Chính trị học luôn là một trong những ngành nghề nhận được sự quan tâm của nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ngành cung cấp những nền tảng kiến thức về chính trị và xã hội cho người học. Qua đó, giúp họ có những kỹ năng cần thiết để có được nhiều cơ hội việc làm đáng mơ ước trong tương lai. Vậy chính trị học là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp tất tần tật những thông tin về ngành chính trị học, hãy theo dõi nhé!
Tổng quan ngành chính trị học
Như chúng ta đã biết, chính trị học là ngành có bề dày lịch sử lâu đời và không dành cho những người không chuyên. Vậy ngành chính trị học là gì? Đây là ngành khoa học nghiên cứu về chính trị và xã hội nhằm mang đến những quy luật sống đúng đắn. Nó không chỉ làm sáng tỏ những quy luật của chính trị mà còn nghiên cứu các cơ chế tác động đến tổ chức, xã hội.
Chính trị học là gì? Theo nhà cách mạng Lenin thì vấn đề quan trọng nhất trong chính trị là “cơ quan nhà nước”. Sự tham gia của nhân dân vào cơ quan nhà nước giúp các định hướng của nhà nước được rõ ràng hơn. Không những thế, chính trị còn xác định rõ hình thức, nhiệm vụ của nhân dân trong bộ máy nhà nước.
Bên cạnh đó, chính trị chính là sợi dây “xúc tác” để giải quyết các vấn đề bên trong xã hội. Các lợi ích giai cấp hay quyền lực sẽ được quy định rõ ràng, chính xác thông qua hiến pháp. Qua đó mọi người có cái nhìn khách quan hơn trọng các vấn đề chính trị của nhà nước. Chính trị học là gì? Chính trị học là một loại hình thức hoạt động xã hội đặc biệt và có mối quan hệ đặc thù so với các ngành nghề khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Luật kinh tế ra làm gì? Học luật kinh tế ở đâu đảm bảo cơ hội việc làm?
Chính trị học là gì?
Chính trị học còn được biết đến với tên gọi khác là khoa học chính trị và có tên tiếng anh là Politology hay political science. Là ngành khoa học xã hội chuyên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị nhà nước. Nó cũng cung cấp các tiền đề về hoạt động chính trị, tư tưởng xã hội, hiến pháp và hành vi con người.
Chính trị học là gì? Chính trị học bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan. Một trong số đó có thể kể đến là chính trị xã hội, kinh tế chính trị, quan hệ quốc tế hay hành chính công. Hơn thế nữa, ngành còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội, luật học, triết học hay nhân chủng học.
Đặc biệt, lĩnh vực chính trị xã hội là một ngành khoa học vô cùng nổi bật hiện nay. Ngành chuyên giảng dạy các bộ môn liên quan đến hiến pháp, chính trị, lập pháp qua nhiều góc độ của con người. Đối với lĩnh vực quan hệ quốc tế, chính trị học chủ yếu xây dựng mối quan hệ giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Còn triết học thì quan tâm nhiều hơn đến tư tưởng và quan niệm về triết gia từ xưa đến nay.
Chính trị so sánh là khoa học so sánh và giảng dạy các loại hiến pháp khác nhau, các tác nhân chính trị, hiến pháp và các lĩnh vực liên quan. Trong đó, quan hệ quốc tế chủ yếu giải quyết vấn đề chính trị và quan hệ giữa các quốc gia. Hơn thế nữa, chính trị học đặc biệt quan tâm đến triết lý của các nhà tư tưởng và triết gia cổ điển ở các nước khác nhau.
Chính trị học là gì? Ngành chính trị học rất đa dạng ngành nghề theo học và có rất nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận. Phương thức tiếp cận có thể thông qua chủ nghĩa hành vi, chủ nghĩa hiện thực và nhiều cách khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số nguồn tài liệu để hiểu rõ hơn về ngành này. Có thể là các tài liệu lịch sử, bài báo học thuật hay các nghiên cứu, mô hình chính trị hiện có.
Đối tượng nghiên cứu của chính trị học
Đối tượng nghiên cứu của chính trị học là gì? Sau khi giải đáp được thắc mắc chính trị học là gì có thể bạn muốn biết thêm về đối tượng nghiên cứu của nó. Ngành chính trị học có đối tượng nghiên cứu riêng biệt và không trùng lặp với các ngành khác. Nó chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy luật của lĩnh vực chính trị và đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, nghiên cứu chính trị học là gì cũng tìm hiểu về cơ chế tác động và vận dụng các quy luật sao cho chính xác nhất. Nó xác định các mục tiêu chính trị cần thực hiện và hoàn thiện hơn trong tương lai nhằm giải quyết các tình trạng tiêu cực trong xã hội và đề xuất phương án khắc phục. Bản chất của khoa học chính trị là luôn tìm kiếm, thực thi các đề xuất mới để đạt được mục tiêu đề ra.
