Hiện nay, ngân hàng đang là chủ đề hot nhất và nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên mới ra trường. Do đó, để gây ấn tượng và tăng tỷ lệ đậu vào các ngân hàng thì ứng viên cần có CV đẹp mắt, đầy đủ thông tin khi nộp cho nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, Mua Bán sẽ mách bạn cách làm CV ngân hàng lôi cuốn, chinh phục hoàn toàn nhà tuyển dụng.
1. Cách viết CV ngân hàng chuẩn, ghi điểm nhà tuyển dụng
Trong CV ngân hàng có nhiều thông tin cần thiết mà bạn phải điền đầy đủ để nhà tuyển dụng nắm được điểm mạnh, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Dưới đây là một vài phần thông tin quan trọng mà các bạn sinh viên mới ra trường nên nắm vững.
1.1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là phần quan trọng nhất trong CV mà bạn cần chú trọng vào. Dựa vào nguồn dữ liệu bạn cung cấp, nhà tuyển dụng sẽ xác định được các thông tin khác liên quan đến bạn và liên hệ khi cần thiết. Những thông tin cá nhân mà bạn cần điền vào mục này gồm có:
- Họ và tên ứng viên.
- Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú.
- Số điện thoại của ứng viên.
- Địa chỉ email nhận việc.
- Các tài khoản nền tảng xã hội chuyên nghiệp của ứng viên như Linkedin, Facebook,…
Một lưu ý nhỏ đối với phần này đó là tên email không được chứa các ngôn ngữ teencode ví dụ: cobedautay@gmail.com, chugaunau@gmail.com. Thay vào đó email chuyên nghiệp nên chưa cả tên và họ ứng viên ví dụ: Hienng@work.com, Thoapham@gmail.com
1.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Trên thực tế, các nhà tuyển dụng không hề biết bạn là ai, họ không quan tâm bạn có tính cách như thế nào. Điều họ muốn thấy trong CV ngân hàng của bạn chính là mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, không lan man và lòng vòng.
Trường hợp, bạn là sinh viên vừa mới tốt nghiệp và muốn đi xin việc thì nội dung phần này tốt nhất khoảng 3 – 5 dòng. Trước tiên, bạn sẽ nói đôi chút về bản thân và kinh nghiệm có được từ việc đi làm thêm hay chuyên ngành mà bạn đang học. Bên cạnh đó, mục tiêu nghề nghiệp cần nên nên chia rõ ràng thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
- Ví dụ bạn có thể tham khảo:
Mục tiêu ngắn hạn: Phát triển và củng cố kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng để nắm bắt thông tin thị trường và hiểu rõ về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Tìm kiếm cơ hội làm việc tại các phòng giao dịch hoặc bộ phận tư vấn tài chính để áp dụng kiến thức học được và phát triển kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Mục tiêu dài: Mục tiêu 5 năm tới của tôi là trở thành Trưởng phòng giao dịch ngân hàng với kiến thức và trình độ kỹ năng cao, chuyên nghiệp, góp phần vào việc tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng.
1.3. Học vấn bản thân
Điều kiện tiên quyết để được tuyển vào ngân hàng là bạn phải thể hiện được trình độ học vấn của bản thân khi đưa vào CV. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được chuyên môn của bạn có phù hợp với vị trí mà bạn muốn vào hay không. Các thông tin cần đưa vào phần này đó là: ngành học, trường học và điểm GPA.
- Ví dụ: Tốt nghiệp loại giỏi ngành ngân hàng tại trường đại học kinh tế TPHCM (10/2018 – 10/2022) với số điểm GPA đạt 3.4/4.
Nếu bạn học trái ngành như thế nào? Làm việc trái ngành không còn là vấn đề quá mới hiện nay. Lúc này, bên cạnh chuyên ngành chính, bạn hãy đề cập đến những chứng chỉ hay khóa học liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.
Xem thêm: Các mẫu CV xin việc spa chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng
1.4. Kinh nghiệm làm việc
Ngoài những vấn đề chính được đề cập trong CV Ngân hàng, bạn nên lưu ý phần kinh nghiệm làm việc. Đây là nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi đọc CV của ứng viên. Khi điền mục này, bạn hãy liệt kê thứ tự công việc từ gần đến xa nhất mà bản thân từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng tuyển. Nội dung kinh nghiệm hợp lý bao gồm những thông tin như:
- Tên của công ty và vị trí công việc.
- Thời gian bắt đầu, kết thúc công việc.
- Những công việc mà bạn từng đảm nhận.
- Thành tựu đạt được trong mỗi công việc (nếu có).
- Ví dụ:
Nhân viên kinh doanh – Ngân hàng Techcombank (10/2020 – nay)
Chịu trách nhiệm tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng các gói sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Doanh số quý 1 năm 2020 vượt yêu cầu 20%
1.5. Kỹ năng cơ bản cần thiết
Kỹ năng làm việc là phần không thể thiếu trong tất cả bản CV hiện nay. Mặc dù đơn giản nhưng nhiều bạn chưa biết cách viết những kỹ năng làm việc hiệu quả. Theo các chuyên gia, phần kỹ năng cho nhân viên ngân hàng có thể kể đến như:
- Kỹ năng về chuyên môn.
- Kỹ năng về chăm sóc khách hàng.
- Kỹ năng về ngoại ngữ.
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
- Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm.
