thiết kế kỹ thuật số
Thiết kế kỹ thuật số cũng gần giống với thiết kế đồ họa vì nó cũng thiết kế các nội dung nhằm truyền tải một thông điệp hoặc mục đích nào đó thông qua việc sử dụng các phần mềm thiết kế. Tuy nhiên thiết kế kỹ thuật số khá với thiết kế đồ họa ở chỗ nó thiết kế ra các ấn phẩm để sử dụng riêng trên máy tính.
2. Các phần mềm phổ biến của Designer
2.1 Phần mềm Marvelous designer
Marvelous designer là một phần mềm 3D nổi tiếng được sử dụng bởi nhiều designer để thiết kế trang phục 3D năng động cho các trò chơi video, nghệ thuật 3D, DAZ/POSER, ICLONE, hoạt hình 3D, trải nghiệm VR, hiệu ứng kỹ thuật số trong phim,…
Phần mềm cũng được sử dụng bởi các fashion designer, những người thiết kế quần áo 3D cho các danh mục quần áo ảo (đặc biệt là quần áo thể thao). Đối với quần áo trong thế giới thực, thường thì các nhà thiết kế thời trang sử dụng CLO3D vì nó có nhiều công cụ hơn Marvelous designer.
2.2 Phần mềm Altium designer
Altium designer là gói phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử và PCB. Nó được phát triển bởi công ty phần mềm Úc tên Altium Limited. Phần mềm altium designer bao gồm bốn loại chức năng chính, bao gồm chụp sơ đồ, thiết kế PCB 3D, phát triển mảng cổng lập trình trường (FPGA) à quản lý dữ liệu/phát hành/quản lý dữ liệu. Nó tích hợp với một số nhà phân phối thành phần để truy cập vào dữ liệu của nhà sản xuất.
2.3 Phần mềm Affinity designer
Affinity designer là một phần mềm soạn thảo đồ họa vector được phát triển bởi Serif cho MacOS, iPados và Microsoft Windows. Affinity designer có sẵn để bạn có thể mua trực tiếp từ trang web của công ty hoặc trong Mac App Store, iOS App Store và Microsoft Store.
2.4 Phần mềm Gravit designer
Gravit designer là phần mềm thiết kế được sử dụng bởi hàng ngàn người trên toàn thế giới mỗi ngày chứ không chỉ riêng các designer chuyên nghiệp. Nó không chỉ được sử dụng để thiết kế các trang web, hoặc tạo giao diện, mà còn để tạo hình minh họa hoặc thiết kế các tác phẩm nghệ thuật.
2.5 Phần mềm Designer tools
Đây là một phần mềm thiết kế cung cấp nhiều tính năng thiết kế khác nhau cho việc phát triển phần mềm, ứng dụng và game. Đặc biệt nhất là bạn có thể sử dụng phần mềm này để xem xét và xác thực các thông số kỹ thuật ngay trên điện thoại của mình.
3. Cơ hội tăng thêm thu nhập
Một ưu điểm khá lớn khi làm designer đó là sự tự do và không bị bó buộc về thời gian nếu bạn không đi làm tại các doanh nghiệp với thời gian cố định. Bạn có thể nhận thêm các công việc, dự án freelancer bên ngoài để tăng thêm thu nhập cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân.
Đọc thêm >> Các công việc Freelancer có mức thu nhập cao và dễ tìm hiện nay
IV. Mức lương nghề Designer
Theo một khảo sát được thực hiện trên trang MarketingWorks thì mức lương của các designer sẽ dao động ở mức 8-10 triệu/tháng và 10-15 triệu tháng. Cụ thể thì mức lương ngành designer còn phụ thuộc phần lớn vào chức vụ, kinh nghiệm cũng như phạm vi công việc mà bạn đảm nhận. Chức vụ càng cao thì phạm vi công việc và áp lực càng lớn, vì vậy mà lương cũng cao hơn. Bạn có thể tham khảo mức lương ở các vị trí như sau:
- Thực tập sinh (có ít hoặc không có kinh nghiệm): 1-5 triệu/tháng
- Junior designer (1-2 năm kinh nghiệm): 8-10 triệu/tháng
- Senior designer (4-5 năm kinh nghiệm): 10-15 triệu/tháng
- Creative director (9-10 năm kinh nghiệm): 30-50 triệu/tháng
>>> Đọc thêm: Đọc ngay 5 bí quyết để tìm được việc làm designer nhanh nhất!
