Ký hiệu HNK là đất gì? Mục đích sử dụng đất HNK là gì? Đất HNK có thể lên thổ cư được hay không? Cùng Muaban.net tìm hiểu ngay sau đây:
I. HNK là đất gì?
HNK thuộc nhóm đất nông nghiệp, ký hiệu cho loại đất trồng cây hằng năm khác. Cụ thể, với mục đích sử dụng chính là trồng các loại cây công nghiệp ngắn hạn (có thời gian thu hoạch và gieo trồng không quá 1 năm), chẳng hạn như cây hoa màu, mía, lau, đay, dâu tằm, cói,…
Ngoài ra, trong nhóm đất nông nghiệp, HNK còn được chia ra các loại đất với ký hiệu khác nhau như bảng dưới đây:
Nhóm đất nông nghiệp |
Kí hiệu |
Đất chuyên trồng lúa nước |
LUC |
Đất trồng lúa nước còn lại |
LUK |
Đất lúa nương |
LUN |
Đất bằng trồng cây hàng năm khác |
BHK |
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác |
NHK |
Đất trồng cây lâu năm |
CLN |
Đất rừng sản xuất |
RSX |
Đất rừng phòng hộ |
RPH |
Đất rừng đặc dụng |
RDD |
Đất nuôi trồng thủy sản |
NTS |
Đất làm muối |
LMU |
Đất nông nghiệp khác |
NKH |
II. Phân biệt giữa đất HNK và CLN
Đất HNK |
Đất CLN |
|
Điểm giống nhau |
Cả 2 loại đất HNK và CLN đều thuộc nhóm đất nông nghiệp, nhưng khác nhau ở mục đích sử dụng. |
|
Điểm khác nhau |
HNK (đất trồng cây hàng năm khác) được sử dụng với mục đích trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn, không quá 1 năm như khoai, ngô, mía,… Các loại cây thường được luân phiên gieo trồng và thu hoạch theo mùa. |
Trái lại với HNK, CLN là loại đất trồng cây lâu năm, có thời gian sinh trưởng trên 1 năm. Các loại cây này thường được chăm sóc và thu hoạch trong nhiều năm như cây dược liệu lâu năm, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, các loại cây lâu năm để lấy gỗ,… |
III. Đất HNK có được xây nhà không?
Đất HNK có thể xây nhà sau khi thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở của bạn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ngược lại, nếu thủ tục này chưa được hoàn thành, tuyệt đối không nên xây dựng nhà trên đất HNK để tránh vi phạm các quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Đất CLN là gì? Cách chuyển đất CLN sang đất thổ cư đơn giản
IV. Thủ tục đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK?
1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất.
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ sở hữu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK cần nộp hồ sơ cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận, kiểm tra và xem xét hồ sơ có hợp lệ hay không? Quá trình kiểm tra, sửa đổi, hướng dẫn bổ sung hồ sơ sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày. Nếu hồ sơ hợp lệ, thì qua bước xử lý.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác minh thực địa nếu cần thiết. Sau đó xác nhận vào đơn đăng ký, giấy chứng nhận mục đích sử dụng đất. Cuối cùng là chỉnh lý và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính của địa phương.
Thời hạn xử lý không quá 15 ngày đối với vùng đồng bằng và không quá 25 ngày đối với vùng miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
3. Phí chuyển đổi
Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp) – (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Tham khảo nhiều hơn về các tin đăng mua bán nhà đất giá rẻ, uy tín tại đây:
V. Ưu – nhược điểm khi đầu tư vào đất HNK?
1. Ưu điểm khi đầu tư vào loại hình đất HNK
Nguồn cung đất HNK khá phong phú, giúp các nhà đầu tư không cần tiêu tốn quá nhiều thời gian tìm kiếm.
Giá thành HNK cũng thấp hơn so với đất thổ cư. Tuy nhiên, đất có tiềm năng sinh lời lớn và thanh khoản tốt nếu nằm gần khu vực đông dân cư, sau khi chuyển mục đích sử dụng đất HNK sang đất ở thành công, nhà đầu tư sẽ có được khoản lãi không hề nhỏ.