Xem thêm: Kỹ Năng Là Gì? 3 Kỹ Năng Quan Trọng Bạn Cần Phải Biết
1.6. Người tham vấn của ứng cử viên
Người tham vấn cho ứng cử viên không phải là phần thông tin chính nhưng nếu bạn bổ sung thông tin này trong CV ngân hàng sẽ giúp nâng cao tính tin cậy cho CV xin việc của bạn. Thông qua thông tin người tham vấn, nhà tuyển dụng sẽ gọi điện thoại xác minh những điều bạn đề cập trong CV có thực sự chính xác hay không.
Tham khảo: CV hành chính nhân sự: Cách viết và mẫu CV chuẩn
2. Những mẫu CV ngân hàng được sử dụng nhiều nhất
Trong ngân hàng có nhiều mảng công việc khác nhau, do đó CV của từng mảng sẽ có những yêu cầu và đặc trưng riêng biệt. Sau đây là một vài mẫu CV ngân hàng cho từng bộ phận:
2.1. CV Kiểm toán nội bộ
Tham khảo mẫu CV ngân hàng vị trí kiểm toán nội bộ:
2.2. CV Nhân viên hỗ trợ tín dụng
2.3. CV Giao dịch viên ngân hàng
2.4. CV Chuyên viên tư vấn tài chính
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vị trí chuyên viên tư vấn tài chính:
2.5. CV Techcombank
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng Techcombank:
2.6. CV ngân hàng OCB
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng OCB:
2.7. CV ngân hàng SCB
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng SCB:
2.8. CV ngân hàng VIB
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng VIB:
2.9. CV ngân hàng Shinhan
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng Shinhan:
2.10. CV ngân hàng MB
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng MB:
2.11. CV ngân hàng MSB
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng MSB:
2.12. CV ngân hàng ACB
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng ACB:
2.13. CV ngân hàng HDBank
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng HD Bank:
2.14. CV ngân hàng Bản Việt
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng Bản Việt:
2.15. CV ngân hàng Vietcombank
Mẫu CV cho nhân viên muốn ứng tuyển vào ngân hàng Vietcombank:
2.16. CV thực tập sinh ngân hàng
Tham khảo mẫu CV cho thực tập sinh ngành ngân hàng:
Tham khảo: Mẫu CV xin việc kế toán chuẩn không cần chỉnh dành cho bạn
Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm, có thể tham khảo việc làm kế toán tại:
3. Những điều cần chú ý trong mẫu CV ngân hàng
Nếu bạn muốn ứng tuyển vào bất cứ ngân hàng nào, bạn cũng phải chuẩn bị một mẫu CV ấn tượng và chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, bạn cần chú ý đến những điều sau:
3.1. Chọn mẫu CV chuyên nghiệp, phù hợp với ngành nghề
Bạn nên chọn một mẫu CV có thiết kế đơn giản, trang nhã và dễ nhìn. Hạn chế những mẫu CV ngân hàng quá rườm rà, sặc sỡ hoặc không liên quan đến ngành nghề.
3.2. Đề cập đến keyword
Keyword là những từ khóa liên quan đến vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Hãy tìm hiểu về những keyword này và sử dụng chúng trong CV của bản thân. Điều này sẽ giúp CV của bạn dễ dàng được tìm thấy bởi nhà tuyển dụng và chứng tỏ bạn có hiểu biết về ngành nghề.
Một số keyword phổ biến cho ngành ngân hàng là: tín dụng, tài chính, kế toán, khách hàng, giao dịch, quản lý, phân tích, bảo hiểm, đầu tư, tiết kiệm,…
3.3. Nội dung rõ ràng dễ hiểu
Hãy viết CV ngân hàng một cách rõ ràng, dễ hiểu và tránh sử dụng những từ ngữ khó hiểu, viết tắt hoặc chuyên ngành. Bạn nên nêu rõ những thông tin cơ bản về bản thân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và sở thích.
Đồng thời, sắp xếp những thông tin này theo thứ tự từ quan trọng đến ít quan trọng và từ mới nhất đến cũ nhất. Cách tốt nhất là bạn nên giới hạn CV không quá hai trang.
3.4. Đề cập đến những thành tích của bản thân
Liệt kê những thành tích mà bạn đã đạt được trong quá trình học tập hoặc làm việc, nhất là những thành tích liên quan đến chuyên ngành ngân hàng. Bạn có thể cung cấp những ví dụ cụ thể, số liệu và bằng chứng để chứng minh những thành tích của bạn.
3.5. Cần tránh một số lỗi cơ bản
Kiểm tra kỹ CV của bạn trước khi gửi đi, để tránh những lỗi chính tả, ngữ pháp, định dạng hoặc thông tin sai lệch. Hãy đảm bảo CV ngân hàng không có những lỗi cơ bản như: Sai tên ngân hàng, sai vị trí ứng tuyển, sai số điện thoại, sai địa chỉ email, sai ngày tháng,…
Trên đây là là những thông tin cần thiết về CV ngân hàng mà các bạn ứng viên nên tìm hiểu trước. Bên cạnh đó, còn có 17 mẫu CV thông dụng cho từng mảng ngân hàng cho các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn cũng như tăng tỷ lệ đậu vào ngành ngân hàng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các kiến thức liên quan hoặc các lĩnh vực khác như: bất động sản, tìm việc làm… hãy truy cập website: Muaban.net để tìm hiểu thêm nhé.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm ghi điểm nhà tuyển dụng
- Cách đặt tiêu đề CV như thế nào? Làm sao để có tiêu đề CV thu hút nhà tuyển dụng?