V. Kỹ năng cần có của một Designer
1. Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng sáng tạo
Đây là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn muốn trở thành một designer, vì bản chất của thiết kế là sáng tạo. Sáng tạo ở đây không phải lúc nào cũng là tạo ra những cái mới mà nó có thể là cách một nhà thiết kế thay đổi, biến hóa những thứ vốn dĩ quen thuộc theo một cách khác, mang đến một góc nhìn mới về sự vật, sự việc.
Kỹ năng phác thảo
Phác thảo là một trong những phần quan trọng của thiết kế, đó là khi bạn phác thảo sơ bộ những ý tưởng thiết kế xuất hiện trong đầu bạn, rồi từ đó phát triển nó thành một bản thiết kế hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, khi làm việc với khách hàng hay các bộ phận khác trong doanh nghiệp, bạn sẽ cần phác thảo ý tưởng trước để xem nó đã phù hợp với các yêu cầu hay chưa trước khi bắt tay vào thiết kế.
Kỹ năng thiết kế chữ
Khi thiết kế, chữ viết là một trong những yếu tố giúp bạn truyền tải nội dung, thông điệp của ấn phẩm, đặc biệt là khi bạn thiết kế catalogue, banner, poster,… Vì vậy một designer cần có kỹ năng thiết kế chữ sao cho dễ nhìn, đẹp mắt và vẫn đảm bảo những nội dung cần thiết.
Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế (Photoshop, Illustrator, InDesign…)
Trong thời đại khoa học công nghệ tiên tiến như hiện nay, việc thiết kế hầu hết đều được thực hiện trên các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, InDesign,.. Vì vậy việc sử dụng thành thạo các phần mềm này là vô cùng quan trọng với designer vì nó giúp bạn có những tác phẩm đẹp hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian khi làm việc hơn.
Kỹ năng xử lý màu sắc (Design Trend)
Việc xử lý màu sắc và kết hợp chúng sao cho hài hoà là một kỹ năng cần thiết với mỗi designer. Khi thiết kế, luôn có những quy tắc phối màu bạn phải lưu ý như phối màu tương phản, phối màu đơn sắc, phối màu tương đồng, phối màu bộ ba, phối màu bổ túc,…
>>> Xem thêm: Top 19 công việc làm thêm cho dân văn phòng hấp dẫn, lương cao
Tối ưu hóa bố cục
Việc tối ưu hoá bố cục trong thiết kế, đặc biệt là thiết kế trang web hay giao diện người dùng là rất cần thiết. Việc tối ưu hoá bố cục tức là bạn phải sắp xếp các hình khối, nội dung sao cho giao diện dễ dùng, dễ đọc, mang đến sự thuận lợi cho khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Kỹ năng thiết kế in ấn
Kỹ năng thiết kế in ấn và những thứ liên quan luôn là một trong những kỹ năng chuyên môn quan trọng nếu bạn muốn trở thành một designer. Tuy rằng việc thiết kế đa phần được thực hiện trên các nền tảng số nhưng thành phẩm thì vẫn cần được in ấn trên các chất liệu như giấy, vải,…
Vì vậy để các sản phẩm khi in ấn có thể giữ nguyên được chất lượng ban đầu thì người thiết kế cần nắm vững kỹ năng thiết kế in ấn. Người thiết kế cần có đủ kiến thức về in ấn, vết cắt, vết mực in, độ đậm nhạt của màu sau khi in, hiểu về các loại chất liệu khác nhau và đặc biệt là phải sử dụng đúng hệ màu trong in ấn là CMYK.
