Nếu xem các chương trình kinh tế hay đọc tin tức về kinh doanh bạn dễ dàng bắt gặp từ CPI nhưng có thể chưa biết hoặc chưa hiểu rõ CPI là gì. Trong bài viết này, Mua Bán sẽ chia sẻ cụ thể về khái niệm chỉ số CPI là gì, ý nghĩa của CPI là gì đối với nền kinh tế và công thức tính chỉ số CPI. Đừng bỏ qua nếu bạn đang quan tâm đến giá hàng hóa, lạm phát và nhiều hơn thế nữa nhé.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?
CPI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Consumer Price Index có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số này cho biết giá tiêu thụ trung bình của giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ mà một người đã mua/sử dụng.
Chỉ số CPI hiện nay đang được sử dụng để đo lường chi phí trong các lĩnh vực như: Thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, giáo dục và truyền thông, giải trí, dịch vụ y tế, các loại hàng hóa và một số dịch vụ khác. Với một nhân viên marketing thì đây là một chỉ số bạn cần nắm chắc để phân tích thị trường.
Ý nghĩa CPI là gì? Tại sao cần theo dõi chỉ số CPI?
CPI là chỉ số giá tiêu dùng. Vậy vai trò đối với nền kinh tế của chỉ số CPI là gì? Thực trạng kinh tế được phản ánh qua chỉ số CPI là gì?
Có thể bạn chưa biết nhưng chỉ số giá tiêu dùng CPI rất quan trọng. Nó được ví von là “thước đo” phản ánh sự thay đổi, những biến động của giá bán lẻ hàng hóa trên thị trường và các loại hình dịch vụ hiện nay. Mức giá này có tác động đến sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Do đó, các chuyên gia kinh tế sẽ dùng CPI để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt của người dân qua các thời kỳ cụ thể.
Nếu trường hợp chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng thì cũng có nghĩa là giá tiêu dùng trung bình tăng và ngược lại. Do đó, sự tăng trưởng bất thường trong chỉ số CPI cho thấy nguy cơ có thể xảy ra lạm phát. Nếu lạm phát kéo dài và bùng nổ mạnh mẽ sẽ gây hủy hoại đến cả một nền kinh tế.
Ngược lại, nếu chỉ số CPI sụt giảm do sự sụt giảm của tổng cầu thì tiềm ẩn tình trạng giảm phát và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế bị suy thoái và nạn thất nghiệp gia tăng.
>>> Có thể bạn chưa biết: CTO là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng cần có
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI
Sau khi hiểu được khái niệm và ý nghĩa của CPI là gì, vậy làm sao để tính chỉ số giá tiêu dùng CPI? Để tính được chỉ số giá tiêu dùng CPI bạn cần thực hiện được các bước cơ bản sau đây:
- Xác định hàng hóa: Bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát và nghiên cứu thị trường để xác định được giá trị của hàng hóa cũng như dịch vụ mà người tiêu dùng đang bỏ tiền thường xuyên để sử dụng.
- Xác định giá cả: Mỗi loại hàng hóa đã xác định được sẽ được thống kê ở một khoảng thời gian cố định.
- Tính chi phí: Dựa vào bảng thống kê nêu trên bạn sẽ tính được tổng số tiền phải chi trả cho một giỏ hàng hoặc dịch vụ bằng công thức: Số lượng hàng hóa x giá cả của từng loại và cộng lại.
Cách tính CPI cho các năm:
Cách tính chỉ số lạm phát theo từng thời kỳ cụ thể:
Các vấn đề và hạn chế của chỉ số CPI
Bất cứ vấn đề và sự việc nào dù có nhìn nhận kỹ lưỡng đến đâu đi chăng nữa đều mang tính khách quan, luôn tồn tại những trường hợp sai sót nhất định và không thể đúng 100%. Chỉ số CPI không phải là ngoại lệ. Độ chính xác của CPI chỉ mang tính tương đối và áp dụng được trong một số trường hợp. Một số hạn chế tiêu biểu nhất của chỉ số CPI đó là:
Chỉ số CPI cao hơn thực tế:
Trong trường hợp có nhiều sản phẩm cùng ngành hàng xuất hiện trên thị trường thì khi cố định giỏ hàng sẽ sụt giảm tỉ lệ chính xác. Nếu hàng trong giỏ cố định có giá cao hơn thì người tiêu dùng sẽ bỏ và chọn những mặt hàng có giá thấp hơn. Và chắc chắn rồi, điều này sẽ khiến cho chỉ số CPI sẽ phản ánh cao hơn thực tế.
Không phản ánh kịp thời các mặt hàng mới:
Nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh về giá với các đối thủ, doanh nghiệp sẽ cho ra mắt nhiều sản phẩm mới. Nhưng khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI thì bạn cần cố định giỏ hàng hóa và không thể cập nhật thêm những sản phẩm mới. Chính vì điều này mà chỉ số CPI thường không phản ánh kịp thời các mặt hàng mới của doanh nghiệp và giảm tỉ lệ chính xác.
Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa:
Nếu sản phẩm được cố định trong giỏ hàng tăng chất lượng và tăng giá thì sản phẩm đó không được xét vào sản phẩm tăng. Chính vì điều này mà khi tính toán chỉ số CPI bạn thường vấp phải tình trạng phóng đại mức giá đồng thời chưa thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa.
CPI không áp dụng cho tất cả các nhóm dân cư:
Đa số các chỉ số CPI được khảo sát và nghiên cứu dựa vào một nhóm dân cư nhất định ở khu vực thành thị mà thôi. Nên dường như chỉ số CPI không thể cập nhật mức giá đúng của hàng hóa ở nông thôn và miền núi. Đặc biệt là đối với mỗi vùng miền, mỗi khu vực dân cư lại có những nhu cầu khác nhau và mức sống cũng khác nhau.
Nhu cầu mua hàng của mỗi người khác nhau:
Như đã chia sẻ bên trên ở mục CPI là gì, CPI chính là chỉ số giá tiêu dùng nên khi khảo sát và nghiên cứu hầu như người ta chỉ tập trung vào nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng dạng cá thể mà quên mất rằng nhu cầu mua sắm thực tế vô cùng đa dạng. Mỗi người sẽ có những nhu cầu mua hàng khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Không phản ánh được thời điểm và tác động của môi trường xung quanh:
Thời điểm và bối cảnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nhu cầu mua hàng và tình hình thị trường lúc bấy giờ. Việc hàng hóa tăng hoặc giảm giá đều có tác động rất lớn bởi những môi trường xung quanh, nhưng chỉ số CPI lại không thể hiện được điều này. Ví dụ: Vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, hàng hóa trở nên khan hiếm, vận chuyển khó khăn nên giá buộc phải tăng.
Tham khảo các công việc đang được tuyển tại đây:
>>>Có thể bạn quan tâm: CPA là gì và 7 điều cơ bản nhất cần biết về CPA!
Ứng dụng của chỉ số CPI đối với nền kinh tế
Mục đích sử dụng của CPI là gì đối với nền kinh tế? Những ứng dụng thực tiễn trong đời sống của CPI là gì?
Thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI bạn có thể thấy nếu giá trị CPI giảm thì cũng có nghĩa là giá trị giỏ hàng hóa giảm. Tức là khi này thu nhập của người dân vẫn giữ nguyên, người dân có cơ hội để cải thiện mức sống, và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, như đã nói, CPI giảm cũng có thể là do nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân giảm, một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm phát.
Còn nếu CPI tăng điều này có nghĩa là giá cả sản phẩm/dịch vụ trên thị trường đang có xu hướng tăng. Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân khi mà họ phải chi trả nhiều hơn để trang trải cuộc sống trong khi đó thu nhập không được cải thiện.
Tóm lại, CPI là chỉ số xác định về tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm. Với nền kinh tế của một quốc gia thì dù là lạm phát tăng hay giảm đều có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, việc liên tục theo dõi chỉ số CPI và đưa ra những biện pháp giải quyết phù hợp và kịp thời là hết sức quan trọng.
Tại nước ta hiện nay, tính toán CPI là công việc của Tổng cục Thống kê. Hàng tháng Tổng cục Thống kê sẽ tính toán và công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI đồng thời xác định mức tăng giảm dựa theo 4 gốc so sánh khác nhau. Bao gồm:
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng tháng so với tháng trước;
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước;
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng tháng so với cùng kỳ năm trước;
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI so với năm gốc cố định (thay đổi 5 năm một lần và hiện tính theo năm gốc 2005).
Bên trên là chia sẻ của chúng tôi về CPI là gì, ý nghĩa và ứng dụng của chỉ số CPI là gì và cách tính CPI đơn giản nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập Muaban.net để tìm kiếm những thông tin hữu ích về công việc, cuộc sống. Muaban.net là chuyên trang về việc làm cực kỳ uy tín. Tại đây, bạn có thể tìm việc làm nhanh chóng với chế độ lương, phúc lợi hấp dẫn. Còn chần chờ gì mà chưa truy cập ngay.
Trần Thanh – Content Writer
>>> Xem thêm: CPD là gì và quan trọng thế nào đối với các doanh nghiệp?