Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa là mục tiêu phát triển hàng đầu ở nước ta hiện nay. Vậy công nghiệp hóa là gì? Tác động như thế nào đến nền kinh tế? Cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn dưới bài viết này nhé.
1. Công nghiệp hóa là gì?
Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong một vùng kinh tế nói riêng và trong một nền kinh tế nói chung. Đó có thể là tỷ trọng về giá trị gia tăng, về lao động, về công nghệ sản xuất,…
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Đây là một phần của quá trình hiện đại hóa. Và sự chuyển biến nền kinh tế – xã hội này đi đôi với quá trình tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyển từ việc sử dụng các công cụ sản xuất thô sơ, thủ công đơn giản sang công nghiệp sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó nổi bật phải kể đến là sự phát triển của luyện kim và sản xuất năng lượng quy mô lớn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tự động hóa – nghề nghiệp đầy triển vọng trong tương lai
2. Các loại hình công nghiệp hóa
Sau khi hiểu được khái niệm công nghiệp hóa là gì, bạn cần tìm hiểu về các loại hình công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa là cuộc cách mạng được thực hiện trên toàn thế giới dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau, nhưng cơ bản có 2 loại là: công nghiệp hóa kiểu truyền thống và công nghiệp hóa kiểu mới.
2.1 Công nghiệp hóa kiểu truyền thống
Đây là mô hình công nghiệp hóa truyền thống và bao gồm cả công nghiệp hóa cổ điển xảy ra ở các nước phương Tây từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX.
2.2 Công nghiệp hóa kiểu mới
Đây là kiểu công nghiệp hóa mới được bắt đầu từ những năm 1960 và vẫn tiếp tục đến hiện nay. Từ nền tảng là những mặt trở ngại và tiêu cực ở công nghiệp hóa kiểu cũ cùng với sự thành công của một nước đi theo phát triển công nghiệp hóa kiểu mới, hiện nay các nhà chiến lược công nghiệp hóa đang nghiên cứu phát triển không chỉ rút ngắn thời gian mà còn đáp ứng hội nhập kinh tế, đảm bảo được yêu cầu của nền kinh tế mới, tri thức và phát triển bền vững.
Mỗi quốc gia có thể có những yêu cầu khác nhau với công nghiệp hóa kiểu mới, nhưng nhìn chung sẽ có một số đặc điểm sau:
- Khắc phục triệt để những lỗi thời của công nghiệp hóa truyền thống (lạc hậu, bất công, lãng phí của cải, tàn phá môi trường)
- Kết hợp song song giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức
- Chú trọng phát triển bền vững, coi trọng bảo vệ môi trường
2.3 Đặc điểm của công nghiệp hóa
2.4 Công nghiệp hóa trên thế giới
- Nước Anh:
Vào thế kỷ XVIII, công nghiệp hóa ra đời gắn liền với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Ban đầu phát triển ngành công nghiệp dệt và sau đó kéo theo phát triển một số ngành khác như nuôi cừu, trồng bông,… Và từ đó đòi hỏi công nghệ kỹ thuật tiên tiến hơn, tạo tiền đề cho phát triển ngành công nghiệp nặng như cơ khí chế tạo máy.
- Nước Liên Xô:
Công nghiệp hóa ở Liên Xô bắt đầu từ những năm 1930 và sau đó năm 1945 được áp dụng cho cả những nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Mô hình công nghiệp hóa ở nước này ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- Nước Nhật Bản:
Nhật Bản là quốc gia tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu mới, rút ngắn thời gian. Thông qua việc tận dụng lợi thế về tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ của các nước đi trước, Nhật Bản đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, sản xuất hàng hóa, sản phẩm trong nước thay thế cho hàng nước ngoài.
2.5 Công nghiệp hóa tại Việt Nam
Văn kiện Đại hội VIII và Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nêu ra công thức “công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa” đã cho thấy nước ta lựa chọn công nghiệp hóa theo kiểu mới. Và đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục theo hình thức công nghiệp hóa này. Theo đó, ta có thể hình dung những đặc điểm của công nghiệp hóa tại Việt Nam như sau:
- Công nghiệp hóa cần phải rút ngắn thời gian để đuổi kịp tiến độ của các nước phát triển trên thế giới.
- Công nghiệp hóa phải kết hợp song song với hiện đại hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- Phát triển công nghiệp hóa trên nền tảng bền vững, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Phát triển kinh tế đi liền với phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, đảm bảo công bằng, văn minh, định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Tác dụng của công nghiệp hóa
- Là tiền đề và tạo điều kiện để nâng cao, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Đồng thời qua đó góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm, nâng cao mức sống của người dân.
- Tạo ra lực lượng sản xuất mới và là tiền đề để củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường và khắng khít hơn mối quan hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức.