2. Kỹ năng mềm
Kỹ năng giao tiếp, truyền thông
Designer không phải chỉ là người làm việc, thiết kế trên các phần mềm mà họ còn cần phải trao đổi, thảo luận ý tưởng với các phòng ban, đơn vị khác nhau trong doanh nghiệp và khách hàng. Cũng như họ phải tư vấn, giải thích và thuyết phục khách hàng với các ý tưởng thiết kế mà họ đề ra.
>>> Đọc thêm: Bật mí 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả trong cuộc sống
Kỹ năng Marketing
Thường thì người thiết kế sẽ giống như một “nghệ sĩ”, nhưng họ vẫn cần phải biết cách Marketing cho những sản phẩm của mình. Một marketer và một designer sẽ có những mục tiêu Marketing khác nhau. Mục tiêu Marketing của một người thiết kế đó là liên kết mục tiêu tiếp thị, quảng bá của doanh nghiệp với sản phẩm bạn đang thiết kế và giúp đó trở nên thu hút khách hàng hơn.
Tham khảo các tin đăng về việc làm marketing tại website Muaban.net: |
Am hiểu công nghệ
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ vào thiết kế đã trở thành một phần tất yếu để giúp tăng hiệu suất làm việc và thành phẩm. Vì vậy designer cần phải am hiểu công nghệ để có thể tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
Kỹ năng kết nối (networking)
Tạo networking với mọi người xung quanh là vô cùng quan trọng bất kể bạn đang làm việc trong ngành nghề nào, đặc biệt nếu bạn là một freelancer. Đây chính là kỹ năng cần thiết giúp bạn mở khoá những cơ hội nghề nghiệp mới, cơ hội giao lưu với những người ở nhiều ngành nghề khác nhau và tạo động lực cho sự phát triển của bản thân.
Kỹ năng nghiên cứu và lập kế hoạch
Để có được một sản phẩm thiết kế chỉnh chu và phù hợp với nhu cầu của khách hàng, designer cần phải dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, xu hướng thị trường, đặc tính sản phẩm, yêu cầu thiết kế, đặc điểm của doanh nghiệp, sở thích của khách hàng,… Sau khi đã nghiên cứu thì người thiết kế sẽ phải lập kế hoạch, quy trình làm việc và chiến lược tiếp cận rõ ràng rồi mới bắt đầu thiết kế.
Kỹ năng quản lý dự án
Đa phần công việc của các designer hiện nay sẽ không cố định thời gian như những người làm việc văn phòng bình thường mà nó sẽ được xác định theo dự án. Điều đó có nghĩa rằng người thiết kế cần có kỹ năng quản lý dự án để có thể chủ động sắp xếp thời gian, công việc sao cho đảm bảo mọi thứ hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra.
Sự đồng cảm, thấu hiểu khách hàng
Một nhà thiết kế giỏi không chỉ là người thiết kế đẹp, độc mà còn phải là người thiết kế sao cho thoả mãn được những yêu cầu, nhu cầu của khách hàng. Đó là lý do vì sao sự đồng cảm, thấu hiểu khách hàng của mình. Điều này sẽ giúp quá trình hợp tác diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp hơn, cũng như tạo tiền đề cho những lần hợp tác tiếp theo.
VI. 5 câu hỏi thường gặp về nghề design?
1. Designer làm những gì để tạo ra các ấn phẩm thiết kế đồ họa?
Để tạo ra các ấn phẩm thiết kế đồ hoạ, người thiết kế thường sẽ cần phác thảo những ý tưởng ban đầu, sau đó sử dụng các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator,..để tạo thành những tác phẩm hoàn chỉnh.
