Wednesday, November 20, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmCẩm nang nuôi chó Pitbull - Giống chó mạnh mẽ số 1...

Cẩm nang nuôi chó Pitbull – Giống chó mạnh mẽ số 1 thế giới

Chó Pitbull là một loài chó được nhiều người yêu thích bởi bề ngoài mạnh mẽ, cơ thể săn chắc đầy khỏe mạnh. Vậy chăm sóc giống chó này có dễ không? Cần lưu ý những gì khi nuôi chó Pitbull? Cùng Mua Bán tìm hiểu về cẩm nang nuôi chó Pitbull – giống chó mạnh mẽ số 1 thế giới trong bài viết dưới đây nhé! 

Cẩm nang nuôi chó Pitbull - Giống chó mạnh mẽ số 1 thế giới
Cẩm nang nuôi chó Pitbull – Giống chó mạnh mẽ số 1 thế giới

I. Tìm hiểu chung về giống chó Pitbull

Chó Pitbull sở hữu cả ngoại hình lẫn tính cách vô cùng thú vị, đặc sắc. Dưới đây là một số thông tin chung về Pitbull để bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về giống chó vạm vỡ, mạnh mẽ này. 

1. Nguồn gốc của chó Pitbull

Chó Pitbull là giống chó được phát triển từ các giống chó Bulldog (chó mặt bò) và Terrier (chó sục). Giống chó này ban đầu được lai tạo tại Anh Quốc vào khoảng đầu thế kỷ 19.

Ban đầu, con người nuôi Pitbull với mục đích chính là quản lý, chăn nuôi gia súc và bảo vệ trang trại. Nhưng sau đó, lợi dụng sức mạnh của Pitbull, họ liên tục mang chúng vào những cuộc đấu chiến đầy bạo lực. Nhiều người cảm thấy những hành vi này là kiểu bạo hành động vật hết sức độc ác. Vì vậy, họ ra sức phản đối, lệnh cấm ở nhiều quốc gia cũng được ban hành.

Đến thế kỷ 20, chó Pitpull đã được nuôi dưỡng, huấn luyện để trở thành thú nuôi và trở thành người bạn thân thiết, đáng tin cậy của nhiều gia đình. Cái tên “American Pitbull” đã từng từng xuất hiện dày đặc trên các tấm áp phích tuyển dụng vào thời kỳ Thế chiến I, II bởi Pitbull đã được xem như một biểu tượng của văn hóa Hoa Kỳ.

Vì được chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện đúng cách, Pitbull dần hạn chế bộc lộ tính hung hăng. Cho đến hiện tại, ngoài vẻ ngoài trông có vẻ dữ tợn, điểm được nhắc đến ở giống chó này vẫn là sự năng động, dũng cảm, trung thành với chủ,… Và dần dần, vai trò của chó Pitbull cũng mở rộng nhiều hơn, cụ thể là chúng thường được mở rộng nuôi dưỡng để làm chó phục vụ, chó cảnh sát, chó trị liệu,…

Nguồn gốc của chó Pitbull
Nguồn gốc của chó Pitbull

Xem thêm: Chó Pug (Chó mặt xệ): Nguồn gốc, cách chăm sóc, mức giá

2. Đặc điểm về ngoại hình chó Pitbull

Pitbull thường sở hữu kích thước trung bình, chiều cao dao động từ 40-50cm, trọng lượng cơ thể giống chó này có thể lên đến 30kg. 

Nhìn chung, Pitbull có ngoại hình trông khá dữ dằn. Khung xương chúng to kết hợp với cơ bắp săn chắc và vai trước vạm vỡ. Bên cạnh đó, loài chó này có một cơ hàm khác biệt, có cấu tạo như khớp khóa nên khi nó đã cắn xe vật gì thì không dễ nhả ra. Do đó, những vết thương do Pitbull để lại thường rất sâu, rộng.

