Chăm sóc khách hàng đang là một ngành nghề đầy tiềm năng được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vậy bạn đã biết cách viết CV ấn tượng cho vị trí chăm sóc khách hàng chưa? Sau đây, hãy cùng Mua Bán tham khảo một vài mẫu CV chăm sóc khách hàng đẹp nhất bạn nhé!
1. Tham khảo một số mẫu CV chăm sóc khách hàng đẹp, ấn tượng
Tham khảo Top những mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng ấn tượng nhất.
Mẫu 1:
Mẫu 2
Mẫu 3:
Mẫu 4:
Mẫu 5:
Mẫu 6:
Mẫu 7:
Mẫu 8:
Mẫu 9:
Mẫu 10:
(Nguồn tham khảo: timviec365.vn)
Đọc thêm: CV là gì? Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp
2. Cách viết CV cho nhân viên chăm sóc khách hàng
Bạn hãy nhớ rằng, mục tiêu khi làm CV là để thể hiện năng lực và mong muốn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Do đó, khi thiết kế CV chăm sóc khách hàng cần thể hiện những ưu điểm của bản thân để thu hút ánh nhìn của người tuyển dụng. Sau đây là cách viết CV cho nhân viên chăm sóc khách hàng, theo dõi ngay !
2.1. Liệt kê đầy đủ thông tin liên hệ
Thông tin liên hệ là mục đầu tiên cần thể hiện trong CV chăm sóc khách hàng. Ở phần này, bạn cần nêu ngắn gọn thông tin cá nhân như tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, email, số điện thoại,… Những thông tin này nhằm mục đích để nhà tuyển dụng liên hệ với bạn để trao đổi thông tin và thông báo kết quả khi phỏng vấn. Do đó, cần đảm bảo độ chính xác cho mục này bạn nhé.
Lưu ý thêm đối với phần này đó là Email cũng cần nghiêm túc, chỉn chủ, tên email tốt nhất nên có họ và tên của bản thân ví dụ: Ngocng@work.com, Ha.LinhPhan@gmail.com và cần tránh các email theo ngôn ngữ teencode, thiếu nghiêm túc.
2.2. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp bản thân
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về mục tiêu và ý định của bạn trong sự nghiệp. Đối với phần này nên chia rõ ràng thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Trong CV chăm sóc khách hàng, có thể trình bày như sau:
- Mục tiêu ngắn hạn: trong 1-2 năm đầu học hỏi nâng cao chuyên môn chăm sóc khách hàng, giải quyết thành thạo những thắc mắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Mục tiêu dài hạn: Trong 3-5 năm tiếp theo, nâng cao kinh nghiệp, phấn đấu trở thành trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng.
Lưu ý rằng mục tiêu nghề nghiệp nên phản ánh đúng định hướng và hoàn cảnh cá nhân của bạn, đồng thời liên quan đến yêu cầu của vị trí bạn đang xin.
2.3. Trình độ học vấn
Ở mục này, bạn có thể trình bày ngắn gọn nơi bạn học tập, quá trình học, những thành tích nổi bật hay bằng cấp bạn đã đạt được,….Bạn cần nếu đúng ngành học, điểm trung bình toàn khóa hoặc những môn học liên quan đến chắm sóc khách hàng một cách chính xác để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tổng quan về nền tảng kiến thức của bạn.
Bạn có thể trình bày mục này như sau: Tốt nghiệp loại giỏi ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh Tế-Luật Thành phố Hồ Chí Minh (08/2015 – 09/2019) với số điểm GPA đạt 3.4/4.
2.4. Mô tả kinh nghiệm làm việc
Nếu bạn đã đi làm ở vị trí tương tự, bạn hãy nêu thông tin nơi làm việc, vị trí công việc cũ, những đầu việc bạn đảm nhận và bạn đã học được gì khi làm việc ở đó. Ngoài ra, cách bạn giải quyết khó khăn cũng là một điểm cộng khi thể hiện vào CV chăm sóc khách hàng.
Bạn hãy ưu tiên viết những công việc gần nhất, kèm theo tên công ty, thời gian làm việc,…Trình bày như sau:
Kinh nghiệm làm việc:
- Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sunlife (8/2020-10/2022)
- Vị trí: Chăm sóc khách hàng
- Nhiệm vụ: Gọi điện thoại theo data được cung cấp, khai thác nhu cầu khách hàng, giải đáp các câu hỏi về sản phẩm của công ty, ghi nhận nhu cầu khách hàng,…
2.5. Liệt kê những kỹ năng cần thiết
Trong CV chăm sóc khách hàng, bạn cũng có thể ghi những kỹ năng chuyên môn, tiếng anh, tin học văn phòng: Đây sẽ là điểm cộng rất lớn nếu bạn theo đuổi ngành chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên, không phải kỹ năng nào bạn cũng liệt kê vào CV. Ngoài những kỹ năng cơ bản như trên thì bạn cũng nên đưa các kỹ năng liên quan đến vị trí chăm sóc khách hàng như: thuyết phục, nắm bắt tâm lý, chốt đơn hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý tình huống…. vào bản CV của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên viết quá dài mà hãy nên tóm lược, đúng trọng tâm.
2.6. Hoạt động ngoại khóa đã tham gia
Nhà tuyển dụng cũng sẽ rất chú ý vào những hoạt động ngoại khóa mà bạn tham gia. Điều đó chứng tỏ bạn rất năng động, có khả năng giao tiếp với mọi người, có nhiều trải nghiệm phong phú, tích cực,…Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng tham gia bất cứ hoạt động nào có thể bỏ qua phần này. Việc cố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những thông tin không có thật, sẽ không đem đến điều có lợi mà ngược lại sẽ gây bất lợi cho bạn.
