Cây tùng la hán là một loại cây vô cùng nổi tiếng trong giới yêu cây cảnh. Nếu ngày xưa cây chỉ được trồng trong các gia tộc có địa vị và của cải thì giờ đây ai ai cũng có thể sở hữu cây trong nhà. Vậy loại cây này là gì? Có ý nghĩa gì và ta cần chăm sóc ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Cẩm Nang Mua Bán.
Giới thiệu về cây tùng la hán (Vạn niên tùng)
Cây tùng la hán hay còn được gọi với tên khác là cây vạn niên tùng. Một số vùng miền còn gọi là sam đất, sam la. Đây là một loại cây thân gỗ lâu năm có tuổi thọ khá cao, có thể lên đến vài trăm năm tuổi.

Cây tùng la hán thuộc họ thông tre, có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Trung Quốc và Nhật Bản. Cây được nhân giống và mang đi trồng tại nhiều nơi như Nam Á, Ấn Độ. Tại Việt Nam, cây tùng la hán thường được trồng ở các gia đình giàu có. Bởi giá tùng la hán rất đắt. Tuy nhiên, hiện nay nhờ công nghệ nhân giống phát triển mà giá bán cây tùng đã rẻ hơn khá nhiều và phổ biến hơn.
Đặc điểm của cây
Cây tùng la hán có đặc điểm khá đặc trưng:
- Hình dáng: thân cây tùng la hán nhìn rất khỏe khoắn, rắn chắc và bền bỉ với lớp vỏ xù xì. Cây có lá xanh mướt quanh năm, với các tán lá dày và xếp thành nhiều tầng nhìn rất đẹp.
- Lá cây: có dạng hình kim, quanh năm xanh tốt và dài từ 5-7cm tùy theo độ tuổi cũng như môi trường sinh trưởng của cây. Lá cây tùng mọc khá thưa, lúc non có màu xanh nhạt và đậm dần theo thời gian.

- Hoa: có màu trắng, hoa đực là hoa hình trụ dài mọc lẻ loi ở đầu cành. Còn hoa cải sẽ có lá bắc và lá noãn dính vào nhau.
- Quả: có nhiều mắt nhọn và lởm chởm, quả có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu nâu khi về già.
Tham khảo ngay tin đăng mua, bán nhà đất chung cư gia tốt, uy tín tại đây
Ý nghĩa cây tùng la hán trong phong thủy
Người đời xem Tùng – Trúc – Cúc – Mai là bộ tứ cây đứng đầu. Trong đó cây tùng đại diện cho những biểu tượng và ý nghĩa tốt đẹp. Cây có dáng đứng hiên ngang nên được so sánh với những phẩm chất tốt đẹp của bậc quân tử.
Bên cạnh đó đặc tính xanh tốt khắp 4 mùa đại diện cho sức mạnh, sự may mắn, tài lộc sức sống. Ngoài ra một phẩm chất đẹp không thể bỏ qua đó là cây vô cùng dẻo dai, cứng cáp dù đương đầu với bão tố. Tạo nên ý chí kiên cường và hiên ngang cho gia chủ. Đặc biệt quả có hình dáng la hán trong chùa nên có tính tâm linh rất cao.
Cây tùng la hán hợp với tuổi nào, mệnh gì?
Cây tùng la hán thuộc họ thân gỗ. Do đó, cây sẽ hợp với mệnh Thủy vì thủy là nước mà nước sẽ giúp cho gỗ ngày càng phát triển hơn. Chính vì vậy, nếu bạn là người mang mệnh Thủy thì việc trồng cây tùng la hán trong nhà sẽ giúp mang lại nhiều sự may mắn và thành đạt.
Ngoài ra, cây tùng la hán cũng sẽ hợp với các tuổi như: Bính Tý, Quý Tỵ, Đinh Sửu, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Giáp Dần,… Nói chung những tuổi có mệnh thủy đều sẽ hợp với cây tùng la hán.
Tác dụng của cây tùng la hán
Cây tùng la hán có rất nhiều công dụng khác nhau. Trong đời sống, cây tùng la hán có tác dụng che mát, trang trí. Và giúp cho bầu không khí và môi trường xung quanh trở nên trong lành hơn.

Ngoài ra, cây tùng còn có tác dụng xua đuổi tà khí, trừ ma quỷ, hút gió độc. Loài cây này được ví như một lá bùa hộ mệnh bảo vệ gia đình và xua đuổi cái xấu. Mang lại yên ấm, may mắn, sung túc và bình an cho gia đình.
>>> Có thể bạn quan tâm: 16 cây phong thủy trước nhà nên trồng giúp thu hút tài lộc
Các dáng cây tùng la hán thường gặp
Cây tùng la hán thường được chia làm 4 dáng cơ bản:
- Tùng la hán dáng trực
Cây Tùng La Hán có dáng trực là dáng tùng phổ biến nhất trong tự nhiên. Dáng tùng này cũng được nhắc đến nhiều nhất trong nghệ thuật tạo dáng cây cảnh. Cây Tùng dáng trực mọc thẳng đứng, thân cây không đổi hướng phát triển, thuôn dần từ gốc đến ngọn. Cây Tùng La Hán dáng trực có 2 loại chính là: trực quân tử và trực lắc.

- Cây Tùng La Hán dáng xiêu
Cây cảnh dáng xiêu là cây mà trục của thân sẽ hơi nghiêng so với phương nằm ngang. Xét về mặt thẩm mỹ, cây cảnh có dáng xiêu rất dịu dàng, duyên dáng và mềm mại thể hiện hình tượng của người phụ nữ.

- Cây Tùng La Hán dáng hoành
Trục của tùng la hán dáng hoành nằm ngang so với mặt chậu. Từ xưa, dáng tùng la hán này chỉ xuất hiện ở những gia đình giàu có, quý tộc. Nhưng hiện nay, cây tùng này đã xuất hiện khá phổ biến bởi những ý nghĩa phong thủy mà nó đem lại cho gia chủ.

- Cây Tùng La Hán dáng huyền
Tùng La Hán dáng huyền hay còn được gọi là Tùng La Hán dáng thác đổ. Trong tự nhiên, cây Tùng la hán dáng huyền mọc ở chủ yếu ở khu vực sườn, núi đá dốc cheo leo. Sự khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu đã tạo nên một dáng cây tùng đặc trưng.

Cách trồng cây tùng la hán
Tùng la hán có thể được trồng với 3 cách: gieo hạt, chiết cành và tách bụi. Để có hiệu quả nhân giống và thời gian trồng nhanh thì chiết cành là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Vì vậy mà sau đây ta sẽ tìm hiểu phương pháp chiết cành:
Bước 1: Chọn cành
Để chiết được cây tốt thì trước hết ta phải chọn cành tốt. Cành tùng la hán phải tươi tốt, mạnh khỏe và tràn đầy sinh lực. Cành không được có sâu bệnh hay dị dạng cũng như phải đầy đủ vỏ, lá. Bên cạnh đó thì cành cần có đủ lá và mắt chồi, khi ấy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian trồng và tăng khả năng sống cho cây con.
>>> Tham khảo thêm: Những loại cây không nên trồng trong nhà để tránh rước họa vào thân
Bước 2: Khoanh vỏ
Khoanh vỏ là bước mà ta sẽ bỏ đi một phần lớp vỏ của cành cần chiết. Vỏ cây có hệ thống dẫn nước, dinh dưỡng để nuôi cành. Vì thế khi tiến hành cần làm cực kỳ cẩn thận để không làm xước vỏ cây. Để có kết quả tốt nhất thì hãy sử dụng các thiết bị chuyên dụng để quá trình thực hiện dễ dàng và an toàn hơn.
Bước 3: Làm bầu đất
Bầu đất sẽ được trộn lẫn từ đất bùn với mùn cưa, trấu, … để thành hỗn hợp bầu đất. Phần bầu cần được bọc bằng túi nilon đã đục lỗ để thoát nước vào phần cành đã được khoanh vỏ.
Để có được kết quả chiết cành tốt nhất thì phần đất trong bầu phải có độ ẩm vừa phải. Bầu quá khô hay quá ẩm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cành. Quá khô sẽ không đủ nước và độ ẩm, quá ướt dễ khiến cành bị thối.
Bước 4: Tách cây con
Khi thực hiện các bước trên sau một thời gian thì cành sẽ tạo rễ con. Lưu ý cành phải còn xanh tốt, đẹp và không có dấu hiệu gì xảy ra. Khi này ta hoàn toàn có thể cưa hoặc đem cắt cả phần bầu rễ để đem trồng xuống đất hoặc chậu thành cây con.
Cách chăm sóc cây tùng la hán
Vì tùng la hán là loại cây có sức sống mãnh liệt, khỏe và thích nghi tốt với các điều kiện môi trường khác nhau. Vậy nên ta không cần phải tốn quá nhiều công sức để chăm sóc. Tuy nói là vậy nên để cây có được một vóc dáng đẹp, khả năng phát triển tốt thì bạn nên chăm sóc cây theo những điểm chú ý sau đây.
Môi trường đất tốt
Dù là cây gì đi nữa thì đất trồng luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Đất sẽ quyết định phần lớn khả năng sinh trưởng của cây, từ đó giúp cây phát triển tốt. Bạn nên chọn các loại đất vườn hoặc đất thịt giàu dinh dưỡng. Độ PH trung bình sẽ vô cùng phù hợp với cây tùng la hán.
Bên cạnh đó thì trộn đất như đất làm bầu nêu trên cũng là một lựa chọn không tồi. Bạn cũng nên quan sát đất thường xuyên và bổ sung phân NPK để cây phát triển tốt. Thỉnh thoảng làm tơi xốp rất rất quan trọng để tránh cây bị úng gây thối rễ.
>>> Xem thêm: Bí quyết xây hồ cá đẹp ngoài trời dành riêng cho cá koi
Tưới nước vừa đủ cho cây
Là loại cây lá kim nên tùng la hán không hề ưa nước. Bạn chỉ nên tưới một lượng vừa đủ để đất có độ ẩm phù hợp. Nếu quá nhiều nước sẽ gây úng và dễ chết cây. Tốt nhất bạn nên sử dụng phương pháp phun sương để vừa cung cấp đủ nước vừa làm sạch lá.
Với những cây có kích thước lớn trồng tại vườn hoặc sân nhà, người trồng có thể dùng vòi phun nước để tưới gốc cây. Lưu ý với mỗi lần tưới một lượng nhỏ và chia nhiều lần trong ngày để đảm bảo độ ẩm vừa phải cho đất trồng.

