Để vận hành xe được tốt nhất bạn cần tìm hiểu về các phụ tùng xe tránh xảy ra hư hại gây mất an toàn. Và côn xe máy là một trong các bộ phận rất quan trọng để đảm bảo xe hoạt động hiệu quả. Vậy côn xe máy là gì? Cấu tạo và hoạt động của côn xe máy? Để giúp bạn giải đắp những thắc mắc này, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây để có thể hiểu hơn về côn xe máy nhé.
Côn xe máy là gì?
Côn xe máy còn có tên gọi khác là bộ ly hợp xe máy, được đặt giữa động cơ xe máy và hộp số xe máy. Côn xe có tác dụng là tách động cơ xe ra khỏi hệ thống truyền lực khi xe khởi động hoặc cần sang số. Nó giúp trục khuỷu động cơ nối êm dịu hơn với trục hộp số khi xe bắt đầu di chuyển.
Vì vậy nếu xe máy không đề được rất có khả năng xe bị hỏng côn xe máy. Với côn xe máy, một trục được dẫn bởi động cơ, trục còn lại do thiết bị khác dẫn động. Nói một cách dễ hiểu hơn thì côn xe máy có nhiệm vụ nối hai trục lại với nhau cho hai trục quay cùng một tốc độ hoặc có sai số về tốc độ.
Cấu tạo của côn xe máy
- Phần 1: Kết nối giữa trục khuỷu và trục truyền động cơ có các lá bố, nhông hú.
- Phần 2: Các đế nồi và lá thép được kết nối với cục truyền động của hộp số xe máy.
- Phần 3: Nhiệm vụ kết nối đế nồi và các lá bố, lá thép lại với nhau. Phần này gồm có mâm ép và các lò xo nồi.
Côn xe máy được hiểu như sau: Bộ phận nhông hú được kết nối với trục khuỷu của động cơ qua bánh răng thứ cấp. Đế nồi nằm ở phía trong nhông hú. Tiếp đến là lá bố, phía trên có những bố, ngàm khớp với cạnh ngoài của nhông hú.
Lá bố và lá thép được xếp xen kẽ với nhau và ăn khớp cùng với bánh răng ở phía trong đế nồi. Cuối cùng mâm ép được đặt lên và được cố định với đế nồi qua ốc và lò xo nồi.
Cách vận hành của côn xe máy
Cách vận hành của côn xe máy hoạt động tuân theo nguyên tắc lực ly tâm. Có nghĩa là khi tốc độ của động cơ càng lớn thì lực ép lên tâm sắt cũng lớn hơn.
Cũng như với quá trình ngắt truyền động cơ đến hộp số. Khi người điều khiển bóp côn, phần mâm ép được đẩy ra ngoài, lá thép và lá bố được tách ra, truyền động từ động cơ đến hộp số sẽ bị cắt tạm thời. Người điều khiển xe có thể vào số.
Với chức năng truyền từ động cơ đến hộp số. Khi người điều khiển xe nhả côn trong lúc đang hoạt động, lực từ trục khuỷu sẽ được truyền đến nhông hú qua nhông thứ cấp làm cho nhông hú quay.
Khi đó thì lá bố và lá sắt cũng sẽ quay theo do chúng được kết nối cùng với ngàm đế nồi. Lực nén lò xo làm lá bố bị ép chặt cùng với lá sắt tạo thành một khối. Khi đó thì đế nồi sẽ được quay và truyền lực từ động cơ sang trục truyền động của hộp số, bánh xe quay thông qua một trục thứ cấp.
>>> Tham khảo thêm: Thay xupap giá bao nhiêu? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi hở xupap
Dấu hiệu cho thấy xe máy bị hỏng côn bạn cần biết
Dính côn
Người dùng điều khiển côn không chính xác dẫn đến tình trạng dính côn (bóp hết tay côn nhưng không đủ để ngắt côn) điều này làm cho côn bị nhanh mòn. Lúc này, vào số sẽ rất khó khăn và nặng nề, khi tăng tải trọng động, dễ làm cho hộp số bị hỏng.
Ngoài ra thì hiện tượng dính côn sẽ làm cho xe khó chỉnh garanti, khi dừng đèn đỏ xe dễ bị chết máy. Có thể côn sẽ đóng không hoàn toàn khi người dùng chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ. Việc này dễ đến hiện tượng trượt côn khi quá tải, làm giảm tuổi thọ của lá côn.