- Tạo tiền đề cho việc phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tạo cơ hội để củng cố cơ sở vật chất và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế và tăng cường quốc phòng, an ninh quốc gia.
4. Tác động của công nghiệp hóa
4.1 Tác động đến đời sống
Ở hiện tại, quá trình công nghiệp hóa đang có những tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của các gia đình nói riêng và đời sống xã hội nói chung, nhất là ở các thành phố lớn.
Hiện nay ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa là sự gia tăng các tệ nạn xã hội. Dường như các hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức đã bị thay đổi mạnh mẽ bởi cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó nhiều gia đình hiện nay không còn tồn tại kiểu tình cảm tình thân thông thường mà thay vào đó là những vấn đề liên quan đến tài sản, thừa kế và gây nên những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Công nghiệp hóa từ lúc hình thành đã và đang tạo ra những áp lực về mưu sinh và sinh tồn của các cá nhân. Nhu cầu làm giàu, nhu cầu phát triển sự nghiệp là hoàn toàn chính đáng, song, chính điều này đã chiếm lấy thời gian cá nhân của mỗi người, thu hẹp sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình với nhau, mối quan hệ từ đó cũng lỏng lẻo hơn và thiếu sự gắn kết.
4.2 Tác động phát triển kinh tế, tri thức
Có thể nói công nghiệp hóa là bước đi tất yếu của hiện đại hóa. Chính sự phát triển của khoa học công nghệ tân tiến đặc biệt là cách mạng thông tin cũng như cách mạng tri thức đã cho ra đời các công nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin,… Hệ thống công nghệ ấy đã làm biến đổi một cách sâu sắc và rõ rệt các quá trình, cách thức sản xuất, kinh doanh, tác động đến mọi lĩnh vực khác.
Hiện nay, Việt Nam đang phát triển lồng ghép với nhau hai quá trình: chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp lên nền kinh tế tri thức.
4.3 Tác động đến môi trường
Yếu tố môi trường và bảo vệ môi trường là vấn đề được đặt ra, được quan tâm hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh việc áp dụng một số tiến bộ về công nghệ để giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vấn đề đang môi trường trở thành bài toán khó giải quyết.
Thực tế đã cho thấy có đến hơn 80 thành phần khác nhau được tìm thấy từ quá trình phát thải công nghiệp như chì, dioxin, amiang,… và hầu hết các ngành công nghiệp đều nằm trong nguồn gây ô nhiễm không khí.
Các nhà sản xuất tác động trực tiếp đến nguồn nước tự nhiên nên ô nhiễm nguồn nước cũng chính là trở ngại lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường. Chất độc từ nước thải tồn tại ở nhiều dạng như rắn, lỏng, khí đã làm ô nhiễm trầm trọng các nguồn nước, mặt nước và nước ngầm.
Bên cạnh đó còn là vấn đề ô nhiễm nguồn đất gắn với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong quá trình sản xuất, các kim loại, chất độc hại ngấm vào đất, lâu dần sẽ đe dọa đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
>>> Có thể bạn quan tâm: Công nghiệp chế biến là gì? Top 6 ngành công nghiệp chế biến
5. Mục tiêu công nghiệp hóa tại Việt Nam
Công nghiệp hóa ở Việt Nam dựa trên nền tảng chuyển dịch từ nền kinh tế thủ công và nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp với khoa học công nghệ tân tiến. Nguồn nhân lực được đào tạo trong thời kỳ này cũng được đào tạo nhằm tiến tới phát triển nền kinh tế tri thức, áp dụng được những tiến bộ công nghệ vào quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng đẩy mạnh:
- Chuyển dịch quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại các nông thôn, tỉnh thành nhỏ lẻ.
- Tận dụng được thế mạnh vốn có về nông, lâm, ngư nghiệp và công nghệ chế biến để tăng giá trị và số lượng sản phẩm sản xuất trong nước.
- Giảm dần tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp, thay vào đó là tăng lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Tăng cường và đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ chế tác, công nghiệp phần mềm,…
- Phát triển ngành dịch vụ song song với hội nhập quốc tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tạo và sản xuất ra nhiều sản phẩm để phục vụ nhu cầu trong nước và cạnh tranh để xuất khẩu.
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm lương cao, ổn định thì có thể xem nhanh các tin tuyển dụng dưới đây:
Sau khi đã đọc bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được khái niệm công nghiệp hóa là gì? Đây là một quá trình đóng vai trò quan trọng và tất yếu đối với mỗi quốc gia trên con đường tiến tới hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế bền vững. Hy vọng bạn thấy những chia sẽ của Mua Bán hữu ích. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn có thể ghé ngay trang web Muaban.net nhé.
>>> Xem thêm: Điện tử công nghiệp – Tiềm năng phát triển trong tương lai