Các chuyên gia tin rằng chó có khả năng chịu đau đớn tốt hơn con người. Do đó, việc nhận biết dấu hiệu chó bị bệnh là điều người nuôi nên chú ý để điều trị cho chó nhanh chóng và kịp thời. Bài viết này của Cẩm Nang Mua Bán sẽ giới thiệu những thông tin hữu ích để bạn chăm sóc chó nuôi thật tốt.
Chó biếng ăn, không ăn như các bữa trước
Những nguyên nhân khiến chó biếng ăn
Chó bỏ ăn có thể do các nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân bệnh lý
Thông thường tình trạng này sẽ kèm theo mệt mỏi, ủ rũ. Chó không còn hứng thú với thức ăn hay các loại đồ chơi.
Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu đi kèm với biếng ăn là các dấu hiệu đau đớn, khó chịu, thường xuyên bồn chồn, bỏ ăn, đi vệ sinh ra máu.
Dấu hiệu chó bị bệnh biếng ăn do tâm lý
Không chỉ bệnh lý, một số yếu tố tâm lý có thể khiến chó căng thẳng và trở nên biếng ăn hơn. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất:
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
- Thay đổi thức ăn, bát ăn, nơi ở.
- Cún đang trong thời kỳ động dục.
Chó biếng ăn phải làm sao?
Nếu chó lười ăn kèm theo các dấu hiệu bệnh lý, chủ nuôi cần nhanh chóng mang chó đến gặp bác sĩ thú y. Từ đó phát hiện nguyên nhân sâu xa và tiến hành điều trị đúng cách.
Với trường hợp chó bỏ ăn do tâm lý, có một số cách để thay đổi như sau:
- Thêm pate, nước luộc thịt vào chế độ ăn.
- Giữ lịch trình ăn uống cố định, hạn chế sự thay đổi.
- Sử dụng gel kích thích ăn ngon miệng cho chó.
>> Xem thêm: Chó không ăn được gì? Bật mí 17 thực phẩm chó không nên ăn
Chó mệt mỏi lừ đừ, không tương tác xung quanh
Nguyên nhân khiến chó lừ đừ, mệt mỏi
Một dấu hiệu chó bị bệnh khác là xuất hiện triệu chứng lừ đừ, mệt mỏi. Lúc này chó cũng không tương tác với chủ, môi trường xung quanh hay các loại đồ chơi mà trước đó nó yêu thích.
Nguyên nhân khiến chó mệt mỏi lừ đừ có thể kể tới những vấn đề sau:
- Chó bị hoảng sợ do thay đổi môi trường sống, do trong nhà có thêm chó/người mới khiến nó hoảng sợ.
- Chó nhiễm virus Parvovirus – một căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở chó.
- Tình trạng lừ đừ cũng có thể xuất hiện do chó bị sốt vì điều kiện thời tiết thay đổi.
>>> Xem thêm: Cách điều trị và tiêu diệt ve chó hiệu quả trên vật nuôi
Phương pháp điều trị
Với trường hợp chó bị nhiễm virus, việc cần làm là nhanh chóng đến gặp bác sĩ thú y. Căn bệnh này cần được điều trị kịp thời để tăng cơ hội sống cho chó.
Nếu dấu hiệu chó bị bệnh, chó ngủ suốt ngày xuất hiện do thay đổi môi trường sống, hãy cho chó thời gian làm quen. Sau khi đã quen thuộc với nhà mới, bạn mới, chó sẽ trở lại sinh hoạt bình thường.
Dấu hiệu chó bị bệnh: chó gầy gò, bị còi xương
Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân khiến chó gầy gò, còi xương
Khi chó bị còi xương, nó thường xuất hiện các dấu hiệu như giảm ăn, tiêu hóa kém, thích nằm và sưng, đau đớn các khớp xương. Nguyên nhân của tình trạng này là do chó không được ăn đủ chất. Hoặc được ăn đầy đủ nhưng cơ thể không hấp thu được.