Ví dụ các hoạt động ngoại khóa có thể ghi vào CV:
- Tổ chức sự kiện “Giao lưu văn hóa đọc tại trường Đại học KHXH&NV” quy mô 500 sinh viên
- Tổ chức Team Building cho bạn sự kiện trường
- Tình nguyện viên điều phối tân sinh viên trong dịp nhập học,…
Đọc thêm: CV hành chính nhân sự: Cách viết và mẫu CV chuẩn
2.7. Giới thiệu sơ qua sở thích, tính cách
Bạn có thể liệt kê đặc điểm tính cách hay sở thích như đọc sách, chụp ảnh, tính cách hòa đồng, chân thành, cẩn thận,.. bằng cách gạch đầu dòng. Những điểm này cũng thể hiện bạn hợp với công việc chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, phần này không có cũng không ảnh hưởng nhiều đến CV. Bạn có thể cân nhắc có nên đưa vào CV chăm sóc khách hàng hay không.
2.8. Cung cấp chứng chỉ đạt được kèm minh chứng
Các chứng chỉ tiếng Anh, tin học như TOEIC, IELTS, MOS, IC3,…nên được đưa vào CV như một minh chứng cho năng lực và khả năng học tập của bạn. Mục này bạn có thể trình bày chung với phần trình độ học vấn trong CV chăm sóc khách hàng.
3. Tips viết CV chăm sóc khách hàng thu hút hơn.
Một CV chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cần tập trung vào những điểm quan trọng. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn tạo một CV hoản chỉnh, chuyên nghiệp nhất.
3.1. Tránh sai lỗi chính tả
Viết CV chăm sóc khách hàng là thể hiện cô động nhất thông tin và kinh nghiệm mình có được để gây ấn tượng với người phỏng vấn. Vậy nên bạn cần kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi CV để tạo ấn tượng tốt nhất cho người tuyển dụng. Qua đó cho thấy bạn là người cẩn thận, tỉ mỉ và tôn trọng nhà tuyển dụng.
Đọc thêm: Các mẫu CV xin việc spa chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng
3.2. Đọc kỹ bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc nêu chi tiết những nhiệm vụ mà bạn cần nắm khi ứng tuyển vào vị trí chăm sóc khách hàng. Đọc kỹ bản mô tả để biết được những yêu cầu, kiến thức, kinh nghiệm,… Sau đó, hãy hệ thống lại những gì mình có để ghi vào CV một cách trọng tâm nhất.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm, có thể tham khảo một số tin đăng việc làm tại:
3.3. Xác định những thông tin quan trọng
Thông thường, CV chỉ nên để từ 1-2 trang A4, do đó bạn nên xác định những thông tin quan trọng, cần thiết để đưa vào CV. Tránh viết lan man, cung cấp những thông tin không liên quan đến nghề vào trong CV chăm sóc khách hàng.
3.4. Trung thực khi cung cấp thông tin, minh chứng
Nếu bạn ghi những gì không đúng sự thật vào CV chăm sóc khách hàng, nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra khi phỏng vấn trực tiếp. Cũng vì đó mà làm giảm uy tín cá nhân, gây mất thiện cảm rất lớn với nhà tuyển dụng. Do đó, hãy thành thật khi thể hiện kinh nghiệm vào CV và thể hiện một tinh thần sẵn sàng học hỏi để cải thiện những điều chưa tốt.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách tạo khung bìa Word đơn giản và đẹp nhất
3.5. Thể hiện thông tin trong CV ngắn gọn, liên kết
Những mục viết trong CV nên được liên kết, bổ trợ cho công việc đang hướng đến là chăm sóc khách hàng. CV cần được tinh chỉnh để trông sạch sẽ, logic và nhìn hài hòa nhất có thể.
3.6. Kết hợp màu sắc hài hòa và bắt mắt
Một bản CV thu hút là một bản CV không quá sặc sỡ, rườm rà. Bạn cũng có thể lựa chọn màu sắc chủ đạo của công ty để thiết kế CV chăm sóc khách hàng. Chọn màu sắc cho CV cũng thể hiện sự chuyên nghiệp, đúng mực của bạn ngay bước đầu tiên.
3.7. Trình bày hợp lý hình thức, bố cục CV xin việc
Trình bày bố cục hợp lý giúp bản CV trở nên chuyên nghiệp hơn, thu hút hơn. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng tìm kiếm được những thông tin, những yếu tố cần thiết để xem bạn có hợp với nghề chăm sóc khách hàng hay không.
3.8. Kiểm tra lần cuối trước khi gửi cho nhà tuyển dụng
Hãy đảm bảo mọi thứ được chỉn chu nhất khi gửi CV chăm sóc khách hàng. Trước khi gửi đi, bạn nên kiểm tra một lần tất cả các thông tin trên CV để đảm bảo không có sai sót nào xảy ra.
Trên đây là gợi ý một vài mẫu CV chăm sóc khách hàng mới nhất 2023. Hy vọng những mẫu CV này sẽ tạo được ấn tượng và mang đến cơ hội làm việc cho bạn trong vị trí chăm sóc khách hàng. Đừng quên tham khảo nhiều kiến thức hay tại muaban.net trong mục chia sẻ kinh nghiệm bạn nhé!
Xem thêm:
- Cách viết mẫu CV logistics hoàn hảo, dễ dàng nhất
- Khám phá nghề nhà báo — nghề sở hữu sức mạnh truyền thông