2. Rủi ro khi đầu tư vào đất HNK
- Đất HNK thường có diện tích lớn nên giá bán cũng không hề thấp, phù hợp với những nhà đầu tư có sẵn nguồn vốn lâu dài. Hình thức đầu tư lướt sóng là không phù hợp với loại hình này.
- Một số trường hợp, nhà đầu tư đi theo hiện tượng “sốt đất” , sử dụng nguồn vốn đi vay lớn thì rủi ro rất cao, vì trong giai đoạn chưa chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì thị trường đã chững lại. Từ đây, nguồn vốn coi như đóng băng tạm thời mà nhà đầu tư cũng rất khó để sang nhượng.
- Nhà đầu tư tìm mua đất HNK gần các dự án mới nhưng quy hoạch đô thị ở khu vực đó lại không triển khai như dự định. Hoặc, số khác chọn mua đất HNK không thuộc khu vực được quy hoạch thành đất ở thì coi như nguồn vốn sẽ bị “đóng băng” rất lâu. Giải pháp là phải chuyển hướng đầu tư sang trồng trọt, chăn nuôi hoặc cho thuê với giá thấp, Đôi khi, chẳng may khu đất vừa mua lại thuộc diện giải tỏa thì nhà đầu tư chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp. Đất bị thu hồi, khoản đền bù không đáng kể, mất cơ hội thu lợi nhuận.
Như vậy, có khá nhiều những rủi ro có thể khiến nhà đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào loại hình đất HNK.
>>> Xem thêm: Đất DKV là gì? 4 bước để chuyển đổi đất DKV thành đất ở
VI. Những lưu ý để đầu tư đất HNK hiệu quả
1. Chọn vị trí tiềm năng
Khi đầu tư bất kỳ loại hình bất động sản nào, bạn đều nên quan tâm đến vị trí của nó. Vì vị trí quyết định phần lớn cơ hội sinh lời.
Cơ hội sinh lời đất HNK cao khi lô đất nằm ở những vị trí gần với khu dân cư. Hoặc có những yếu tố để dự đoán nơi đây sẽ hình thành cộng đồng dân cư trong tương lai. Như vậy, khi chuyển đổi thành đất thổ cư mới dễ thanh khoản và có lợi nhuận cao.
2. Xác minh khu đất có nằm trong diện tích quy hoạch
Kinh nghiệm giúp nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro, đồng thời, tăng cơ hội sinh lời với kênh đầu tư vào đất HNK chính là xác minh được khu đất nằm trong diện quy hoạch đất ở. Bằng cách tìm đến UBND quận/huyện để hỏi về kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
3. Xác minh đất có đủ điều kiện chuyển đổi sang đất ở
Theo điều 106 Luật đất đai năm 2013, khi chuyển nhượng đất nông nghiệp cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, mảnh đất cũng cần đảm bảo trong thời hạn sử dụng. Hoặc không xảy ra tranh chấp hay bị kê biên bản để thực hiện thi hành án.
Vì vậy, để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK cần xác minh xem lô đất đã đủ điều kiện hay chưa, rồi hãy quyết định đầu tư.
4. Thương lượng về phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Thương lượng trước với người bán về giá bán đất đã gồm một phần chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng hay chưa, vì khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất HNK, chủ sở hữu sẽ phải trả một khoản phí. Khoản phí này có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào tùy địa phương,
5. Đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng mua bán đất
Khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013 quy định, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đất đai phải được công chứng và chứng thực của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. UBND cấp xã, cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền chứng thực hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đất.
VII. Tổng kết
Hy vọng những thông tin trên của Muaban.net đã giúp bạn hiểu hơn về đất HNK là gì, đừng quên theo dõi website Muaban.net để cập nhật các tin tức về nhà đất bạn nhé!