Giai cấp có ảnh hưởng đến “đối tượng nghiên cứu của chính trị học là gì” không? Mối quan hệ giữa các giai cấp cũng là đối tượng nghiên cứu của chính trị học. Nó bao gồm các lợi ích chính trị giai cấp theo đuổi, công cuộc đấu tranh và hợp tác giữa các giai cấp. Trong đó, quan hệ giữa các giai cấp được củng cố bằng hệ thống tổ chức quyền lực chính trị. Hệ thống chính trị gồm có Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội. Nhà nước pháp quyền có thể thực thi các quyền lực chính trị để xây dựng một cơ chế vững mạnh hơn.
>>> Xem thêm: Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương trung bình sau tốt nghiệp
Học gì khi chọn theo đuổi ngành chính trị học?
Khi học ngành chính trị học thì mỗi trường đại học hay cao đẳng sẽ có một chương trình đào tạo riêng biệt. Tuy nhiên, nó cũng có lộ trình đào tạo tương đối giống nhau về các môn học và kỹ năng chuyên môn. Vậy ngành chính trị học là gì và bạn học gì khi theo đuổi ngành này?
Nhìn chung, chính trị học sẽ vẫn phải học một số môn học bắt buộc như các khối ngành khác. Chẳng hạn như nguyên lý cơ bản Mác – Lenin, đường lối cách mạng Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin học, giáo dục thể chất hay ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, bạn còn phải học những môn học được đào tạo riêng cho ngành chính trị học. Nó sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền vững chắc về chính trị. Các môn học này được chia thành hai hình thức: bắt buộc và tự chọn.
Chính trị học là gì và đâu là những môn học chuyên ngành? Một trong số đó có thể kể đến như logic học, hiến pháp, chính sách công, kinh tế đối ngoại, thống kê và nhiều môn học. Đây là những môn học giúp bạn sau khi ra trường có một nền tảng kiến thức vững chắc để phục vụ cho công việc.
Ngành chính trị học thi khối nào?
Sau khi tìm hiểu ngành chính trị học là gì và học gì, hẳn các bạn độc giả, các bạn sĩ tử đang quan tâm đến khối thi vào ngành chính trị học. Đối với ngành chính trị học, các trường tuyển sinh ở nhiều khối thi cho thí sinh lựa chọn. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với thế mạnh của mình.
Một số khối thi tiêu biểu khi đăng ký ngành chính trị học, đó là:
- Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý
- Khối C03: Ngữ văn ,Toán, Lịch sử
- Khối C04: Toán, Địa lí và Ngữ văn
- Khối C14: Ngữ văn, GDCD và Toán
- Khối C19: Ngữ văn, GDCD và Lịch sử
- Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- Khối D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- Khối D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- Khối D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- Khối D15: Ngữ văn, Địa lý, Anh văn
- Khối D66: Ngữ văn, GDCD, Anh văn
Vậy ưu thế để chọn theo đuổi ngành chính trị học là gì? Nhìn chung, nếu bạn có điểm mạnh ở những môn xã hội và ngoại ngữ thì việc đăng ký thi ngành chính trị học sẽ dễ dàng hơn. Nó sẽ giúp bạn có đạt được điểm số cao và xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc trong tương lai.
TOP các trường tuyển sinh ngành chính trị học chất lượng
Bạn đang có ước mơ theo đuổi ngành chính trị học là gì nhưng không biết nên lựa chọn trường nào? Nếu đang băn khoăn thì hãy tham khảo ngay danh sách các trường đào tạo ngành chính trị học chất lượng nhất nước ta tại đây.
Tại khu vực miền Bắc, một trong số các trường đào tạo ngành chính trị học phải kể đến là:
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tại miền Nam, TOP các trường đại học chính trị uy tín không thể bỏ qua như:
- Đại học Thủ Dầu Một
- Học viện cán bộ TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Trà Vinh
Việc chọn cho mình một học viện chính trị phù hợp với khả năng không hề đơn giản, nhất là đối với các sĩ tử. Bạn cần phải nắm rõ quy trình đào tạo cũng như phương thức tuyển sinh. Đặc biệt, hầu hết các trường trên đều có những điểm mạnh riêng biệt trong việc đào tạo ngành chính trị học. Các trường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Chính trị học và xây dựng kỹ năng vững chắc cho sinh viên.
Ngành chính trị học tốt nghiệp ra làm gì?
