Chiến lược đẩy và kéo là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu ý nghĩa của hai loại chiến lược này? Chúng có đặc điểm gì, có gì khác nhau và việc triển khai nó như thế nào? Nếu chưa, hãy cũng Muaban.net tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Chiến lược đẩy là gì?
Chiến lược đẩy với thuật ngữ trong tiếng anh là Push Marketing Strategy được biết đến là chiến lược marketing nhằm tác động vào các trung gian để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ các sản phẩm của công ty, xí nghiệp.
Trên thực tế chiến lược đẩy bao gồm việc quảng cáo nhằm tăng sự nhận diện sản phẩm đến với khách hàng. Nhìn chung chi phí sử dụng trong chiến lược đẩy không lớn so với chiến lược kéo, chính vì vậy những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thể ứng dụng thực tiễn trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình.
Ưu và nhược điểm của chiến lược đẩy
Dù bất cứ chiến lược kinh doanh nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Doanh nghiệp cần biết rõ những thông tin liên quan đến chúng để có thể phát huy hết những ưu điểm và hạn chế đến mức tối đa nhược điểm của chiến lược.
Trước hết chiến lược đẩy sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh tốt hơn và đặc biệt là có thể chủ động điều chỉnh để thích nghi với những biến đổi dù là nhỏ nhất trong suốt quá trình kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí của mình trên thị trường nhờ vào chiến lược đẩy. Trên thực tế khi áp dụng chiến lược đẩy doanh nghiệp có thể theo dõi được tiến độ thực hiện và đo lường hiệu quả đạt được để có thể điều chỉnh đi đúng con đường đã vạch ra theo kế hoạch.
Trái lại, với sự phức tạp của các sản phẩm quốc tế hiện nay là một cản trở lớn đối với việc sử dụng công cụ bán hàng cá nhân – chiến lược đẩy thường được sử dụng trong hoạt động marketing quốc tế. Đặc biệt tại thị trường nước ngoài sự hiện diện và phủ sóng của mặt hàng doanh nghiệp chưa được phổ biến rộng rãi cũng như có độ phủ sóng cao.
Vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đã thay thế việc sử dụng công cụ bán hàng cá nhân bằng công cụ quảng cáo. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng gặp khó khăn về mật độ dài kênh phân phối và dễ chuyển sang chiến lược kéo thay vì chiến lược đẩy được đề ra theo kế hoạch.
Tham khảo tin đăng tuyển dụng việc làm Marketing tại Muaban.net: |
Chiến lược kéo là gì?
Chiến lược kéo được biết đến là chiến lược thường được các doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh thông qua các hoạt động quảng cáo trực tiếp hướng vào người tiêu dùng. Qua đó hướng tới việc đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm.
Trong đó chất lượng sản phẩm hợp lý với mức giá hấp dẫn cho khách hàng cùng với các dự án quảng cáo sản phẩm chính là điều kiện áp dụng chiến lược kéo. Chính vì vậy mà chi phí đầu tư vào chiến lược này thường khá cao và tất nhiên hiệu quả đạt được cũng lớn hơn so với khi áp dụng chiến lược đẩy.
Với đặc điểm trong chiến lược kéo thường nhận được sự quan tâm và áp dụng bởi các tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Trong đó sản xuất hàng tiêu dùng là lĩnh vực thường xuyên áp dụng chiến lược kéo trong hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm. Yêu cầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu loại hàng tiêu dùng là phải tiếp cận với các phân đoạn thị trường lớn.
>>>Tham khảo thêm: 5M là gì? Mô hình 5M trong quản lí doanh nghiệp
Ưu và nhược điểm của chiến lược kéo
Tương tự như chiến lược đẩy thì chiến lược kéo cũng sẽ có hai mặt đó là ưu điểm và hạn chế. Dưới đây là toàn bộ thông tin bạn có thể tham khảo để tìm ra hướng đi đúng khi áp dụng chiến lược này:
Việc áp dụng chiến lược kéo mang những ưu điểm vượt trội trong việc thu hút khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo được đầu tư công phu từ đó cung cấp một khối lượng lớn người tiêu dùng. Ngoài ra chiến lược kéo cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều trong thời đại số khi mà công nghệ, truyền hình phát triển vượt bậc như hiện nay.
Tuy nhiên, việc thực hiện những chương trình quảng cáo nhằm mang đến những hình ảnh lung linh nhất của sản phẩm đến với khách hàng sẽ khiến doanh nghiệp phải chi một khoản ngân sách lớn mà đây lại không phù hợp với hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số tại nước ta hiện nay.