2. Những điều designer cần làm
Những điều cơ bản mà một designer cần làm đó là nhận thông tin, yêu cầu thiết kế sau đó phác thảo ý tưởng. Tiếp theo, họ sẽ cần trình bày, giải thích, thuyết phục và phản biện về ý tưởng của mình với những người có thẩm quyền cao hơn như cấp trên trong công ty hoặc khắc hàng. Sau đó họ sẽ bắt đầu thiết kế và chỉnh sửa cho đến khi có được sản phẩm cuối cùng.
3. Graphic designer sẽ làm những gì khác trong suốt quá trình thiết kế?
Trong quá trình thiết kế, ngoài công việc cơ bản là thiết kế thì graphic designer còn cần phải nghiên cứu, lập kế hoạch, trao đổi thông tin, trình bày ý tưởng với các bên liên quan.
4. Làm việc với designer và thỏa thuận ngân sách
Để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên cũng như sự thoải mái trong quá trình làm việc thì những vấn đề ngân sách cần được thoả thuận rõ ràng từ trước. Khi làm việc với designer thì bạn nên làm rõ yêu cầu thiết kế củ mình ngay từ khi tuyển dụng designer, càng chi tiết càng tốt để đạt được hiệu quả mong muốn. Thông thường trong hợp đồng thiết kế sẽ có quy định số lần chỉnh sửa là từ 1-2 lần, vì vậy bạn cần làm rõ những điểm mình chưa hài lòng ngay từ đầu để hạn chế số lần chỉnh sửa, tránh phát sinh thêm chi phí.
5. Quy trình làm việc hiệu quả nhất với designer
Bước đầu tiên là nhận brief design và làm rõ những yêu cầu trong brief. Sau đó là bắt đầu nghiên cứu và lập kế hoạch làm việc. Tiếp đến, nhà thiết kế sẽ bước vào giai đoạn phác thảo ý tưởng và sau đó trình bày nó lại với các bên liên quan. Sau khi trình bày và thống nhất được ý tưởng cuối cùng thì người thiết kế sẽ bắt đầu thực hiện và chỉnh sửa sản phẩm thiết kế cho đến khi có thành phẩm cuối cùng.
VII. Bạn có phải một Designer tương lai?
1. Design Trend – Xu hướng việc làm tất yếu của ngành thiết kế
Nếu bạn thường xuyên theo dõi, cập nhật các xu hướng thiết kế thì chắc chắn bạn là một designer tương lai. Việc thường xuyên cập nhật những xu hướng mới không chỉ giúp người thiết kế cải thiện tư duy thẩm mỹ, mở rộng góc nhìn mà còn giúp họ nắm bắt được thị hiếu và cho ra đời những tác phẩm được nhiều người ưa thích.
2. Design Thinking – Tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế là điều cốt lõi để trở thành một người thiết kế. Có những người có tư duy thiết kế tốt, nhưng có những người lúc bắt đầu có tư duy thiết kế kém. Quan trọng là nếu bạn có đủ đam mê với lĩnh vực này thì bạn có thể cải thiện tư duy thiết kế của mình bằng cách xem nhiều thiết kế đẹp, học tập từ các nguyên tắc thiết kế cơ bản, rèn luyện thiết kế nhiều hơn,… Theo thời gian thì tư duy thiết kế của bạn sẽ được cải thiện.
3. Remote Designer – Làm việc từ xa
Các công cụ giao tiếp trực tuyến hiện nay ngày càng phát triển, đặc biệt là sau giai đoạn dịch bệnh, làm việc từ xa trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Đặc biệt là với các ngành nghề thuộc lĩnh vực sáng tạo như ngành designer thì việc làm việc từ xa mang lại hiệu quả rất cao, giúp người thiết kế tự do sáng tạo. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi tính kỷ luật cao để đảm bảo công việc diễn ra đúng tiến độ.
Hy vọng với những thông tin về designer sẽ giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết thêm về cơ hội nghề nghiệp cũng như những kỹ năng cần thiết của một designer. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất về việc làm nhé!
Tham khảo thêm các tin đăng tìm việc làm tại Muaban.net: