Cây trúc nhật thường được lựa chọn để trưng bày và trang trí tại các văn phòng làm việc , sân vườn hay thậm chí là trong nhà mang lại ý nghĩa tích cực trong phong thủy. Hôm nay, Mua Bán mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết này để biết được cách trồng và một số lưu ý khi chăm sóc loài cây này nhé!
I. Nguồn gốc của cây trúc nhật
Cây trúc nhật có tên tiếng anh là Deacaena surculosa Lindl, nguồn gốc cây trúc nhật chủ yếu xuất phát từ châu Phi, một số quốc gia tại khu vực nhiệt đới Trung Mỹ và miền nam châu Á. Loại cây này được xếp vào danh sách là thực vật thuộc họ nhà tre, mọc theo dạng thành bụi và có rất nhiều tên gọi khác nhau như là Trúc Đốm, Phất Dụ, Trúc Thiết Quan Âm, cây Trúc Nhật Vàng hoặc cây trúc cảnh.
Loại cây này được xem là một giống cây ngoại nhập vào Việt Nam và may mắn là có thể thích nghi được với khí hậu nhiệt đới gió mùa của đất nước ta. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm của cây trúc nhật nhé! Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
>>>Xem thêm: Ý nghĩa của cây phát tài đỏ khi trồng trong nhà mà bạn chưa biết
II. Đặc điểm của cây trúc nhật như thế nào?
Ở phần này, ta sẽ khám phá về các đặc điểm như hình thái và sinh thái của cây trúc nhật.
1. Về hình thái
- Rễ: cây sở hữu bộ rễ chùm
- Thân: Cây có thân dạng tre nên mảnh khảnh, ít có cành nhánh, mọc thành bụi cao từ 0.5 mét đến tối đa là hơn 2 mét.
- Lá: Có dạng hình thoi và thuôn dài, đặc biệt nhọn ở hai đầu. Rất giống với lá tre nhưng bóng loáng và mềm mại hơn. Thông thường màu sắc của lá là màu xanh thẫm (trừ Phất Dụ sẽ có lá hơi đốm vàng và hơi có sọc)
- Hoa: Khi sắp nở, nhụy hoa sẽ tỏa ra mùi hương để thu hút côn trùng đến thụ phấn cho hoa. Giai đoạn nở hoa thì thành cụm dài có màu trắng vô cùng đẹp mắt trông như một chiếc lồng đèn thu nhỏ . Khi tàn thì cơ chế sinh học của hoa sẽ tiết ra một chất dịch ngọt và đây là nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật như kiến, ong, ruồi,…
2. Về sinh thái
- Cây rất ít khi bị sâu bệnh, mỗi ngày cần tưới nước định kỳ từ 1 – 2 lần
- Trồng cây trúc nhật có thể bằng biện pháp tách cây mẹ hoặc giâm cành. Có thể trồng trên sân thượng, bồn cảnh hoặc thủy canh. Do cây thích nghi trong bóng râm nên bạn cần phải cân nhắc trong việc lựu chọn thười gian phơi nắng cho cây (thường thì từ 7 giờ đến 9 giờ sáng)
- Tuổi thọ của cây được xếp vào loại khá cao (có thể từ 7 đến 10 năm trở lên)
III. Lợi ích khi trồng cây trúc nhật
Khi bạn trồng loại cây này trong nhà của mình thì sẽ giúp cho tổng thể của ngôi nhà được nâng tầm hơn, sang trọng hơn. Song song đó thì chức năng chính của cây trúc nhật đó chính là một “cái máy điều hòa” tự nhiên để thanh lọc không khí giúp bạn có thể mát mẻ hơn, nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
IV. Ý nghĩa về phong thủy của cây trúc nhật
Ý nghĩa cây trúc nhật về phương diện phong thủy đó chính là loại bỏ các luồng khí độc, trừ tà. Bên cạnh đó thì loài cây này còn mang một ý nghĩa khác đó là đát trời thường xuân tức nghĩa là ám chỉ sự chúc phúc tốt lành, mang lại nhiều vận khí – may mắn cho người sở hữu.
Với thân hình vô cùng mảnh khảnh, cao ráo của cây trúc nhật thì nhiều người tin rằng loại cây này đại diện cho sự bất khuất, ngoan cường, ngay thẳng, bản lĩnh nhưng lại không kém phần mềm mại, uyển chuyển của một người quân tử.