>>>Tham khảo thêm: Hành vi người tiêu dùng là gì? Vai trò của việc nghiên cứu hành vi
So sánh giữa hai chiến lược
Ngay từ tên gọi bạn đã có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt của hai chiến lược thường được áp dụng trong lĩnh vực marketing. Vậy cụ thể giữa chúng khác và giống nhau ở điểm nào?
Quan niệm
Chiến lược đẩy (Push marketing strategy): Với tên gọi khác là Outbound Marketing. Cụ thể là hoạt động nhằm thúc đẩy – Marketing tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng về sản phẩm. Vậy nên, bạn cần phải tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của mình để họ có thể sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm.
Chiến lược kéo (Inbound Marketing): Ngược lại thì chiến lược kéo là các nỗ lực và quyết tâm Marketing của doanh nghiệp hướng tới việc làm khách hàng tiềm năng tự tìm đến sản phẩm khi họ quan tâm.
Chiến lược
Chiến lược đẩy: là việc đưa ra các đề nghị về sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng tiềm năng thông qua những hình thức quảng cáo trả tiền có thể kế đến như: quảng cáo in, quảng cáo truyền hình, các điểm phát thanh và thư trực tiếp.
Marketing kéo: Với mục tiêu hướng tới là giúp khách hàng tìm thấy bạn dễ dàng hơn. Do vậy vấn đề nhận thức và tăng khả năng hiển thị thương hiệu là chiến lược ưu tiên và quan trọng nhất trong marketing kéo. Vậy nên, những nội dung trực tuyến trên trang web cần được quan tâm và triển khi chỉn chu.
Kênh
Chiến lược đẩy: Các kênh chủ yếu của chiến lược đẩy thường dưới hình thức ngoại tuyến. Thông thường Push marketing strategy hướng khách hàng và khách hàng tiềm năng với một trang web chính thống hoặc một số điện thoại nhất định,… ngoài ra Email mời cũng là một kênh điển hình trong Marketing kéo nhằm thúc đẩy người phản hồi đến cửa hàng, trang web hoặc trang đích của doanh nghiệp bạn.
Chiến lược kéo: Thường được áp dụng rộng rãi trên web. Cụ thể các doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin, nội dung trực tuyến để đưa khách hàng đến trang đích. Từ đó thực hiện đăng ký, thực hiện biểu mẫu hoặc gọi điện thoại tới số trên đó để tăng sự thu hút của sản phẩm đối với khách hàng.
Ứng dụng
Chiến lược marketing đẩy và chiến lược marketing kéo cũng có những điểm khác biệt nhất định khi ứng dụng vào thực tiễn. Dưới đây là một vài ví dụ rõ nhất giúp bạn thấy được những khác biệt cụ thể đó.
Cụ thể đối với việc quảng cáo in ấn và SEO
- Với chiến lược đẩy: Doanh nghiệp phải chạy quảng cáo trên các tạp chí đồng thời cung cấp bản dùng thử miễn phí của sản phẩm cho khách hàng. Từ đó khiến các khách hàng tiềm năng có thể truy cập trang web hoặc gọi điện để đặt hàng.
- Chiến lược Kéo: Ở đây bạn cần tập trung nhiều hơn vào SEO (Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm). Ngoài ra các từ khóa trên trang web của bạn mà có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ cần được áp dụng hiệu quả và triệt để. Cuối cùng mục tiêu hướng tới là khiến người mua tìm thấy sản phẩm trên trang web và gọi cho bạn để đặt hàng.
Cụ thể đối với thư trực tiếp và mạng xã hội
- Chiến lược marketing đẩy: Doanh nghiệp sử dụng code, voucher và gửi qua thư (email) trực tiếp cho khách hàng. Sau đó khách hàng sẽ truy cập email, lấy mã code đó và liên hệ đến bạn để mua hàng.
- Chiến lược marketing kéo: Cũng sử dụng code, voucher nhưng doanh nghiệp sẽ đăng công khai trên các kênh bán hàng của mình. Sau đó khách hàng của bạn sẽ giới thiệu, chia sẻ mã đó cho một người bạn khác. Và người bạn kia đã sử dụng để mua hàng của bạn. Như vậy bạn đã mở rộng được thêm lượng khách hàng mới.
Tương tác
Chiến lược đẩy: Nếu thực hiện chiến lược đẩy hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhận được thư trực tiếp cho khách hàng. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp còn sử dụng dữ liệu khách hàng để tạo thông tin liên lạc cá nhân có thể để lại ấn tượng sâu sắc với họ.
Chiến lược Kéo: Thông thường sẽ có mức độ tham gia cao hơn vì khách hàng tiềm năng thể hiện sự quan tâm và thực hiện hành động một cách tự nguyện, mà không cần bạn thúc đẩy. Do đó có thể mang lại một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm của doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Chiến Lược Giá Hớt Váng Là Gì? Thời Điểm Nên Áp Dụng Chiến Lược Này
Khi nào nên sử dụng chiến lược kéo, chiến lược đẩy?
