Công nhân viên chức nhằm chỉ những người làm việc trong các cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp. Cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn công nhân viên chức là gì? và quyền lợi, nghĩa vụ họ được hưởng ra sao, cùng với đó là những điều mà công nhân viên chức không được làm nhé!
I. Công nhân viên chức là gì?
Công nhân viên chức là cụm từ chỉ được dùng trong cuộc sống đời thường. Hiện chưa có văn bản nào định nghĩa chính xác đối với cụm từ này. Tuy vậy, các văn bản hiện nay sẽ định nghĩa tách biệt công chức và viên chức như sau:
Theo khoản 1 điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019:
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân, công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
Theo điều 2 Luật Viên chức 2010:
“Viên chức là là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
>>> Tham khảo thêm: Công chứng viên là gì? Tiêu chuẩn để trở thành một công chứng viên (quy định mới nhất)
II. Quyền lợi của công nhân viên chức
1. Chế độ làm việc
Đối với công chức thì sẽ không làm việc theo chế độ hợp đồng và không phải đóng phí bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với viên chức thì ngược lại, sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng và phải đóng phí bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 25 Luật Viên chức năm 2010 như sau:
Thứ nhất, đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn là cả hai bên ký hợp đồng xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Người được tuyển dụng làm viên chức thì hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp:
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thứ hai, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
>>> Tham khảo thêm: Quy Định Về Thời Gian Làm Việc Và Nghỉ Ngơi Của Người Lao Động
2. Tiền lương
Công chức sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đối với công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ hưởng lương từ quỹ của đơn vị đó.
Đối với viên chức thì sẽ hưởng lương từ quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Hiện nay, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức là 1.490.000 đồng/tháng. Vừa qua. Quốc hội đã chính thức thông qua chính sách tăng tiền lương cơ sở từ ngày 1.7.2023 lên thành 1.800.000 đồng/tháng. Và lương của công nhân viên chức sẽ bằng: Lương cơ sở x hệ số lương.
3. Bảo hiểm xã hội
Công nhân viên chức được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định như:
- Chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tử tuất
- Trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
III. Nghĩa vụ của công nhân viên chức
1. Nghĩa vụ chung
Công chức có những nghĩa vụ sau:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Viên chức có những nghĩa vụ sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
2. Nghĩa vụ trong công việc
Đối với công chức:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đối với viên chức:
- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
-
-
- Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
- Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
- Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
- Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
-
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Nghĩa vụ của người đứng đầu và quản lý
Những công chức đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có những nghĩa vụ sau:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đối với các viên chức quản lý:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;
- Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
IV. Những điều công nhân viên chức không được làm
Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Luật cán bộ, công chức. Công chức không được làm những việc những việc sau đây:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
- Làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 19 Luật Viên chức. Viên chức không được làm những việc:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
>>> Tham khảo thêm: Công Sở Là Gì? Quy Định Thông Thường Tại Công Sở Nhà Nước
V. Có nên làm công nhân viên chức hay không?
Hiện nay, có thể thấy một thực trạng đa số mọi người không muốn làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Điều này xảy ra từ các nguyên nhân:
- Do mức lương làm việc ở các cơ quan, đơn vị của Nhà nước thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân.
- Quan niệm làm ở cơ quan Nhà nước là do có mối quan hệ. Điều này dẫn đến việc những người vào bằng thực lực cũng bị mang tiếng dùng mối quan hệ.
- Ngoài việc có mối quan hệ thì cũng cần có tài chính mới có thể vào được môi trường Nhà nước. Tuy hiện nay việc này đã hạn chế những vẫn còn tồn tại chưa được xử lý triệt để.
- Cuối cùng điều gây khó nhất cho những ai muốn làm việc tại các cơ quan Nhà nước đó chính là không phải người của Đảng thì không thể làm việc tại đây.
Ngoài công nhân viên chức, bạn có thể xem thêm các công việc khác đang tuyển dụng tại đây:
VI. Kết luận
Như vậy bài viết này đã giúp bạn hiểu tổng quan về công nhân viên chức là gì? Thuật ngữ công nhân viên chức nói đến những công chức, viên chức được tuyển dụng để làm việc trong môi trường nhà nước. Mua Bán hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin bạn muốn tìm kiếm. Hãy thường xuyên truy cập Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin về bất động sản, việc làm, ô tô… nhé!
>>> Xem thêm:
- PQC là gì? Các kỹ năng cần có và thông tin chi tiết về PQC
- Kế Toán Thuế Là Gì? Những Công Việc Của Kế Toán Thuế