Ánh sáng cần thiết để cây phát triển ổn định
Cây tùng la hán phát triển rất tốt dù trong điều kiện ngoài trời hay trong bóng râm. Thế nhưng bạn nên tránh để cây sống dưới những môi trường quá nắng hoặc quá tối. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.
Bạn nên đặt cây gần cửa sổ, ban công để cây có đủ ánh sáng nhưng không quá gắt. Tuy nhiên nếu bạn trồng cây trong vườn nhà, khi không linh động được thì sao? Bạn yên tâm vì loại cây này chịu nắng khá tốt.
Cây tùng la hán mini là gì?
Tùng la hán mini đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường. Về cơ bản thì loại cây này chả khác gì so với tùng la hán thông thường. Tuy nhiên kích thước của cây khá nhỏ, chiều cao chỉ từ 10 – 50cm. Vì đặc điểm ấy mà cây rất được yêu thích trong giới bonsai.
Tùng la hán mini vẫn giữ được những yếu tố cần thiết của một cây tùng lớn. Vậy nên cây bonsai loại này cực kỳ đẹp và có thể tạo rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Có thể nói với một người chơi bonsai giỏi thì loài cây này phù hợp để tạo bất kì kiểu dáng nào mà người chơi mong muốn.

Giá bán cây tùng la hán là bao nhiêu?
Giá tùng la hán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Câu cổ thụ có giá dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng, có những cây lên đến hàng tỷ hoặc chục tỷ. Bên cạnh đó với cây mini thì thường chỉ có giá vài chục đến vài trăm nghìn. Cây mini thì chỉ những loại bonsai dáng đẹp mới có giá cao.
Tuổi thọ, độ lớn, dáng, xuất xứ của cây ảnh hưởng rất nhiều đến giá bán. Cây càng lớn, càng lâu năm, góc càng to và dáng đẹp thì giá sẽ càng cao. Đặc biệt cây xuất xứ từ Nhật thường hiếm và đẹp hơn cây từ Trung Quốc vì thế mà giá cũng cao hơn. Bạn cũng nên chọn một nhà vườn tốt để có mức giá phù hợp nhất.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin liên quan đến cây tùng la hán mà Muaban.net muốn chia sẻ đến bạn. Cây tùng la hán là loài cây không chỉ đẹp, khỏe mạnh, dễ trồng mà còn có ý nghĩa. Vì thế mà giá cây khá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên cây khá dễ trồng, chăm sóc và cả kể chiết cành. Nếu bạn là một người yêu cây cảnh, bonsai thì đây thật sự là lựa chọn phù hợp cho bạn.
>>> Tham khảo thêm:
- Cây trúc mây hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa trong phong thủy
- Ý nghĩa trong phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây ngọc bích
- Top 14 cây hợp mệnh mộc mang lại tài lộc nhất trong phong thủy
– Content Writer: Lan Anh –
Tùng la hán hay còn được gọi với cái tên “Vạn niên tùng” có tên khoa học là Podocarpus macrophyllus. Loại cây này thuộc họ thông tre và có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc.
Cây tùng đại diện cho những biểu tượng và ý nghĩa tốt đẹp. Cây có dáng đứng hiên ngang nên được so sánh với những phẩm chất tốt đẹp của bậc quân tử.
Về cơ bản thì loại cây mini chả khác gì so với tùng la hán thông thường. Tuy nhiên kích thước của cây khá nhỏ, chiều cao chỉ từ 10 – 50cm.
Giá tùng la hán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Câu cổ thụ có giá dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng, có những cây lên đến hàng tỷ hoặc chục tỷ. Bên cạnh đó với cây mini thì thường chỉ có giá vài chục đến vài trăm nghìn. Cây mini thì chỉ những loại bonsai dáng đẹp mới có giá cao.