Ngoài ra, Pitbull còn có bộ lông ngắn, khá cứng. Màu lông của chúng cũng khá đa dạng, phần lông ôm sát cơ thể để lộ những bó cơ săn chắc giúp chúng trông càng mạnh mẽ hơn. Bốn chân Pitbull khá ngắn, hai chân trước nhỏ và thẳng. Những tưởng điều này có thể cản trở Pitbull, nhưng thực chất, phần chân sau hơi cong nhẹ với bó cơ đùi săn chắc đã giúp chúng có được sự di chuyển khá nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, có thể tăng tốc linh hoạt trong bất kỳ trường hợp nào. 

3. Đặc điểm về tính cách của chó Pitbull

Pitbull được biết đến với vẻ ngoài “hầm hố” nhìn khá dữ tợn, có phần nguy hiểm với con người. Vì vậy, Pitbull thường nằm danh mục các giống chó nguy hiểm nhất trong tổng số hơn 400 loài chó hiện nay đang có trên thế giới.

Về bản năng, xuất phát từ mục đích lai tạo giống chó này ban đầu, Pitbull có nét tính cách rất mạnh mẽ, bản năng lãnh thổ cao, dễ kích động và khá hung hăng. Tuy nhiên, nếu Pitbull được con người nuôi dạy trong môi trường tốt, huấn luyện đúng cách thì chúng có thể trở thành những người bạn thân thiết trong gia đình. Bởi vì lúc này, Pitbull sẽ bộc lộ cả sự thân thiện, đáng tin cậy và trung thành với chủ nhân.

Mặc dù có vẻ ngoài khá hung dữ nhưng Pitbull có tính cách đặc trưng là sự trung thành
Mặc dù có vẻ ngoài khá hung dữ nhưng Pitbull có tính cách đặc trưng là sự trung thành

Xem thêm: Chó Đốm Dalmatian – Đặc điểm, cách nuôi và giá mua

4. Tuổi thọ của chó Pitbull

Trước thế kỷ 20, đa số chó Pitbull chỉ tồn tại được không tới 8 năm bởi vì chúng hay bị con người đưa vào một số hoạt động chiến đấu nguy hiểm như chọi chó, chọi bò. Cho đến hiện tại, tuổi thọ chó Pitbull đã kéo dài từ 12 lên đến 15 năm do chúng trở thành thú cưng được nuôi trong gia đình.

Tuy nhiên, trên thực tế, tuổi thọ của chó Pitbull như thế nào còn phụ vào nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường sống. Nhưng nhìn chung, việc bổ sung các dưỡng chất phù hợp, thực hiện kiểm tra sức khỏe theo định kỳ kết hợp với chế độ vận động thích hợp có thể hỗ trợ kéo dài tuổi thọ cho chó Pitbull. 

Tuổi thọ của Pitbull thường dao động từ 12 đến 16 năm
Tuổi thọ của Pitbull thường dao động từ 12 đến 16 năm

Xem thêm: Những giống chó dữ đáng sợ nhất – Pitbull top đầu danh sách

II. Phân loại chó Pitbull phổ biến hiện nay

Dòng chó Pitbull có 4 loài phổ biến được con người nuôi dưỡng, bao gồm: chó sục Pitbull Mỹ, American Staffordshire Terrier, Staffordshire Bull Terrier, American Bully. Cùng tìm hiểu thêm về các loại chó này nhé!

1. Chó sục Pitbull Mỹ

Pitbull Mỹ có ngoại hình mạnh mẽ, đôi chân linh hoạt kết hợp với cơ bắp vạm vỡ và cơ hàm có lực cắn khủng khiếp. Lông chúng thường cứng nhưng bóng mượt và có màu sắc đa dạng. Chân trước và chân sau của Pitbull Mỹ rất cứng cáp. Chiều cao của chúng dao động từ 43cm đến 56cm và trọng lượng trong khoảng từ 13kg đến 27kg.

Chó sục Pitbull Mỹ rất trung thành, đáng tin cậy và thân thiện. Chúng cũng thường có xu hướng tỏ ra hung hăng, sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ nếu thấy bị xâm chiếm hoặc có cảm giác có nguy hiểm đang tiếp cận. Như những loại Pitbull khác, chó sục Pitbull Mỹ cần được đào tạo, huấn luyện từ nhỏ để chúng trở nên lành tính hơn, kiểm soát được bản năng của mình. 

Chó sục Pitbull Mỹ
Chó sục Pitbull Mỹ

2. American Staffordshire Terrier

American Staffordshire Terrier nhìn khá giống chó sục Pitbull Mỹ nhưng chúng có kích thước nhỏ, thân mình ngắn hơn. Terrier có chiều cao dao động trong khoảng 43cm đến 48cm, trọng lượng từ 23kg đến 36 kg.

Giống chó này được gọi là “cận vệ” vì bản tính thông minh, trung thành, dũng cảm. Chúng thường được chú ý bởi sự thân thiện với con người. Tuy nhiên, để có được điều này, American Staffordshire Terrier cũng cần được giáo dục, xã hội hóa đúng cách.

American Staffordshire Terrier
American Staffordshire Terrier

3. Staffordshire Bull Terrier

Staffordshire Bull Terrier có hình dáng nhỏ gọn hơn so với nhiều loại Pitbull khác. Tuy nhiên Staffordshire Bull Terrier cũng sở hữu cơ bắp và sức mạnh. Loại chó này còn được biết đến với cái tên “Bécgiê mõm ngắn”. Bên cạnh đó, Staffordshire Bull Terrier còn có cái đầu rộng, ngực sâu, lưng ngắn. Chiều cao của chúng dao động từ 35cm đến 41cm và trọng lượng trong khoảng từ 11kg đến 17kg. 

Đây là loại chó được lai giữa chó sục và chó bò, đã được các nhà lai tạo loại bỏ tính hiếu chiến nên thường không hung dữ như loại Pitbull thuần chủng. Tuy nhiên, bên trong giống chó này vẫn còn có ít nhiều tính hung hăng. Vì vậy, chúng cũng cần được rèn luyện đúng cách. Khi đó, Staffordshire Bull Terrier sẽ thể hiện được sự thân thiện và trung thành với con người. 

Staffordshire Bull Terrier
Staffordshire Bull Terrier

4. American Bully

American Bully nổi bật với thân hình có phần to lớn, đầy đặn, cơ bắp săn chắc hơn rất nhiều loại Pitbull khác. Mắt của American Bully cách xa nhau và phần mõm chúng hơi xệ xuống một chút. Lưng của loại chó này không ngắn, tuy nhiên, bởi vì phần lưng trên khá vạm vỡ nên nhìn từ trên xuống vẫn có độ dốc. 

So với nhiều loại Pitbull, American Bully có tính cách dễ gần và hiền lành hơn. American Bully thường chỉ hành động dựa vào mệnh lệnh của chủ nhân và đặc biệt, chúng rất thân thiện với trẻ em.  

American Bully
American Bully

Xem thêm: Bật mí 4 cách nuôi chó trong nhà sạch sẽ cực đơn giản

III. Cách nuôi và chăm sóc chó Pitbull

Sau khi tìm hiểu về chó Pitbull, hãy cùng tham khảo thêm một vài hướng dẫn về cách nuôi giống chó này thông qua chế độ dinh dưỡng, thực đơn và vệ sinh nhé!

1. Chế độ dinh dưỡng dành cho chó Pitbull theo độ tuổi

Pitbull từ 2 – 4 tháng tuổi

Lúc này những chú Pitbull còn khá nhỏ, chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu tập ăn nên hệ tiêu hóa của chúng chưa phát triển. Vì vậy, khi thiết lập chế độ dinh dưỡng cho chúng, bạn cần lựa chọn những thức ăn dành riêng cho chó, mềm, dễ tiêu, hạn chế cho chúng ăn thịt sống. 