Ngành chính trị học có cơ hội việc làm cao không? Chính trị học là một trong những ngành đặc thù và có cơ chế tuyển dụng rất khác so với các ngành khác. Đây là một ngành có triển vọng được nhiều người theo đuổi trong tương lai. Vậy ngành chính trị học ra trường làm gì?
Ngành chính trị học ra trường sẽ làm trong nhiều vị trí khác nhau, kể cả tư nhân và nhà nước. Vị trí phổ biến nhất có thể kể đến đó là làm công tác tư vấn. Công việc này đòi học bạn đưa ra những biện pháp chính trị thích hợp để hoạch định đường lối mới.
Bên cạnh vị trí tư vấn thì vị trí tiếp theo có thể kể đến là làm nghiên cứu viên tại các cơ quan chính trị, xã hội. Hay bạn cũng có thể làm phóng viên, biên tập viên tại các kênh chính trị, thời sự hay tại các đài truyền hình. Nếu bạn có trình độ và chuyên môn cao, bạn có thể làm giảng viên giảng dạy các bộ môn Chính trị học. Để biết thêm thông tin các công việc về ngành chính trị bạn có thể tham khảo thêm tại trang muaban.net nhé!
Tham khảo thêm các tin đăng về việc làm tại website Muaban.net dưới đây: |
Học ngành chính trị học ra làm việc ở đâu?
Hiện nay, ngành Chính trị học mở ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ khi mà nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao cũng như đa dạng sự lựa chọn cho các vị trí. Sau khi tốt nghiệp ngành Chính trị học, bạn có thể tham khảo làm ở các vị trí sau :
- Làm việc tại các cơ quan thuộc nhà nước, chính phủ với nhiệm vụ tham mưu, tư vấn liên quan đến các kế hoạch đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.
- Làm việc trong các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức về kinh tế – xã hội với nhiệm vụ tham mưu, tư vấn các kế hoạch, chính sách.
- Bạn cũng có thể làm công tác nghiên cứu chính trị tại các cơ quan lý luận chính trị.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trở thành các phóng viên, các biên tập viên thời sự làm việc trong các tòa soạn hay đài truyền hình,…
- Ngoài ra, bạn cũng có thể trở thành giảng viên và giảng dạy một số môn học liên quan đến ngành Chính trị học tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Những ai nên theo đuổi ngành chính trị học?
Giáo dục chính trị là một ngành đòi hỏi rất cao về chuyên môn và không phải cũng có thể theo đuổi. Chính trị học đòi hỏi người học phải thật sự nghiêm túc và dành nhiều thời gian đầu tư. Vì vậy, để xác định rõ mục tiêu và hiểu rõ về chính trị học là gì thì bạn cần phải có các tố chất như:
Chính trị học là ngành học đề cao việc học tập và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy muốn theo đuổi ngành này, bạn cần tuân thủ tốt các quy định của pháp luật. Đồng thời, bạn cũng cần tuân thủ thực hiện đúng Hiến pháp, tôn trọng và luôn giữ tinh thần dân tộc.
Một điều cần thiết nữa là bạn phải luôn có ý thức xây dựng đất nước phát triển và một cộng đồng lành mạnh. Sẵn sàng tham gia các hoạt động cộng đồng và thực tốt quy định của nhà nước.
Bên cạnh đó, đặc thù ngành chính trị đòi hỏi bạn phải luôn mang trong mình 4 yếu tố “Cần – kiệm – liêm – chính”. Nó sẽ giúp bạn học tập một cách nghiêm túc và có trách nhiệm với ngành nghề theo đuổi.
Yếu tố cần thiết để theo đuổi ngành chính trị học là gì và ai nên học ngành này? Để theo đuổi ngành chính trị học thì bạn cần có một bản lĩnh vững vàng, luôn bình tĩnh trong công việc. Nó giúp bạn nắm bắt vấn đề chính trị, xã hội một cách nhanh chóng và đưa ra giải pháp giải quyết tốt nhất.
Tóm lại, nếu bạn muốn theo đuổi ngành chính trị học thì bạn cần có đầy đủ các kỹ năng và tổ chất ở trên. Nó là cơ sở để bạn học tập một cách hiệu quả nhất và là công cụ hỗ trợ tìm kiếm cơ hội việc làm dễ dàng hơn trong tương lai.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi chính trị học là gì và những thông tin hữu ích xoay quanh ngành này. Thông qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Đặc biệt, nếu bạn đang muốn tìm một công việc phù hợp cho mình thì hãy nhanh tay truy cập trang muaban.net nhé! Chúng tôi đang có rất nhiều vị trí phù hợp đang chờ bạn ứng tuyển.
=> Tham khảo thêm:
- Nên học ngành gì vừa dễ xin việc mà lại lương cao
- TOP 7 ngành dễ xin việc nhất trong năm 2022