Hồ sơ xin việc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phỏng vấn xin việc hiện nay. Đặc biệt, đối với các công việc liên quan đến văn phòng, thủ tục làm đơn xin việc cần có công chứng xác thực là điều vô cùng cần thiết. Vậy khi công chứng hồ sơ xin việc cần những giấy tờ nào? Thủ tục ra sao? Cùng Mua Bán tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
I. Công chứng hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ nào?
Công chứng hồ sơ xin việc là việc chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ trong hồ sơ xin việc. Hồ sơ xin việc là toàn bộ giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ mà người đi ứng tuyển sẽ chuẩn bị và nộp cho nhà tuyển dụng.
Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên chuẩn bị các giấy tờ trong hồ sơ xin việc như sau:
- Đơn xin việc, CV xin việc
- Sơ yếu lý lịch
- Bản sao CMND/CCCD
- Bản sao giấy khai sinh
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Giấy khám sức khỏe
- Bản sao bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc tương đương
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp (nếu có)
- Bản sao các chứng chỉ, bằng cấp liên quan (nếu có)
Theo pháp luật, những giấy tờ trên sẽ không bắt buộc phải công chứng khi xin việc (mà tùy vào yêu cầu của mỗi doanh nghiệp). Tuy nhiên, khi trở thành nhân viên chính thức để thuận tiện cho các thủ tục về thông báo mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hiểm xã hội,… doanh nghiệp sẽ yêu cầu nhân viên chứng thực một số giấy tờ có liên quan như:
- Sơ yếu lý lịch (chứng thực qua chữ ký)
- Bản sao CMND/CCCD (chứng thực bản sao từ bản gốc)
- Bản sao sổ hộ khẩu (chứng thực bản sao từ bản gốc)
- Bản sao giấy khai sinh (chứng thực bản sao từ bản gốc)
- Bản sao các bằng cấp và chứng chỉ có liên quan đến ngành nghề,… (chứng thực bản sao từ bản gốc)
- Giấy khám sức khỏe
Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, ứng viên có thể cần công chứng thêm một số giấy tờ khác, chẳng hạn như:
- Bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc
- Bản sao giấy tờ chứng minh trình độ ngoại ngữ
- Bản sao giấy tờ chứng minh lý lịch tư pháp
Dưới đây là một số tin đăng tuyển dụng việc làm kinh doanh, bạn có thể tham khảo để ứng tuyển ngay nhé!
II. Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23 năm 2025 của Chính Phủ, khi công chứng hồ sơ xin việc, người lao động cần đến những cơ quan có thẩm quyền để tiến hành làm thủ tục chứng thực. Các cơ quan đó gồm có:
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký tên, đóng dấu.
- Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng: Tại đây, người có thẩm quyền đóng dấu chứng thực là công chứng viên.
- Phòng tư pháp cấp huyện: Trưởng/Phó phòng Tư Pháp là người xác nhận ký tên và đóng dấu.
- Các cơ quan đại diện lãnh sự, đại diện ngoại giao được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài: Tại đây, giấy tờ công chứng sẽ do viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự ký tên và đóng dấu.
Trong các cơ quan công chứng trên, phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng là hai lựa chọn phổ biến nhất. Các cơ quan này được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng năm 2014.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc công nhân và mẹo làm hồ sơ ấn tượng!
III. Thủ tục công chứng hồ sơ xin việc như thế nào?
Để công chứng hồ sơ xin việc, ứng viên cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi thực hiện thủ tục công chứng hồ sơ xin việc, người lao động cần chuẩn bị trước đầy đủ các giấy tờ cần thiết như đã trình bày ở phần I (theo yêu cầu của nhà tuyển dụng).
Bước 2: Đến cơ quan công chứng và nộp hồ sơ, đóng phí
Sau khi chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng các giấy tờ cần công chứng, ứng viên cần đi đến các cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ công chứng tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, thực hiện đóng phí công chứng cho cơ quan.
Bước 3: Nhận kết quả công chứng
Khi đã nộp đủ hồ sơ và phí công chứng, cơ quan sẽ tiến hành công chứng hồ sơ xin việc. Thời gian hoàn tất công chứng hồ sơ xin việc thông thường là 30 phút.
Lưu ý: Trên thực tế các giấy tờ như giấy khai sinh, bằng cấp, sổ hộ khẩu,… đều không xác định thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều yêu cầu những giấy tờ này phải được công chứng trong thời hạn 6 tháng tính từ thời điểm ứng viên nộp hồ sơ xin việc. Chính vì thế, người lao động cần chú ý đến vấn đề này để đảm bảo các giấy tờ trong hồ sơ còn hiệu lực chứng thực theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Xem thêm: 5 Thứ Cần Phải Có Trong Hồ Sơ Ứng Tuyển Không Nên Bỏ Qua
IV. Phí công chứng hồ sơ xin việc hết bao nhiêu?
Phí công chứng hồ sơ xin việc được tính theo số lượng giấy tờ cần công chứng. Theo điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, mức phí khi công chứng hồ sơ được quy định như sau:
Loại chứng thực | Mức phí |
Chứng thực giấy tờ bản sao từ bản gốc |
|
Chứng thực chữ ký | 10.000 VNĐ/trường hợp |
Lưu ý: Phí công chứng hồ sơ xin việc có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng giấy tờ cần công chứng và vị trí của văn phòng công chứng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về những giấy tờ cần thiết và thủ tục khi công chứng hồ sơ xin việc do Mua Bán tổng hợp. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện công chứng hồ sơ xin việc dễ dàng hơn trong quá trình ứng tuyển. Chúc bạn sớm tìm được công việc như ý và thành công trong sự nghiệp!
Ngoài ra, nếu bạn muốn xem thêm những kiến thức chia sẻ kinh nghiệm thú vị khác liên quan đến tìm kiếm việc làm, hoặc tìm hiểu thông tin về mua bán nhà đất, phong thủy,… hãy thường xuyên theo dõi và truy cập website Muaban.net nhé!
Xem thêm:
- Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Cho Sinh Viên Tạo Ấn Tượng Tốt Nhất
- Cách Viết Đơn Xin Việc Ấn Tượng Và Chính Xác Nhất