Chế độ dinh dưỡng dành cho Pitbull từ 2 - 4 tháng tuổi
Chế độ dinh dưỡng dành cho Pitbull từ 2 – 4 tháng tuổi

Pitbull từ 4-6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của Pitbull đã khá ổn định. Vì vậy, bạn cần cung cấp đạm nhiều hơn bằng cách cho chúng ăn các loại thịt, cắt giảm dần lượng tinh bột trong khẩu phần ăn mỗi ngày.  

Pitbull trên 6 tháng tuổi

Trên 6 tháng tuổi, chó Pitbull dần phát triển hơn, hệ tiêu hóa cũng bước vào giai đoạn ổn định hẳn. Lúc này, bạn có thể bổ sung vào thực đơn của chúng thịt hoặc một số loại đồ ăn tươi sống khác.

Để tránh chó bị béo phì, bạn cần loại dần những đồ ăn có chứa tinh bột hoặc chất béo. Thay vào đó, bạn thay thế dần vào khẩu phần ăn hằng ngày của chúng những loại thực phẩm giàu protein, canxi để cung cấp dưỡng chất cho Pitbull phát triển cơ thể một cách toàn diện.

Chế độ dinh dưỡng dành cho Pitbull trưởng thành
Chế độ dinh dưỡng dành cho Pitbull trưởng thành

2. Thực đơn ăn uống chi tiết cho chó Pitbull

Để có một chế độ dinh dưỡng tốt thì việc có được thực đơn ăn uống chi tiết cho chó Pitbull cũng rất quan trọng. 

Với chó Pitbull con, bạn cần nạp đủ cho chúng lượng thức ăn trong ngày tương đương 10% trọng lượng cơ thể chúng. Ví dụ, Pitbull của bạn nặng 8kg thì lượng thức ăn bạn cần cho ăn để đảm bảo dinh dưỡng tối thiểu là 800g (chia ra 3-4 bữa/1 ngày). 

Với chó Pitbull đã trưởng thành thì khối lượng thức ăn chúng cần trong một ngày chỉ khoảng 7-8% so với trọng lượng cơ thể. Ví dụ, một con Pitbull với trọng lượng 30kg, lượng thức ăn có thể hấp thụ trong ngày của nó tối thiểu là 1,5kg (chia ra 2 bữa/ngày). Thêm vào đó, Pitbull là giống chó rất thích ăn các loại thịt tươi sống đặc biệt là thịt bò, một chú Pitbull trưởng thành có thể ăn hết 2kg thịt bò trong 1 ngày.

Thực đơn ăn uống chi tiết cho Pitbull

Thực đơn ăn uống chi tiết cho Pitbull

3. Cách chăm sóc và vệ sinh chó Pitbull

Bên cạnh thực đơn và chế độ dinh dưỡng thì việc chăm sóc, vệ sinh cho Pitbull cũng rất cần được lưu ý: 

  • Chăm sóc lông: Pitbull có lông ngắn, nên việc chải lông hàng ngày không cần thiết. Tuy nhiên, cần kiểm tra lông theo định kỳ phòng tránh các vết thương, ký sinh trùng hoặc một số vấn đề khác liên quan đến da liễu. 
  • Chăm sóc răng miệng: Chó Pitbull cần chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa các bệnh về nướu. Vì vây, bạn cần chải răng cho chó hàng ngày hoặc ít nhất 4 lần mỗi tháng. Nếu có thể, hãy sử dụng bàn chải, kem đánh răng chuyên dụng cho chó.
  • Cắt móng: Bạn hãy đảm bảo không cắt quá gần mạch của móng, vì điều này có thể gây đau, chảy máu cho chó Pitbull. Nếu bạn không tự tin cắt móng, đến các phòng khám hoặc spa thú cưng uy tín để được hỗ trợ. 
  • Vệ sinh tai: Kiểm tra, làm sạch tai chó Pitbull thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ của chất nhờn dẫn đến nhiễm trùng tai. Đồng thời, bạn cũng cần sử dụng bông gòn hoặc bông tai đã thấm qua một ít nước để làm sạch tai bên ngoài.
  • Thời gian tắm: Tùy thuộc vào môi trường sống, hoạt động của chó Pitbull, bạn có thể tắm chó từ 1- 4 lần mỗi tháng. Trong quá trình tắm Pitbull, bạn nên sử dụng xà bông tắm chuyên dụng dành cho chó và phải đảm bảo tắm sạch cả lông, da.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng chó Pitbull được tiêm phòng đầy đủ, kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, được cung cấp chế độ ăn uống cân đối, đủ dinh dưỡng.