Tùy vào mục đích triển khai, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược kéo hoặc đẩy phù hợp để tiến hành.
Với chiến lược marketing đẩy, doanh nghiệp nên sử dụng khi muốn cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng chưa biết đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Phương pháp này rất cần thiết nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa DN với các nhóm khách hàng tiềm năng, khách hàng đã rời bỏ doanh nghiệp hay khách hàng hiện tại. Từ đó hiệu quả bán hàng cũng được gia tăng đáng kể.
Chiến lược đẩy rất phù hợp với các DN kinh doanh theo hình thức bán buôn. Các doanh nghiệp này thường có chi phí Marketing bỏ ra khá thấp. Tuy nhiên, khoản chi phí họ chi trả cho nhân lực và đại lý lại lớn hơn rất nhiều lần.
Trong khi đó, sử dụng chiến lược kéo sẽ phù hợp nhất với:
- Các lĩnh vực trong ngành bán lẻ
- Các dịch vụ cung cấp trực tiếp tới khách hàng
- Các công ty có quy mô vừa và nhỏ đến rất nhỏ, không có nhiều nguồn nhân lực và chi phí làm marketing
Doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược marketing này nếu muốn thu hút khách hàng, người tiêu dùng đang ở trong giai đoạn tìm hiểu hay nghiên cứu và tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ của DN..
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp vẫn có thể kết hợp cả hai chiến lược kéo và đẩy. Điều này giúp bổ trợ để gia tăng hiệu quả chiến dịch bán hàng và tiếp thị của doanh nghiệp một cách cao nhất.
Tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm Kinh doanh tại Muaban.net: |
Tại sao phải kết hợp cả hai chiến lược đẩy và kéo?
Như đã đề cập, doanh nghiệp có thể kết hợp cả 2 chiến lược đẩy và kéo.
Và nếu có đủ chi phí, doanh nghiệp nên kết hợp cả hai chiến lược này. Mỗi chiến lược sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mục đích marketing riêng một cách hiệu quả.
Chiến lược đẩy giúp thu hút người tiêu dùng chưa từng nghe nói về sản phẩm, dịch vụ hoặc công ty. Trong khi đó, chiến lược kéo sẽ thu hút người tiêu dùng trong giai đoạn nghiên cứu hoặc mua hàng hoặc đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc kết hợp cả hai sẽ giúp doanh nghiệp:
- Mở rộng thị trường
- Tăng lượng khách hàng tiềm năng hiệu quả
- Tăng sự hiện diện của sản phẩm
- Thúc đẩy tăng doanh số, nâng ngưỡng doanh thu cho doanh nghiệp
Ví dụ về chiến lược đẩy và kéo trong doanh nghiệp
- Chiến lược Marketing đẩy: Doanh nghiệp, công ty bạn gửi phiếu giảm giá 30% qua thư với ưu đãi và có thông báo giới hạn thời gian. Sau đó, khách hàng truy cập trực tuyến để mua và sử dụng mã phiếu mua hàng mà họ tìm thấy trên bưu thiếp. Hoặc họ có thể gọi cho bạn để mua. Như vậy, doanh nghiệp đã đưa ra đề nghị, ưu đãi cho họ. Đồng thời thúc đẩy khách hàng mua hàng của doanh nghiệp.
- Chiến lược Marketing Kéo: Doanh nghiệp, công ty bạn đăng một (mã) phiếu giảm giá 30% trên trang Facebook của bạn. Sau đó, một trong những khách hàng của bạn chia sẻ với người bạn cả họ. Và người bạn đó tải xuống điện thoại, rồi truy cập trang web của bạn để mua hàng. Như vậy, doanh nghiệp đã thành công trong việc phủ sóng và mở rộng thêm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình.
Kết luận
Như vậy, ở bài viết lần này, bạn đọc đã được tìm hiểu về 2 chiến lược đẩy và kéo trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả và nhanh chóng mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
Ngoài ra nếu có nhu cầu tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ, đồ điện tử…. Bạn có thể tham khảo thêm tại kênh thông tin Muaban.net. Chúc bạn tìm được những thông tin phù hợp với nhu cầu của mình.
>>>Xem thêm bài viết:
- Khái Niệm 4C Trong Marketing? Sự Kết Hợp Giữa 4C Và 4P
- 7p trong marketing là gì? Mô hình của 7p trong marketing
- Dòng sản phẩm là gì? Chiến lược định giá dòng sản phẩm là gì?