Ngoài ra, tình trạng chó còi xương có thể bắt đầu từ những nguyên nhân dưới đây:
- Do thức ăn, sữa mẹ thiếu canxi, photpho, vitamin Da.
- Do con vật ít được tắm nắng, nuôi trong điều kiện chuồng trại thiếu ánh sáng khiến khả năng tổng hợp vitamin D bị hụt đi rất nhiều.
- Bệnh đường ruột khiến việc hấp thu các loại khoáng chất không tốt.
- Chó bị thiểu năng tuyến phó giáp khiến tỷ lệ Ca, P trong máu bị mất cân bằng gây suy dinh dưỡng.
Nên làm gì khi chó bị suy dinh dưỡng
Hãy chắc chắn rằng bạn luôn cho chó cưng ăn thức ăn phù hợp. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu suy dinh dưỡng đầu tiên, bạn cần đưa chó đến gặp bác sĩ để phát hiện sự thiếu hụt dinh dưỡng chó đang gặp phải là gì. Từ đó, đưa ra biện pháp bổ sung và khắc phục thích hợp.
>>> Xem thêm: Các loại thức ăn tốt cho sức khỏe các chú cún cưng nhà bạn
Chó bị nôn mửa tiêu chảy
Nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu chó bị bệnh nôn mửa, tiêu chảy
Khi chó bị tiêu chảy, chủ nuôi cần tiến hành điều trị kịp thời. Nếu không chó sẽ mất nước, suy kiệt rất nhanh và chết.
Nguyên nhân khiến chó bị tiêu chảy và nôn mửa thường do rối loạn tiêu hóa. Xuất hiện khi có nhiễm virus, các loại vi khuẩn, ký sinh trùng hay nấm mốc trong môi trường sống. Dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này như sau:
- Chó bị nôn, bỏ ăn.
- Nôn ra máu.
- Đi phân lỏng, đôi khi có lẫn máu.
- Phân có mùi hôi tanh vô cùng khó chịu.
- Tần suất đi ngoài lớn.
Xem thêm tin tức mới nhất về thú nuôi, cây cảnh tại Muaban.net
Phải làm sao khi thấy dấu hiệu chó bị bệnh rối loạn tiêu hóa
Xử lý và theo dõi tạm thời
Đầu tiên, bạn có thể theo dõi chó bệnh tại nhà, chưa cần mang tới thú y. Hãy bổ sung nước muối, chất điện giải cho chó để phòng chống mất nước. Đồng thời, thực hiện vệ sinh nơi ở cẩn thận, làm sạch bát đĩa ăn của chó.
Chữa chó bị bệnh tiêu chảy, nôn
Với trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể sử dụng men tiêu hóa chuyên biệt cho chó. Sau khi uống, tình trạng của chó sẽ được cải thiện. Đây chính là biện pháp đơn giản mà người nuôi có thể áp dụng tại nhà.
Nếu sau 2 ngày tình trạng tiêu chảy của chó không dứt, bạn cần nhanh chóng đưa chó đến thú y. Nếu không quá trình mất nước sẽ khiến chó suy kiệt nhanh và chết sau vài ngày.
Chó bị đỏ mắt, đục mắt, chảy ghèn
Nguyên nhân
Chó bị đỏ mắt chảy ghèn là do bệnh khô giác mạc gây nên. Nó khá phổ biến ở chó và gây nên giảm tiết nước mắt. Tình trạng này xuất hiện do tuyến mắt không sản xuất đủ nước mắt để giữ mắt được bôi trơn đầy đủ. Khi kéo dài nó khiến kết mạc bị khô, dày, chuyển sang màu đỏ và bị viêm.
Cách điều trị khi chó bị đỏ mắt chảy ghèn
Để điều trị các bệnh về mắt sẽ cần tới sự hỗ trợ của các chuyên gia. Bạn không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vì vậy hãy sử dụng nước muối sinh lý làm sạch mắt cho chó sau đó mang ngay đến bác sĩ thú y để được hỗ trợ.