Côn hú to khi chạy
Xảy ra tình trạng côn bị hú là do nhân bánh răng sơ cấp (bánh răng trên trục ra của trục khuỷu) và bánh răng thứ cấp của bộ côn có độ rơ bị bào mòn. Khi đó tốc độ tua máy càng cao thì tiếng hú phát ra càng lớn. Hiện tượng này xảy ra với những chiếc xe tay côn đã có thời gian sử dụng lâu và ít được bảo dưỡng.
Để thoát khỏi tình trạng này, chủ xe có thể thay một hoặc hai bánh răng, hoặc đảo chiều của bánh răng sơ cấp (tùy vào từng xe). Có thể côn vẫn sẽ bị hú to khi bạn thay bánh răng sơ cấp, nhưng sau một thời gian ngắn hiện tượng này sẽ tự động hết.
Máy nhanh nóng, côn kêu trượt
Xe nhanh nóng máy, chạy xe có cảm giác ì máy, giảm khả năng chở nặng so với lúc trước, những điều này cho thấy bộ côn xe máy đang có vấn đề hư hại. Nguyên nhân là do thời gian sử dụng xe đã lâu không bảo dưỡng bộ phận côn, khi chưa nhả hết côn đã đột ngột tăng ga, ép số khiến cho lá côn nhanh bị bào mòn.
Có thể lúc này lá côn xe bị hỏng hết, nặng hơn nữa là bị cháy các lá côn khi vận hành. Khắc phục được điều này bạn cần bảo dưỡng bộ côn thường xuyên, thay mới lá côn để xe có thể chạy êm ái và vận hành tốt hơn.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm mua các dòng xe máy cũ, giá rẻ, chất lượng, bạn có thể truy cập tại đây:
Cách khắc phục lỗi hư hỏng côn xe máy
Khi gặp vấn đề với côn xe máy thì chắc chắn một điều là bạn cần phải kiểm tra xe. Từ đó tìm ra được nguyên nhân và cách sửa chữa sao cho phù hợp.
Dán côn xe máy
Bằng việc dán bề mặt phíp theo đúng kích thước tiêu chuẩn. Đây là cách làm có chi phí khá thấp (tầm 300 ngàn đồng). Nhưng nó phụ thuộc vào tay nghề của thợ và chất liệu tạo nên bề mặt phíp. Một vài thợ sửa xe thiếu kinh nghiệm sẽ làm ẩu, bề mặt phíp được gia công bằng chất liệu kém chất lượng. Chỉ sau một thời gian ngắn xe hoạt động, trong môi trường nhiệt độ cao làm cho bề mặt của phíp bở ra, khiến xe trở lại tình trạng ì ạch.
Thay côn xe máy
Bạn mang xe ra tiệm sửa xe uy tín yêu cầu thay côn và búa côn mới, giữ chuông côn khi chưa thấy có dấu hiệu bị mòn. Chi phí cho dịch vụ này phụ thuộc vào từng hãng xe khác nhau. Có giá dao động từ 800 – 1 triệu đồng.
Một số lưu ý để côn xe máy hoạt động tốt
- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì xe đúng định kỳ và thời gian.
- Chủ động thay dầu động cơ theo đúng thời gian quy định, không để quá lâu. Thay dầu động cơ phải đúng xe và đặc biệt phải là hàng chính hãng để động cơ xe hoạt động tốt nhất.
- Nếu bị hỏng bộ côn mà không thể khắc phục được thì nên đem ra tiệm nơi có máy ra vỏ cùng với các thợ sửa xe có nhiều kinh nghiệm để tiến hành khắc phục lỗi do xe một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về côn xe máy mà chúng tôi đã tổng hợp lại cho bạn. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn đồng hành âu dài cùng với xế yêu của mình.
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm về vấn đề mua bán xe máy cũ, hãy nhanh tay truy cập vào trang web của Muaban.net để theo dõi những thông tin và giá bán hấp dẫn tại đây nhé.
>>> Xem thêm:
- Sửa đèn xi nhan xe máy giá bao nhiêu? Cách sửa tại nhà hiệu quả
- Sự thật về thiết bị tiết kiệm xăng cho xe máy, làm sao để tiết kiệm xăng hiệu quả
- Hướng dẫn cách vào cua xe côn tay cho người mới