Theo các chuyên gia phong thủy đã nhận xét rằng đối với người tuổi Mẹo (Mão) thì cây trúc nhật sẽ là bùa hộ mệnh mang lại những điều may mắn cho họ. Người tuổi này cần phải đặt cây trúc nhật trong nhà sẽ giúp gia chủ về đường tài vận phất lên như “diều gặp gió”, cơ hội đầu tư – kinh doanh sinh lời nhiều vô số kể, gia đình hạnh phúc và hạn chế tốt đa những điều xui xẻo, không được tốt lành.
>>>Xem thêm: Có nên trồng hoa dẻ trước nhà hay không? Ý nghĩa phong thủy của cây hoa dẻ
V. Cây trúc nhật hợp mệnh gì?
Nói tới đây thì có thể bạn đọc sẽ tiếp tục thắc mắc đó là cây trúc nhật hợp mệnh gì trong ngũ hành? Mua Bán xin tiết lộ với bạn đó là người mệnh Mộc sẽ phù hợp nhất đối với loài cây này vì màu xanh lá của Trúc Nhật sẽ hòa hợp được với người được cung mệnh Mộc chiếu mệnh.
Khi trồng cây trúc nhật hay còn có một tên khác nữa là cây trúc mây thì sẽ giúp người mệnh Mộc thu hút được nhiều vận khí giúp ích rất nhiều cho đường tiền tài, tình duyên, thuận lợi nhiều phương diện trong cuộc sống.
Một điều cần lưu ý nữa đó là nên trồng cây trúc nhật tại các hướng Đông, Nam hoặc Đông Nam. Chính vì điều này có thể giúp gia chủ trong việc làm ăn, buôn bán, đầu tư sẽ trở nên thuận lợi và hanh thông.
>>>Xem thêm: Những Sự Thật Thú Vị Về Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Hoa Lưu Ly
VI. Hướng dân cách trồng và chăm sóc cây trúc nhật
Dưới đây là các hướng dẫn vô cùng chi tiết về cách trồng và chăm sóc cho cây trúc nhật sao cho hiệu quả nhất. Bạn đọc cần đọc kỹ và sau đó có thể quyết định có nên trồng cây trúc nhật hay không.
1. Hướng dẫn cách trồng cây trúc nhật tại nhà
Có 2 cách trồng cây trúc nhật được mọi người tin dùng đó chính là tách từ cây chính (cây mẹ) hoặc sử dụng biện pháp giâm cành. Mua Bán sẽ chia sẻ chi tiết 2 cách này cho quý bạn đọc. Mời bạn tiếp tục theo dõi nhé!
Đối với trường hợp tách từ bụi cây mẹ:
Phương pháp này thì bạn sẽ trải qua vỏn vẹn 4 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị sẵn đất trồng cây có mức độ dinh dưỡng cao hoặc một chậu nước thủy canh (tùy vào hình thức mà bạn chọn để trồng cây trúc nhật là đất hay trong nước)
- Bước 2: Chọn lựa cây mẹ khỏe mạnh và kiểm tra, xác định bụi mà mình muốn tách
- Bước 3: Đào bụi cây mẹ, loại bỏ đất và tách rời cây con
- Bước 4: Lấy cây con cắm vào đất hoặc chậu nước đã chuẩn bị trước
Đối với đất trồng thì khoảng sau 2 tuần thì hãy bắt đầu bón phân chứ đừng nên bón phân ngay vì khi tách thì bộ rễ của cây còn khá yếu nên chưa thể hấp thụ nhiều. Còn đối với trường hợp trồng trong chậu nước thì cần phải bổ sung dung dịch thủy canh để cây có chất dinh dưỡng.
Đối với trường hợp giâm cành:
Phương pháp này khó hơn rất nhiều và đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thân, chi li qua 8 bước dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị một bầu đất (bao gồm có đất, xơ dừa và trấu được trộn với tỷ lệ cố định là 1:1:1)
- Bước 2: Lựa chọn cành bánh tẻ, vừa phải (không quá non hoặc quá già)
- Bước 3: Cắt một phần cành có tầm từ 4 – 5 chiếc lá. Sau đó loại bỏ hết phần đất rồi để cành “nghỉ” ở nơi thoáng mát
- Bước 4: Ngâm cành vào dung dịch kích thích việc mọc rễ
- Bước 5: Cắm cành cây trúc nhật vào hỗn hợp bầu đất ở bước 1 và đem đặt ở nơi thoáng khí
- Bước 6: Tưới một lượng nước tương đối để làm ẩm phần bầu đất
- Bước 7: Đợi khoảng 1 tháng để cây cứng cáp hơn rồi sẽ bỏ cành giâm ra khỏi bầu đất để trồng ra chậu
- Bước 8: Vun thêm đất cho cây và tưới lượng nước cho ẩm đất cũng như cho cây hấp thụ, phát triển
>>>Xem thêm: Trồng Cây Lộc Vừng Trước Nhà Có Giúp Gia Chủ Thu Hút Tài Lộc Không?