Chó bị khó thở, thở khò khè hoặc thở nhanh
Nguyên nhân
Chó khó thở, chó kêu u u thường do bệnh viêm đường hô hấp. Do virus, vi khuẩn có sẵn trong hệ hô hấp của chó phát triển gây nên. Chó con, chó già hoặc chó được nuôi nhốt trong điều kiện thiếu vệ sinh rất dễ gặp phải căn bệnh này.
Cách điều trị
Khi nhận thấy dấu hiệu chó bị bệnh viêm đường hô hấp như thở khò khè, kêu u u, bạn đừng quá lo lắng. Hầu hết trường hợp chỉ cần giữ ấm, bổ sung dinh dưỡng là chó có thể tự phục hồi sau khoảng 2 – 3 ngày.
Lúc này, hãy cho chó ăn đồ mềm, có nhiều dinh dưỡng để tăng khả năng hấp thụ. Đồng thời, giữ ấm để chó có thể vượt qua dấu hiệu bệnh tốt nhất.
>>> Xem thêm: Nuôi chó đơn giản hơn cho người mới bắt đầu nhờ 5 yếu tố này
Dấu hiệu chó bị bệnh: Chó ngủ nhiều và liên tục
Nguyên nhân
Dấu hiệu chó ngủ rất nhiều, gặp khó khăn khi thức dậy thường xuất phát từ các bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây nên căn bệnh này:
- Bệnh tiểu đường.
- Suy thận.
- Chó quá già, sức khỏe suy yếu.
- Do không được quan tâm nên chó bị stress.
Cách điều trị khi chó ngủ nhiều và liên tục
Để điều trị, bạn cần tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh là gì. Trường hợp này sẽ cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ thú y. Tốt nhất, bạn nên mang chó cưng đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ.
>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết chó mang thai chỉ trong 5 giây.
Dấu hiệu chó bị bệnh: Trở nên hung dữ bất thường
Nguyên nhân
Hầu hết chó đều nổi cáu khi gặp người lạ. Nhưng nếu chó hung dữ hơn bình thường, thậm chí cả với người quen thì bạn cần thận trọng. Sự hung dữ có thể kèm các dấu hiệu như tai cụp ra sau, gầm gừ liên tục, mắt long sòng sọc.
Nếu chó của bạn mới thực hiện các thủ thuật y khoa như triệt sản, mổ thì đây có thể là một phản ứng phụ. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện bất thường, rất có thể chó của bạn đã bị dại.
Phải làm sao khi chó trở nên hung dữ bất thường
Nếu chó của bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, có thể loại trừ nguy cơ bị dại. Tuy nhiên bạn vẫn nên mang chó đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng và chẩn đoán nguyên nhân do bệnh lý hay tâm lý. Từ đó, có các biện pháp chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ sửa đổi hành vi cho chó thật hợp lý.
Điều cần làm trước khi đến bác sĩ thú y
Trước khi đưa chó đến phòng khám, bạn nên rọ mõm cho chó. Đồng thời, chú ý mang theo sổ tiêm để giúp bác sĩ nắm bắt tình trạng của chó một cách hiệu quả nhất. Việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Như vậy, bạn đã có được thông tin về những dấu hiệu chó bị bệnh và cách điều trị cơ bản. Truy cập Mua Bán ngay để chọn mua cho mình một bé thú cưng thật đáng yêu nhé!
Tham khảo thêm:
- Cách nuôi chó con khôn lớn, khỏe mạnh theo từng giai đoạn phát triển
- Những điều cấm kỵ khi nuôi chó cần lưu ý
- Chó cắn – Những lưu ý quan trọng và cách xử lý, sơ cứu
- Top 10 Giống Chó Không Lông Độc Lạ Được Yêu Thích Nhất