Chắc hẳn có nhiều bạn đến nay vẫn chưa biết cách trình bày một mẫu CV nhân viên kinh doanh chuẩn form và ấn tượng. Đừng lo, bài viết hôm nay Mua Bán sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cụ thể cách viết cũng như gợi ý cho bạn các mẫu CV nhân viên kinh doanh ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng, theo dõi ngay nhé!
1. Những mẫu CV nhân viên kinh doanh ấn tượng
Dưới đây là những mẫu CV nhân viên kinh doanh đẹp mà Mua Bán đã tổng hợp và gửi đến bạn:
2. Cách viết CV chuẩn nhất dành cho nhân viên kinh doanh
Sau khi đã chọn được mẫu CV đẹp mắt, bạn cần tập trung vào cả những yếu tố bên dưới để CV trở nên ấn tượng với nhà tuyển dụng.
2.1. Đặt tên cho CV
Phần đặt tên cho CV hay đặt tiêu đề CV đóng vai trò khá quan trọng vì nó là điểm đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn. Qua đó thể hiện được sự chỉn chu, chuyên nghiệp của ứng cử viên trong công việc, đó là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn nhân viên của mình có. Vì thế, cần lưu ý rằng tên của CV nên giữ đơn giản và dễ hiểu. Tránh sử dụng quá nhiều từ ngữ phức tạp hoặc các từ viết tắt khó hiểu. Mục tiêu là làm cho tên CV của bạn nổi bật và thu hút sự chú ý một cách tích cực.
Bạn có thể đặt tên file theo cấu trúc sau: CV_[vị trí ứng tuyển]_[Họ tên]
- Chẳng hạn: CV_Chuyên Viên Kinh Doanh _Nguyễn Văn A”
2.2. Phần thông tin cá nhân
Phần thông tin cá nhân trong CV sẽ giúp người đọc biết được bạn là ai và làm thế nào họ có thể liên lạc được với bạn. Đây được xem làm là phần dễ viết nhất và luôn được xếp nằm đầu tiên.
Trong phần này, bạn cần cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, email cá nhân, số điện thoại.
Một vài lưu ý đối với phần này đó là bạn không nên sử dụng những email có cú pháp thiếu chuyên nghiệp, email theo ngôn ngữ teencode như : traidautay@gmail.com; cobedangyeu@gmail.com, v.v. Thay vào đó tên email tốt nhất nên chứa cả họ và tên của bản thân ví dụ như: van.a@gmail.com, vienng.work@gmail.com, v.v.
2.3. Phần mục tiêu nghề nghiệp
Đây được xem là phần cực kỳ quan trọng sẽ quyết định đến việc bạn có được lọt vào tầm mắt của nhà tuyến dụng hay không. Tại đây, bạn cần mô tả ngắn gọn về mục tiêu sự nghiệp và những gì bạn muốn đạt được trong công việc sắp tới, để cho nhà tuyển dụng thấy được định hướng nghề nghiệp và tham vọng chinh phục nghề nghiệp của bản thân bạn.
Tuy vậy bạn cũng không nên đề cập những mục tiêu quá lớn, vượt qua khả năng của mình. Và phần mục tiêu tốt cần đề cập đến: vị trí ứng viên, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và cách để hiện thực các mục tiêu này..
- Ví dụ về phần mục tiêu nghề nghiệp đối với CV nhân viên kinh doanh:
Mục tiêu ngắn hạn: Tìm kiếm một môi trường làm việc có tính thử thách, nơi tôi có thể phát huy kinh nghiệm bản thân của minh để làm tốt công việc của một nhân viên kinh doanh tại công ty, mở rộng tệp khách hàng, đạt và vượt doanh số trung bình hàng tháng của công ty.
Mục tiêu dài hạn: Sau 5 năm làm việc, tôi mong muốn sẽ được cấn nhắc lên vị trí trưởng phòng kinh doanh.
2.4. Phần trình độ học vấn
Phần trình độ học vấn trong CV nhân viên kinh doanh cung cấp thông tin về quá trình học tập và bằng cấp mà ứng viên có. Tại phần này, bạn cần nêu đúng ngành học, trường học và điểm GPA trong CV xin việc của mình để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát nhất về nền tảng kiến thức của bạn đang ở mức nào.