Cách chăm sóc và vệ sinh chó Pitbull
Cách chăm sóc và vệ sinh chó Pitbull

Xem thêm: Top 10 Loại Chó Lông Dài Nhất Thế Giới, Cực Đẹp Và Dễ Nuôi

IV. Các vấn đề cần lưu ý khi nuôi chó Pitbull

Dưới đây là một số lưu ý về các vấn đề khi nuôi chó Pitbull lần đầu và lưu ý về các vấn đề sức khỏe Pitbull có thể gặp phải.

1. Lưu ý khi bắt đầu nuôi chó Pitbull

Với những người lần đầu nuôi chó pitbull, bạn cần lưu ý một số thông tin dưới đây:

Pitbull là một giống chó mạnh mẽ, có tiềm ẩn sự hung hăng. Vì vậy, trước khi nuôi Pitbull, hãy xem xét tác động của chó đến môi trường xung quanh, nhất là ở nơi có trẻ em hoặc người già. Thêm vào đó, Pitbull cũng cần được giáo dục cũng như xã hội hóa đúng cách để hạn chế tính hung hăng, đảm bảo an toàn cho mọi người.

Khi dẫn Pitbull ra ngoài đi dạo, bạn nên sử dụng chuồng, rọ mõm để tránh ảnh hưởng đến người xung quanh. Chuồng giúp hạn chế sự di chuyển tự do, rọ mõm giúp kiểm soát hành vi cắn xé của chó Pitbull.  

Pitbull là một giống chó mạnh mẽ và có tiềm năng hung hăng
Pitbull là một giống chó mạnh mẽ và có tiềm năng hung hăng

Thêm vào đó, việc huấn luyện Pitbull từ khi còn nhỏ rất quan trọng, nhằm kiểm soát được tính hung hăng, định hình hành vi của chúng. Quá trình huấn luyện bắt đầu từ việc xã hội hóa, giáo dục cơ bản, huấn luyện nền tảng. Điều này giúp Pitbull hiểu, tuân thủ các quy tắc, hạn chế các hành vi gây nguy hiểm cho người khác. 

Ngoài ra, nuôi chó Pitbull còn đòi hỏi trách nhiệm, sự kiên nhẫn. Quan trọng nhất vẫn là phải hiểu rõ giống chó này, kết hợp với chuẩn bị các biện pháp an toàn, chăm sóc thích hợp. Từ đó, tạo ra một môi trường lành mạnh, vui vẻ, hạnh phúc cho Pitbull cũng như gia đình của bạn.

Nuôi Pitbull đòi hỏi trách nhiệm và kiên nhẫn
Nuôi Pitbull đòi hỏi trách nhiệm và kiên nhẫn

2. Các vấn đề về sức khỏe thường gặp ở chó Pitbull

Cũng giống như những giống chó khác, Pitbull cũng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như sau: 