2. Cách chăm sóc cây trúc nhật
Thời gian tốt nhất để chăm sóc cây đó là từ 7 giờ cho đến 9 giờ sáng (đưa cây ra khu vực có ánh sáng để quang hợp) và 15 giờ đến 17 giờ chiều (tưới tiêu hoặc cắt tỉa cây). Thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 chiều thì không nên để cây trúc nhật dưới ánh sáng mặt trời vì sẽ làm cây mau héo và dẫn đến chết .
Về vấn đề tưới tiêu thì thời gian lý tưởng để cung cấp nước cho cây đó chính là từ 15 giờ đến 17 giờ chiều. Liều lượng tưới cũng được quy định đó là đối với cây dưới 1m2 thì tưới một ca nước (dung tích 1 L) còn cây cao trên 1m2 thì tưới 2 ca để đảm bảo cấp ẩm cho đất và sự hấp thụ của cây trúc nhật.
Phân bón cũng là một điều kiện cần để cây có thể phát triển một cách tối đa. Bạn có thể bón phân hữu cơ định kỳ khoảng 1 tháng/lần sẽ giúp cây trúc nhật hấp thụ và phát triển các bộ phận như thân cây sẽ chắc hơn, lá cây xanh mướt, bộ rễ sẽ dài ra.
Lưu ý về khoảng thời gian bón phân hữu cơ thường nên cách nhau từ 2 – 3 tuần để đảm bảo được mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cây. Vì nếu bón phân không hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến cây như vàng lá, dễ bị rụng, lá xuất hiện những mảng nâu (gọi tắt là cháy lá).
Nếu phát hiện cây có hiện tượng lá bị vàng, héo, úa thì cần phải xử lý ngay lập tức đó là chuyển cây vào bóng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, tránh gió mạnh thổi qua, xơi đất thưa ra để không khí có thể luồng vào rễ cây trúc nhật, cung cấp thêm một chút nước vừa đủ độ ẩm cho cây.
Tham khảo thêm các kiên thức phong thủy thú vị về cây cảnh tại website Muaban.net dưới đây:
3. Những điều cần lưu ý khi trồng cây trúc nhật tại nhà
Bên cạnh đó thì khi trồng cây trúc nhật tại nhà thì bạn cần phải để ý một số chi tiết như là:
- Cần phải có những cây cọc để chống hoặc khung sườn cố định vào phần thân khi cây trúc nhật đã phát triển (trường hợp cao từ 1m8 trở lên) để tránh việc cây bị gãy đổ
- Bên cạnh việc trồng cây trong đất thì bạn có thể trải nghiệm một cách trồng thú vị hơn đó là trồng trúc nhật theo dạng thủy canh và thay nước định kỳ từ 2 – 3 tuần/lần
- Một điều vô cùng quan trọng đó chính là chỉ nên tưới cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối để cây dễ dàng hấp thụ tối đa. Tránh việc tưới cây vào lúc trưa nắng cao vì sẽ làm cây bị sốc nhiệt dẫn đến héo và chết.
>>>Xem thêm: Những Điều Thú Vị Mà Bạn Chưa Biết Về Ý Nghĩa Hoa Anh Đào
Lời kết
Bài viết đã chia sẻ một cách khá đầy đủ cho bạn đọc về chủ đề cây trúc nhật là cây gì và các thông tin liên quan về loài cây này. Hy vọng bạn đã bỏ túi thêm cho mình được một kiến thức mới vô cùng bổ ích. Đừng quên theo dõi trang Muaban.net để có thể cập nhật thêm những bài viết mới với vô vàng nội dung hấp dẫn về các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống như kiến thức xe, luật nhà đất, phong thủy, chia sẻ kinh nghiệm,… được đăng tải mỗi ngày nhé!
>>>Tham khảo ngay:
- Hoa bách hợp: Tất tần tật thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa, cách trồng
- Người tuổi Tuất hợp cây gì? Gợi ý cây phong thủy cho người tuổi Tuất mang lại may mắn
- Cỏ 4 lá có đem lại may mắn? Ý nghĩa cỏ 4 lá trong phong thủy và tình yêu