- Ví dụ cho phần trình độ học vấn: Tốt nghiệp loại giỏi ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học Sài Gòn (10/2018 – 10/2022) với số điểm GPA đạt 3.3/4.
Xem thêm: Cách viết CV song ngữ Anh Việt chuẩn phù hợp với mọi ngành nghề
2.5. Phần kinh nghiệm làm việc
Tiếp theo trong việc tạo CV là trình bày kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với bất kì ngành nghề nào thì kinh nghiệm và quá trình làm việc của ứng cử viên cũng đều ảnh hưởng lớn đến các nhà tuyển dụng. Bạn không nên trình bày một cách thiếu chuyên nghiệp, lộn xộn thay vào đó nên chọn những công việc có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Cụ thể bạn nên trình bày các công việc đã làm theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất. Phần thông tin kinh nghiệm hiệu quả cần bao gồm các nội dung như: tên công việc, vị trí, chức vụ, tên công ty, thời gian làm việc, nhiệm vụ và thành tích đạt được nếu có.
- Ví dụ bạn có thể tham khảo:
Nhân viên kinh doanh – Công ty Nội Thất A (7/2020 – nay)
Tư vấn và bán các loại đồ nội thất của công ty
Doanh số quý 1 năm 2020 vượt yêu cầu 15%
Trung bình mỗi tháng ký được 5 hợp đồng mới (mỗi hợp đồng từ 50-70 triệu)
Ngoài ra nếu bạn chưa có kinh nghiệm là sinh viên mới ra trường, có thể liệt kê những hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện mà bản thân đã trải nghiệm, hay những công việc làm thêm: gia sư, bán hàng online, phục vụ part-time..
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số việc làm kinh doanh, nếu bạn đang tìm việc làm tại:
2.5. Phần kỹ năng
Thông qua phần kỹ năng của ứng cử viên mà các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được bạn có phù hợp với vị trí, công việc tuyển dụng hay không. Vì thế bạn cần đưa đưa các kỹ năng có liên quan đến vị trí nhân viên kinh doanh CV là điều vô cùng cần thiết, giúp tạo ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng.
Hãy chú ý khi liệt kê các kỹ năng bạn cần sắp xếp chúng một cách logic và dễ đọc. Một số kỹ năng mà bạn có thể đề cấp đến khi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, chẳng hạn như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề; khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, v.v.
Xem thêm: 5 Yếu tố cần có một một nhân viên hành chính nhân sự giỏi
3. Một số điều cần lưu ý khi viết CV nhân viên kinh doanh
- Chọn mẫu CV đẹp mắt với bố cục khoa học: Ưu tiên chọn những mẫu CV có bố cục khoa học, giúp người đọc dễ dàng theo dõi thông tin. Một bố cục chặt chẽ và màu sắc hài hòa tạo nên một ấn tượng tích cực từ cái nhìn đầu tiên.
- Hình thức đẹp và ấn tượng: CV không chỉ là về nội dung mà còn về hình thức. Đảm bảo rằng CV của bạn không chỉ chứa thông tin chính xác mà còn có hình thức đẹp, dễ đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ.
- Sử dụng 1-2 font chữ duy nhất: Hạn chế sử dụng quá nhiều font chữ để giữ cho CV có vẻ chuyên nghiệp và đồng nhất. Chọn 1-2 font phù hợp và sử dụng chúng một cách nhất quán trên toàn bộ CV.
- Nội dung tập trung và chính xác: Hãy tập trung vào những thông tin quan trọng và chính xác. Tránh thông tin không liên quan và đảm bảo mỗi mục trong CV đóng góp vào hình ảnh tổng thể về năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Xem thêm: Gửi CV qua email gồm những gì? Những lưu ý quan trọng
Lời kết
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, một chiếc CV nhân viên kinh doanh hoàn chỉnh sẽ là cơ hội để bạn có được công việc trước các đối thủ khác. Nếu cảm thấy bài viết này bổ ích, hãy theo dõi muaban.net để đọc thêm nhiều thông tin khác nhé.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm ghi điểm nhà tuyển dụng
- Quy trình phỏng vấn & chi tiết các bước phỏng vấn bạn nên biết