  • Bệnh suy giáp: Thường xuất hiện ở Pitbull khi chúng đã già. Chứng bệnh này có thể gây tăng cân, rụng lông, chậm chạp, một số vấn đề khác ở Pitbull.
  • Loạn sản xương hông: Đây là bệnh về xương khá phổ biến, thương xuất phát do dị tật ở xương, từ đó gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của Pitbull. Khi mắc căn bệnh này, chân của Pitbull sẽ đau đớn khi di chuyển. 
  • Dị ứng: Môi trường sống xuất hiện nhiều bọ chét, cỏ, phấn hoa, bụi,… có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho Pitbull. Nặng hơn có thể dẫn đến Pitbull bị bong tróc da, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Đục thủy tinh thủy: Do di truyền hoặc do chó đã già, điều này gây ra ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của Pitbull.
Pitbull thường có sức khỏe khá tốt tuy nhiên chúng cũng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe
Pitbull thường có sức khỏe khá tốt tuy nhiên chúng cũng có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe

3. Chú ý khi cho Pitbull ăn

Khi cho chó Pitbull ăn, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh như sau:

  • Vệ sinh: Rửa sạch bát, dĩa ăn, khay nước của Pitbull trước cũng như sau khi ăn. Điều này giúp đảm bảo vệ sinh, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
  • Thức ăn tươi mới: Không cho chó ăn thức ăn còn lại từ các bữa trước, đặc biệt là không sử dụng thức ăn ôi, thiu hoặc hết hạn sử dụng. Điều này đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cho chó.
  • Đa dạng thực đơn: Thường xuyên thay đổi thực đơn của Pitbull, không chỉ cho chúng ăn thuần thức ăn khô. Hãy bổ sung thức ăn ướt, thức ăn tươi sống hoặc các nguồn dinh dưỡng khác để mang lại sự đa dạng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó.
  • Kiểm soát lượng thức ăn: Không để chó quá đói hoặc quá no để giúp chúng kiểm soát được việc ăn uống. Nên theo dõi lượng thức ăn phù hợp với cân nặng, năng lượng tiêu thụ của Pitbull.
Thay đổi thực đơn của Pitbull một cách linh hoạt
Thay đổi thực đơn của Pitbull một cách linh hoạt

V. Bảng giá chó Pitbull cập nhật mới nhất

Trên thị trường có rất nhiều giống chó Pitbull, vì vậy, chúng sẽ có nguồn gốc xuất sứ, tình trạng, màu sắc lông khác nhau dẫn đến giá bán có sự dao động. Dưới đây là bảng giá được cập nhật mới nhất để bạn có thể tham khảo: 

Nguồn gốc Pitbull Giá bán
Pitbull thuần chủng, được phối giống ở trong nước Từ 6 – 8 triệu đồng
Pitbull nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan (Châu Á) Từ 10 – 15  triệu đồng
Pitbull thuần chủng nhập khẩu từ Châu Mỹ Từ 50 – 60 triệu đồng
Pitbull thuần chủng nhập khẩu từ Châu Mỹ có dòng dõi nhà vô địch Champion Bloodine Từ 100 – 120 triệu đồng

Bên cạnh đó, khi mua chó Pitbull bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Nên nhờ người có kinh nghiệm, hiểu biết về chó Pitbull đi cùng. 
  • Dành thời gian chơi với Pitbull khoảng 30 phút trước khi quyết định mua.
  • Nên lựa chọn những chú Pitbull thể trạng khỏe mạnh, không có bệnh. 
  • Hạn chế chọn mua những chú Pitbull quá lớn, nên lựa chọn Pitbull nhỏ khoảng 2 tới 3 tháng tuổi để có thể chăm sóc, nuôi dạy dễ dàng. 
Lựa chọn Pitbull nhỏ khoảng 2 tới 3 tháng tuổi
Lựa chọn Pitbull nhỏ khoảng 2 tới 3 tháng tuổi

Tóm lại, bài viết trên đây đã gửi đến bạn cẩm nang nuôi chó Pitbull – Giống chó mạnh mẽ số 1 thế giới. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc nuôi dưỡng chăm sóc chó Pitbull. Bạn cũng đừng quên truy cập vào website Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin mới, hấp dẫn nhé!

Có thể bạn quan tâm

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thùy Linh
Thùy Linh - Content Writer tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin có ích đến cho bạn đọc.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